Câu hỏi “bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không” luôn là vấn đề đau đáu của “người trong cuộc”. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng vận động cơ thể mà còn gây ra nhiều phiền toái trong chuyện “phòng the”. Để rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng như thế nào đến “chuyện ấy”?
Theo các nghiên cứu, dây thần kinh kiểm soát chức năng tình dục nằm tại cột sống xương cùng. Do đó, thoát vị đĩa đệm hầu như không ảnh hưởng chức năng tình dục. Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng bị thoát vị đĩa đệm thì có thể làm gián đoạn “chuyện yêu”. Lý do là bởi:
- Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức, tê buốt ở sống lưng, chân hoặc tay. Điều này khiến người bệnh khó thực hiện đúng tư thế và khó duy trì lâu thời gian quan hệ.
- Bệnh gây tác động tâm lý. Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, nghĩ rằng những cơn đau có thể phá tan bầu không khí hạnh phúc trong “cuộc yêu”. Từ đó làm giảm ham muốn tình dục.
>> Đừng bỏ lỡ:
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Xem ngay để biết!
2. Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
Như trên đã đề cập dù bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng tới “cuộc yêu” nhưng người bệnh hoàn toàn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để “chuyện chăn gối” thực sự có chất lượng và không gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, người bệnh cần lưu ý tới tư thế, cường độ, số lần quan hệ.
Đối với những trường hợp bệnh diễn biến nặng, người bệnh đang phải gánh chịu những cơn đau nhức dữ dội thì không nên quan hệ. Người bệnh nên đợi tới khi bệnh thuyên giảm mới có thể tính đến “chuyện ấy”.
Lưu ý: Nếu trong quá trình quan hệ tình dục xuất hiện những cơn đau cần phải dừng lại ngay lập tức tránh khiến lệch đĩa đệm nặng hơn.
3. Lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi quan hệ tình dục
3.1. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Điều quan trọng nhất đối với người bệnh là phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Càng sớm trị dứt điểm bệnh thì chuyện quan hệ tình dục càng nhanh trở lại bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xin ý kiến của bác sĩ về vấn đề quan hệ tình dục.
3.2. Tìm kiếm sự hợp tác từ bạn đời
Cơn đau có thể ập tới bất kỳ lúc nào khi “yêu”. Điều này có thể khiến người bệnh ngại ngùng. Do đó, để giữ tâm lý tốt cho đối phương, hai bên hãy nói chuyện thẳng thắn nhằm giải quyết sự căng thẳng hay hiểu lầm có thể phát sinh khi làm “chuyện ấy”.
Bên cạnh đó, sự hợp tác của bạn đời sẽ giúp cả hai tìm được tư thế và thời điểm phù hợp quan hệ để nâng cao chất lượng “cuộc yêu”.
3.3. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm đau
- Để giúp đem lại sự thư giãn, giảm bớt cơn đau khi quan hệ tình dục, người bệnh có thể tắm nước ấm, chườm nóng vào vị trí đau.
- Massage trước “cuộc yêu” cũng làm tăng hưng phấn và giảm đau nhức. Người bệnh có thể nhờ bạn đời thực hiện các động tác xóa bóp nhẹ nhàng.
- Trong “cuộc yêu”, người bệnh có thể sử dụng gối kê dưới lưng để hỗ trợ giữ thẳng cột sống. Bạn cũng nên nằm trên đệm cứng thay vì mềm để giữ được dáng cong tự nhiên của cột sống.
3.4. Gợi ý các tư thế quan hệ cho người bị thoát vị đĩa đệm
Nhìn chung, người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh các tư thế làm tăng áp lực cho cột sống, những tư thế khó. Người bệnh cũng cần tránh thay đổi tư thế quan hệ đột ngột và tư thế đòi hỏi dùng lực quá mạnh. Tùy từng đối tượng sẽ có tư thế quan hệ phù hợp riêng, người bệnh có thể tham khảo các tư thế dưới đây.
3.4.1. Tư thế quan hệ cho nam giới bị thoát vị đĩa đệm
- Quan hệ từ phía sau (tư thế doggy): Đây là tư thế tốt nhất dành cho nam giới. Điều này sẽ giúp người bệnh có thể chủ động kiểm soát được những áp lực có thể gây ra cho cột sống.
- Tư thế truyền thống: cũng được khuyến khích.
3.4.2. Tư thế quan hệ cho nữ giới bị thoát vị đĩa đệm
Tư thế yêu được khuyến khích dành cho chị em phụ nữ là:
- Tư thế truyền thống: giúp phần cột sống của chị em ít phải hoạt động
- Nằm nghiêng: tư thế này giúp giảm áp lực gây ra cho đốt sống, tránh những cơn đau phá hỏng cảm giác “yêu”.
- Nằm sấp: người bệnh có thể đặt một chiếc gối dưới ngực để giảm áp lực.
3.4.3. Tư thế quan hệ trong trường hợp cả hai vợ chồng đều bị bệnh
- Tư thế truyền thống: Đối với trường hợp mà cả vợ và chồng đều bị bệnh thì nên quan hệ theo tư thể truyền thống là tốt nhất.
- Tư thế đối mặt: Ở tư thế này, người vợ sẽ ngồi ở mép giường hoặc ghế, mở rộng hai chân còn chồng sẽ quỳ đối diện. Thực hiện tư thế này sẽ giúp người chồng ít phải di chuyển lưng và vợ không phải ưỡn lưng nhiều.
Ngoài ra, cả hai người cần phải có những trao đổi qua với nhau để có một tư thế phù hợp nhất mà không gây ra những cơn đau.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh cũng như phương pháp điều trị, bạn vui lòng liên hệ hotline 0865.344.349 hoặc chat trực tiếp để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.