Táo nhân là gì? Có tác dụng gì đối với điều trị mất ngủ?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Táo nhân là gì? Có tác dụng gì đối với điều trị mất ngủ?

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    27/01/24

    Táo nhân là vị dược liệu phổ biến, xuất hiện trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về tác dụng của nó với sức khỏe, đặc biệt là đối với tình trạng mất ngủ. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về vị thuốc này trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (20 bình chọn)

    1. Táo nhân là gì?

    Táo nhân tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk. Nó còn có tên gọi khác là toan táo nhân, toan táo hạch, sơn táo nhân, điều thụy sam quân, dương táo nhân. Đây là phần thu được khi đập vỡ hạt già của quả táo ta và phơi khô hoặc sấy khô.

    táo nhân

    2. Phân bố và đặc điểm tự nhiên

    Nhiều người sẽ thắc mắc về cây táo nhân có thể tìm thấy ở đâu. Như trên đã đề cập, thực chất táo nhân thu được từ cây táo ta. Loại cây này được trồng ở một số địa phương ở nước ta để lấy quả.

    Đây là loại cây nhỏ, có gai, cành thõng, lá bầu dục, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc thành hình xim ở kẽ lá. Quả táo ta có vỏ ngoài nhẵn, màu xanh vàng, vị ngọt. Hạt của quả táo ra cứng, xù xì.

    Phân bố và đặc điểm tự nhiên cây táo ta

    Cây táo ta được trồng ở một số địa phương ở nước ta để lấy quả

    3. Thu hái và sơ chế

    Để thu được dược liệu này người ta thường thu hoạch quả táo ta vào tháng 2, tháng 3. Quả được bỏ thịt để lấy hạt và thu nhân bên trong. Nhân này sẽ được phơi hoặc sấy thành táo nhân.

    Vị thuốc táo nhân có thể để dùng trực tiếp hoặc đem sao ở nhiệt độ cao cho tới khi chuyển màu đen. Táo nhân sao đen hay toan táo nhân sao đen được gọi là hắc táo nhân. Việc sao đen có tác dụng giảm chất độc có trong dược liệu. Do đó, nếu dùng dược liệu dạng sống phải dùng với liều thấp.

    4. Thành phần

    Trong vị dược liệu này có chứa một số chất như:

    • Vitamin C
    • Betulin
    • Betulin acid
    • Beta sitosterol
    • Saponin
    • Flavon C-glycosid

    5. Công dụng đối với sức khỏe

    Vậy táo nhân có tác dụng gì? Y học hiện đại cho rằng các tác dụng có thể kể đến như:

    • Giảm đau
    • Hạ nhiệt
    • Hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim
    • Giảm tình trạng chóng mặt
    • An thần, dễ đi vào giấc ngủ

    Theo y học cổ truyền, táo nhân có vị ngọt, tính bình, tác động vào kinh tâm, can, đởm và tỳ. Do đó nó có tác dụng trị huyết hư, ra mồ hôi trộm, an thần, trị mất ngủ, suy nhược cơ thể, bổ huyết.

    Công dụng của táo nhân đối với sức khỏe

    Táo nhân có công dụng hạ huyết áp

    6. Táo nhân trị mất ngủ

    Rối loạn giấc ngủ là một trong những tình trạng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nó không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà còn gặp phải ở những người trẻ tuổi.

    Việc sử dụng táo nhân chữa mất ngủ là một trong những biện pháp khá lành tính, chống tình trạng nhờn thuốc và đem lại hiệu quả nhất định. Vị dược liệu này giúp kích hoạt khả năng bảo vệ thần kinh, chống lại sự căng thẳng, tăng biểu hiện của các yếu tố dinh dưỡng thần kinh. Nó có thể xoa dịu thần kinh và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn.

    Ngoài ra, táo nhân cũng giúp giải quyết các vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ như: ăn uống kém, mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm.

    >>Xem thêm: Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

    7. Bài thuốc từ táo nhân hỗ trợ an thần, trị mất ngủ

    Có một số cách dùng táo nhân giúp an thần, chữa mất ngủ. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thảo dược khác. Dưới đây là một số cách dùng như sắc thuốc, dùng như trà hay dùng làm món ăn.

    7.1. Dùng đơn độc táo nhân

    Bài thuốc này giúp cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không sâu, hay mê. Cơ thể suy nhược, hay đổ mồ hôi, bồn chồn, hồi hộp, đánh trống ngực.

    Lấy 15g toan táo nhân sao thơm hãm với nước sôi trong bình kín. Uống thay trà. Có thể thêm một chút đường trắng để dễ uống.

    7.2. Táo nhân và phục thần

    Bài thuốc này trị chứng mất ngủ do tâm khí bất túc, tim đập nhanh, hồi hộp, suy giảm trí nhớ.

    Thành phần: Táo nhân, Phục thần: mỗi loại 100g

    Cách thực hiện: Tán vụn nguyên liệu rồi trộn đều. Mỗi ngày lấy 10 – 15g hỗn hợp cho vào túi vải rồi đem hãm với nước sôi. Uống thay trà.

    Bài thuốc từ táo nhân hỗ trợ an thần

    7.3. Táo nhân và bạch truật

    Bài thuốc này trị chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ mê, người mệt mỏi, hồi hộp, ăn không ngon.

    Thành phần: Toan táo nhân, bạch truật: Mỗi loại 10g

    Cách thực hiện: Sắc uống trong ngày.

    7.4. Bài thuốc số 4

    Người mắc tình trạng này ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, hoa mắt, chóng mặt, hay quên.

    Thành phần: Ngũ vị tử, kỷ tử, toan táo nhân: lượng bằng nhau.

    Cách thực hiện: Sây khô, tán vụn nguyên liệu rồi trộn đều. Mỗi ngày lấy 6g hãm với nước sôi. Uống thay trà.

    bài thuốc từ táo nhân

    7.5. Bài thuốc số 5

    Bài thuốc này dùng cho trường hợp mất ngủ đi kèm đau lưng, mỏi gối, nóng gan bàn chân và lòng bàn tay, miệng khô, dễ nổi nóng…

    Thành phần:

    • Sinh địa 15g
    • Tri mẫu 12g
    • Táo nhân, bạch thược, a giao: mỗi loại 8g
    • Hoàng liên, thiên môn đông, mạch môn đông, bá tử nhân: mỗi loại 6g
    • Nhục quế 3g

    Cách thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày.

    7.6. Bài thuốc số 6

    Trị mất ngủ kèm khó chịu vùng thượng vị, đau nhức hai bên sườn, đắng miệng.

    Thành phần:

    • Liên tử 20g
    • Hương phụ 12g
    • Chi tử, hạt liên thảo: mỗi loại 10g
    • Toan táo nhân sao đen, trần bì, hạt củ cải: mỗi loại 8g
    • Cam thảo 6g

    Cách thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày.

    7.7. Bài thuốc số 7 trị mất ngủ

    Thành phần:

    • Toan táo nhân sao đen 6g
    • Phục linh 5g
    • Tri mẫu 4g
    • Xuyên khung 3g
    • Cam thảo 2g

    Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu với 600ml nước tới khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp. Chia nước thu được làm 3 phần, uống trong ngày.

    7.8. Nhị đông táo nhân chúc

    Dùng cho người mấy ngủ, đánh trống ngực, tim đập nhanh.

    Thành phần:

    • Mạch môn đông, thiên môn đông, táo nhân: mỗi loại 10g
    • Gạo nếp 10g

    Cách thực hiện: 3 dược liệu sắc lấy nước. Thêm gạo vào nước thuốc để nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho thêm đường. Ăn lúc còn nóng.

    7.9. Viên nhục táo nhân thang

    Bài thuốc này dùng cho người bị mất ngủ, đau đầu.

    Thành phần:

    • Táo nhân 15g
    • Long nhãn 12g

    Cách thực hiện: Đun cách thủy ăn hàng ngày.

    Viên nhục táo nhân thang

    8. Đối tượng không nên dử dụng

    Một số đối tượng không phù hợp để sử dụng táo nhân bởi những thành phần trong loại dược liệu này có thể ảnh hưởng xấu tới thể trạng của người bệnh. Đó là người có thực tà, uất hỏa, tiêu chảy, người bị cảm lạnh, nhiều đàm, mộng tinh

    Đối tượng không nên dùng táo nhân

    Người bị cảm lạnh không nên sử dụng

    9. Tác dụng phụ

    Táo nhân nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc, mất tri giác, hôn mê. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ gặp phải tình trạng này sau khi dùng táo nhân hãy đưa người bệnh tới ngay các cơ sở y tế.

    10. Táo nhân mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Bạn có thể mua dược liệu này ở các cơ sở, địa chỉ bán thuốc đông y đã được cấp phép. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng sản xuất, đóng gói để người dùng tiện sử dụng. Điều quan trọng là bạn cần tìm được địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn.

    Tùy từng địa chỉ, thời điểm mà giá của táo nhân cũng có sự thay đổi. Giá tham khảo là từ 450.000 – 800.000 đồng/kg.

    11. Một số lưu ý

    Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

    • Để biết chắc chắn bản thân có phù hợp để sử dụng loại dược liệu này hay không; sử dụng độc lập hay kết hợp cùng vị khác; dùng với liều lượng bao nhiêu hãy tới các cơ sở khám chữa bệnh đông y để được chẩn bệnh và bốc thuốc. Bạn không nên tự ý sử dụng vì có thể lợi bất cập hại.
    • Không sử dụng táo nhân đồng thời với phòng kỷ.
    • Cần phân biệt táo nhân với hạt quả cây keo (có nơi gọi là nam toan táo nhân) vì 2 loại này gần giống nhau. Hạt keo có tác dụng trị giun.
    • Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và thông báo với bác sĩ.

    Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình ở người già – Bệnh dễ mắc nhưng không thể bỏ qua 06/04/24
      Theo thống kê từ viện Tai Mũi Họng Trung ương, ở Việt Nam, tỷ lệ người già mắc rối loạn…
      Ngủ máy lạnh bị nhức đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục 03/05/24
      Ngủ máy lạnh bị nhức đầu không phải là tình trạng hiếm gặp, khiến nhiều người “dị ứng” với thiết…
      [REVIEW] Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron có tốt không? 29/05/24
      Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình…
      Đẳng sâm – vị thuốc quý được ví như “nhân sâm” của người nghèo 16/10/19
      Đẳng sâm (Đảng sâm) là vị thuốc quý được ví như Nhân sâm, có giá thành bình dân nhưng lại…
      Xem thêm