Tôi bị suy thận độ 2, đến nay cũng khoảng 3 năm. Bác sĩ dặn dò cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống. Xin hỏi suy thận có ăn được trứng không? Nếu được thì nên ăn mấy quả một tuần? Tôi xin cảm ơn!
1. Suy thận có ăn được trứng không?
Theo các chuyên gia thận niệu, đối với những người mắc bệnh thận, chế độ ăn uống là vấn đề rất quan trọng. Những thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe nói chung.
Việc sử dụng những thực phẩm có lợi có thể sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngược lại, những loại đồ ăn thức uống không phù hợp có thể tác động tiêu cực đến các bệnh lý có sẵn. Vì vậy, cần có những hiểu biết nhất định thực phẩm nào nên và không nên ăn.
Suy thận có ăn được trứng gà không? Trứng gà, nhất là trứng con so (trứng đẻ lứa đầu) là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Trong thành phần của trứng gà có chứa các vitamin A, D, E, B1, B6, B12… Bên cạnh đó là các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, magie…
Trứng gà không chứa tinh bột nhưng lại cung cấp nguồn năng lượng dồi dào (71 calo). Đặc biệt, protein trong trứng rất dễ tiêu hóa. Vì thế, người suy thận nên sử dụng trứng trong thực đơn của mình.
Ngoài ra, có người cũng băn khoăn suy thận có ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là nên hạn chế. Bởi trứng vịt lộn là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và khó tiêu. Khi ăn sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và thận.
Suy thận là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị
2. TOP 7 cách chế biến trứng tốt cho người suy thận
Có nhiều cách chế biến trứng. Tuy nhiên, với người suy thận thì việc kết hợp trứng với một vài nguyên liệu khác sẽ giúp tăng công dụng, tốt hơn cho người bệnh. Dưới đây là gợi ý một số cách chế biến:
2.1 Trứng gà luộc
Trứng gà luộc là món ăn dễ thực hiện, lại dễ tiêu hóa. Vì vậy, người bị suy thận nên bổ sung món ăn này vào thực đơn. Nên ăn trứng gà luộc vào bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Thực hiện món ăn như sau:
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trứng gà ta: 1-2 quả
- Nước lọc
– Thực hiện như sau:
- Trứng gà rửa sạch vỏ, cho vào nồi kích thước phù hợp rồi đổ ngập nước
- Bắc lên bếp đun sôi, hạ nhỏ lửa đun thêm khoảng 3-4 phút.
- Trứng gà luộc có thể bóc ăn khi còn ấm nóng hoặc trộn cùng salat rau quả.
2.2 Trứng sốt cà chua
Trứng sốt cà chua có thể sử dụng như một món ăn mặn cùng với cơm. Người suy giảm chức năng thận dùng món này cũng rất tốt. Tuy nhiên, nên tiết giảm lượng mắm muối để không gây hại cho thận. Món ăn này nên ăn nóng để thêm phần ngon miệng.
– Chuẩn bị nguyên liệu
- Trứng gà tươi: 2 quả
- Cà chua: 1-2 quả
- Gia vị: hành khô, hạt nêm…
– Hướng dẫn thực hiện:
- Đập trứng vào tô sao cho không bị dính.
- Thêm chút gia vị rồi đánh đều trứng
- Cà chua thái lát mỏng, xào mềm cùng hành khô
- Cho trứng vào cùng cà chua rồi đảo đến khi trứng chín
- Thêm hành hoa rồi múc ra đĩa, ăn nóng
2.3 Canh trứng cà chua tốt cho người bệnh thận
Người suy thận có nên ăn trứng không? Mỗi tuần bạn nên ăn vài bữa trứng. Có thể đổi món thành canh trứng cũng rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Canh trứng thích hợp để dùng hơn trong mùa đông vì chúng sẽ ngon hơn khi ăn nóng.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trứng gà: 2 quả
- Thịt băm: 50g (có thể có hoặc không)
- Cà chua: 1-2 quả
- Hành lá, rau mùi
- Nước lọc: 400ml
– Hướng dẫn thực hiện:
- Cà chua thái lát, phi hành thơm rồi xào mềm
- Cho nước vào, đun sôi
- Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn rồi đổ từ từ vào nồi canh cà chua, khuấy nhẹ tay.
- Cho rau mùi, hành lá thái nhỏ vào rồi bắt ra
2.4 Trứng đúc thịt
Để bổ sung thêm lượng đạm, có thể thêm thịt vào món trứng. Cách chế biến món ăn này khá cầu kỳ. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao và rất thơm ngon. Những người suy thận có thể tham khảo để thêm vào thực đơn của mình.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trứng gà: 2 quả
- Thịt nạc xay: 100g
- Hành lá, gia vị
– Hướng dẫn thực hiện:
- Trứng gà đập vào bát, cho thêm thịt, hành hoa thái nhỏ và gia vị vừa ăn, đảo đều.
- Hấp cách thủy khoảng 20-30 phút
- Dùng tăm chọc 1 lỗ xuống đáy bát, nếu không thấy trứng lỏng chảy trên là món ăn đã chín.
>> Tìm hiểu thêm: Suy thận nên ăn gì kiêng gì? Top 15 thực phẩm nổi bật
2.5 Trứng xào mướp đắng
Mướp đắng là loại rau quả có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Vì thế, người chức năng thận suy giảm nên dùng loại quả này. Mướp đắng xào trứng cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người suy thận.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 quả trứng
- 2 quả mướp đắng
- Gia vị: mắm, muối, mì chính…
– Hướng dẫn cách làm:
- Mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng
- Trứng đánh vào bát
- Phi hành thơm, xào mướp cho tới khi chín, nêm gia vị rồi cho trứng vào đảo đều tay.
- Trứng chín thì trút ra đĩa.
2.6 Người suy thận nên ăn trứng rán lá lốt
Một trong những món ăn từ trứng tốt cho người suy thận là trứng rán lá lốt. Do có đặc tính kháng viêm cao, giảm tích nước, lá lốt thường được dùng trong các bài thuốc cho người suy thận có triệu chứng phù thũng.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trứng gà: 2 quả
- Lá lốt: 1 nắm
- Gia vị
– Hướng dẫn thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, thái chỉ
- Trộn đều trứng với lá lốt và gia vị
- Đun nóng 1 lượng nhỏ dầu ăn trên chảo rồi cho trứng vào dàn đều, lật mặt cho đến khi chín.
2.7 Trứng rán ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc dân gian phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Ngoài ra, ngải cứu còn đi vào can, tỳ, thận. Vì vậy, những người thận yếu có thể sử dụng loại thảo dược này. Kết hợp thêm trứng vào món ăn giúp bổ sung lượng protein cho cơ thể.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trứng gà: 2 quả
- Ngải cứu
- Gia vị
- Lá chuối tươi
– Hướng dẫn thực hiện:
- Ngải cứu nhặt phần non, rửa sạch rồi thái nhỏ
- Trộn đều trứng với ngải cứu, nêm gia vị
- Rán trứng trên chảo có lót là chuối tươi, không có lá chuối thì dùng dầu ăn chiên lên.
3. Lưu ý khi sử dụng trứng gà cho người suy thận
Suy thận có ăn được trứng không, câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cần lưu ý vài điểm như sau:
- Chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol. Ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
- Nên ăn trứng vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Tránh ăn vào buổi tối, trước khi đi ngủ bởi có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Những người bị suy thận do sỏi thận không nên ăn lòng trắng trứng.
- Nên lựa chọn trứng gà ta bởi chúng giàu dinh dưỡng hơn so với các loại trứng khác.
- Trứng nên được ăn nóng, không bảo quản qua đêm bởi ăn vào có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi suy thận có ăn được trứng không và những cách chế biến trứng tốt nhất cho người bệnh thận. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thường xuyên luyện tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, khám sức khỏe thường xuyên…
>> XEM THÊM:
- TPBVSK hỗ trợ bổ thận – Khám phá ngay
- Đau lưng do thận yếu – Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện
- Rụng tóc có phải là dấu hiệu thận yếu không? Làm sao để có mái tóc đẹp?
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.