Tôi đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng thấy có cục máu nâu đen, to khoảng hơn một đốt ngón tay. Tôi đã theo dõi mấy tháng nay thì thường thấy máu kinh màu nâu đen ngày đầu sau đó thì có màu đỏ sẫm, những ngày cuối còn một ít máu màu nâu. Trường hợp này của tôi có gọi là rong kinh ra máu đen hay không, tình trạng này có nguy hiểm không và liên quan đến bệnh lý gì? Xin chuyên gia giải đáp.
Chào bạn,
Màu sắc của máu kinh đôi khi chỉ là hiện tượng bình thường, tùy thuộc vào thời gian máu kinh tiếp xúc với oxy trong không khí. Hiện tượng này giống với việc khi bạn bị chảy máu, sau khi băng bó lại đến hôm sau kiểm tra, các vết máu đã khô lại sẽ chuyển sang màu nâu đen. Phần lớn lượng nước trong máu sẽ bay hơi khiến màu máu trở nên đậm hơn. Tương tự như vậy, hiện tượng kinh nguyệt có màu đen cũng là do quá trình oxy hóa trong không khí mà hình thành. Nếu máu kinh kéo dài trong nhiều ngày với lượng nhiều, đi kèm các hiện tượng như đau quặn bụng dưới, màu sắc máu kinh bất thường, bạn có thể bị rong kinh kéo dài.
Tuy nhiên như mô tả của bạn thì chưa rõ có phải bị rong kinh hay không. Để hiểu rõ hơn về tình trạng rong kinh ra máu đen, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Vì sao bị rong kinh ra máu đen?
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều khiến chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên. Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, thường gặp ở nhiều đối tượng như phụ nữ tiền mãn kinh, trẻ trong thời gian dậy thì hoặc phụ nữ sau sinh nở nội tiết tố chưa ổn định.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể thải mô và máu từ tử cung qua âm đạo. Dịch này có thể thay đổi từ màu đỏ tươi đến nâu sẫm và đen. Máu lưu lại trong tử cung quá lâu sẽ phản ứng với oxy, tạo thành phản ứng oxy hóa dẫn đến qua thời gian kinh nguyệt có màu đen. Màu sắc máu kinh đen là dấu hiệu của máu cũ hoặc máu mất nhiều thời gian để ra khỏi tử cung và đã bị oxy hóa.
Kinh nguyệt màu đen thường xuất hiện vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh.
Tuy nhiên, máu kinh có màu đen đôi khi cũng cho thấy sự tắc nghẽn bên trong âm đạo. Nếu gặp phải các triệu chứng đi kèm này bạn nên lưu ý:
- Dịch tiết có mùi hôi
- Sốt trên 38 độ kéo dài
- Tiểu buốt, khó tiểu
- Sưng, ngứa đau bên trong hoặc xung quanh âm đạo
Những trường hợp này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm vùng chậu, sảy thai, chảy máu hậu sản…
Rong kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Rong kinh ra máu đen có nguy hiểm không?
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, rong kinh ra máu đen không quá nguy hiểm nếu nguyên nhân là do máu trong tử cung mất nhiều thời gian để được đào thải ra ngoài. Trong trường hợp này âm đạo đang tự làm sạch, không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu rong kinh kéo dài kèm theo cục máu đen hoặc đau nhức vùng kín, bạn cần chú ý quan sát và thăm khám.
Các bệnh lý, tình trạng có thể liên quan đến tình trạng rong kinh ra máu đen như:
Tình trạng | Triệu chứng |
Mắc dị vật trong tử cung (bao cao su, dụng cụ tránh thai, đồ chơi tình dục) | Gây nhiễm trùng âm đạọ, tiết dịch có mùi hôi, ngứa, khó chịu xung quanh âm đạo, sốt, khó tiểu. |
Viêm vùng chậu, nhiễm trùng qua đường tình dục | Máu kinh có màu đen có nghĩa là tình trạng viêm đã xảy ra gây chảy máu. Xuất hiện chảy máu âm đạo, có thể trong hoặc sau khi quan hệ, dịch âm đạo có mùi hôi, tiểu buốt, đau vùng xương chậu, rong kinh, chảy máu giữa chu kỳ. |
Sảy thai | Phôi thai ngừng phát triển và bị đào thải ra ngoài. Có người sẽ cảm thấy hành kinh ra cục thịt do sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung. |
Sản dịch | Tình trạng sản dịch ra nhiều sau khi sinh em bé, từ ngày thứ 4 trở đi sản dịch có thể chuyển từ màu đỏ sang nâu, thậm chí có màu đen nếu sản dịch bị lưu trong tử cung lâu. |
Rối loạn nội tiết tố | Nội tiết tố không ổn định gây rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh kéo dài khiến máu trong tử cung bị dồn ứ. |
3. Cách chữa kinh nguyệt màu đen vón cục
Kinh nguyệt có màu đen có thể là một phần trong chu kỳ kinh của bạn và không cần điều trị. Khi hành kinh ra nhiều kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau hoặc có mùi hôi bạn nên chủ động thăm khám.
Cách điều trị tình trạng rong kinh ra máu đen sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân:
- Trường hợp mắc dị vật trong âm đạo, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật loại bỏ
- Các bệnh nhiễm trùng đường âm đạo thường chỉ định dùng kháng sinh giảm sưng viêm và vệ sinh vùng kín
- Sảy thai nếu thai còn nhỏ tự tiêu và bị đẩy ra ngoài có thể không cần can thiệp nhưng khi thai lớn các bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật nong và nạo thai.
- Kinh nguyệt bị tồn đọng do bất thường ở cấu trúc tử cung có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh
- Trong trường hợp hiếm rong kinh ra máu đen do ung thư cổ tử cung có thể xử lý bằng biện pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Bên cạnh đó, để ổn định kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt chị em có thể tham khảo một số mẹo sau:
3.1. Cân bằng lại hệ nội tiết tố
Trường hợp kinh nguyệt không ổn định thường bị rong kinh, có máu màu đen xuất hiện nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố nữ để xem mình có gặp vấn đề gì không.
Nếu bị mất cân bằng nội tiết tố cần bổ sung các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bị thiếu hụt nội tiết tố Estrogen có thể bổ sung bằng cách:
- Liệu pháp thay thế hormone Estrogen hoặc Estrogen kết hợp Progestin
- Thuốc Estrogen dạng uống
- Kem bôi da có chứa Estrogen
- Vòng đặt âm đạo có chứa nội tiết tố
- Các loại thực phẩm bổ sung Estrogen thực vật (Phytoestrogen) như mầm đậu nành, hạt lanh, ngũ cốc, các loại hạt đậu, rau lá xanh…
- Tăng Estrogen tự nhiên bằng cách bổ sung vitamin nhóm B, D, DHEA, kiểm soát căng thẳng
Lưu ý: Không phải trường hợp nào cũng cần bổ sung nội tiết tố để điều trị rong kinh. Chị em cần thăm khám cụ thể.
3.2. Bổ sung sắt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Trường hợp chị em bị rong kinh kéo dài, các cục máu đông bị ứ trệ trong tử cung không được đẩy ra ngoài dễ gây đau tức bụng dưới. Nếu bị mất máu quá nhiều, người cảm thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt, hay bị chóng mặt, có thể chị em đang bị thiếu sắt.
Có thể bổ sung sắt ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do rong kinh kéo dài bằng các thực phẩm như:
- Gan động vật
- Các loại thịt đỏ
- Các loại cá
- Nấm mộc nhĩ
- Hạt mè
- Hạt diêm mạch
- Hải sản
- Các loại ngũ cốc
- Cải bó xôi
- Trứng
- Sô cô la đen
- Bông cải xanh
- Khoai tây
- Các loại rau củ khác
- Trái cây…
3.3. Tránh quan hệ trong những ngày “đèn đỏ”
Trong thời gian hành kinh, việc quan hệ tình dục có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo như nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo do vi khuẩn. Không chỉ chị em phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng âm đạo mà nam giới khi quan hệ thời gian này cũng có nguy cơ cao bị viêm túi tinh (đầu dương vật bị viêm).
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), ước tính có hơn 20 triệu ca lây nhiễm qua đường tình dục mới mỗi năm. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm:
- Chlamydia
- Mụn cóc sinh dục
- Da liễu
- Viêm gan B
- Mụn rộp sinh học
- HIV
- HPV (virus gây u nhú ở tử cung)
- Giang mai
- Trichomonas
- Ghẻ
Do đó, chị em nên tránh quan hệ trong thời gian này. Nếu quan hệ nên sử dụng các biện pháp an toàn và vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ.
3.4. Giữ tinh thần thoải mái
Chị em trong thời gian bị rong kinh ra máu đen nên giữ tinh thần thoải mái. Nghiên cứu chỉ ra, căng thẳng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến trục nội tiết trong cơ thể là trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận.
Chúng có thể tác động đến độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Đối với những chị em bị rong kinh ra máu đen trong nhiều ngày, thời gian “hành kinh” có thể lâu hơn, thậm chí màu sắc máu kinh có thể thay đổi.
4. Lưu ý khi bị rong kinh ra máu đen
Cũng theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, kinh nguyệt có màu đen hay rong kinh ra máu đen cần được theo dõi, đặc biệt khi đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài trong nhiều ngày chị em có thể đặt lịch thăm khám.
Bên cạnh đó, nếu đi kèm các triệu chứng dưới đây chị em cũng nên lưu ý để được điều trị kịp thời:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thay đổi đáng kể về độ dài chu kỳ giữa các tháng
- Chu kỳ ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày
- Tắt kinh trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn
- Ra máu trong chu kỳ kinh đi kèm các cơn đau dữ dội
- Trải qua thời kỳ mãn kinh và thấy kinh nguyệt có lại
Trên đây là một số thông tin về rong kinh ra máu đen chị em có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn hướng dẫn.
- Bị rong kinh cả tháng có sao không? Nguy hiểm khó lường chị em cẩn trọng
- 15 mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà chị em không thể bỏ qua
- Tìm hiểu thêm về Đau rát sưng vùng kín
- Hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhờ Hồi xuân Tâm Bình
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Sự thay đổi màu sắc máu khi hành kinh
https://www.healthline.com/health/vaginal-discharge-color-guide - Hiện tượng máu kinh có màu đen
https://www.healthline.com/health/womens-health/black-discharge - Tìm hiểu về tình trạng rong kinh
https://nchmd.org/health-library/articles/con-20305552/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.