Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng không hiếm gặp ở các bé gái tuổi mới lớn. Tình trạng này có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và các khắc phục ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
1. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Đối với các bé gái, tuổi dậy thì sẽ bắt đầu từ khoảng 9 đến 14 tuổi. Một số trường hợp có thể sớm hoặc muộn hơn một vài năm. Trong thời kỳ này, quá trình thay đổi để cơ thể trở nên hoàn thiện của nữ giới sẽ diễn ra. Tuổi dậy thì sẽ kéo dài khoảng 2-5 năm, trung bình là 4 năm.
Ở độ tuổi từ 12-14, kỳ kinh đầu tiên của bé gái sẽ xuất hiện. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể sẽ diễn ra thường xuyên với những biểu hiện cụ thể như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không (trễ kinh), rong kinh
- Có kinh 2 lần trong 1 tháng ở tuổi dậy thì
- Lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường
- Kinh nguyệt màu nâu đen ở tuổi dậy thì
- Chưa có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì…
2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt thất thường ở nữ giới tuổi mới lớn. Trong đó các nguyên nhân sau đây được coi là quan trọng nhất:
2.1 Nội tiết tố chưa ổn định
Một trong những yếu tố quyết định sự ổn định của kinh nguyệt nữ giới là nội tiết tố nữ estrogen. Thời kỳ dậy thì, cơ thể bạn gái đang trong giai đoạn phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Lúc này, cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng chưa thể phát huy đầy đủ vai trò sản xuất nội tiết tố.
Nội tiết tố chưa ổn định khiến trứng không rụng, rụng muộn hoặc sớm hơn bình thường. Từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái bị rối loạn.
2.2 Tâm lý bị xáo trộn
Giai đoạn dậy thì là lúc các bạn gái có sự thay đổi, xáo trộn mạnh mẽ về tâm – sinh lý. Những yếu tố xung quanh như bạn bè, thầy cô, các mối quan hệ tuổi mới lớn… có thể tác động sâu sắc đến cảm xúc của các em, gây ra sự “nhiễu loạn”.
Bên cạnh đó, việc học hành, thi cử căng thẳng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến tâm lý của các bé gái. Nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì một phần do bị tác động bởi yếu tố này.
2.3 Do chế độ ăn uống
Các cô bé tuổi dậy thì hầu hết đều chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe. Việc thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn lề đường có thể tác động tiêu cực đến cơ thể.
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ có thói quen ăn ít để giảm cân khiến lượng dưỡng chất không đủ cung cấp trong quá trình dậy thì. Ngược lại, tình trạng béo phì cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng bị ảnh hưởng.
2.4 Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì do bệnh lý
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, bạn gái mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo cũng có thể là lý do gây rong kinh, bế kinh, chậm kinh… Ở tuổi dậy thì, khi các bạn gái chưa có kinh nghiệm trong việc vệ sinh vùng kín thì tình trạng trên hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc biệt, hội chứng buồng trứng đa nang khiến buồng trứng không thể sản xuất ra hormone Estrogen, gây thiếu hụt nội tiết tố. Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng mức độ nghiêm trọng khá cao. Các em cần được thăm khám y khoa sớm.
3. Kinh nguyệt thất thường ở tuổi dậy thì có sao không?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể sẽ gây hoang mang, lo lắng cho các thiếu nữ và các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này có thực sự có đáng lo ngại và có gây ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng sinh sản của nữ giới sau này không?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, trong độ tuổi chuyển tiếp từ một “cô bé” thành “phụ nữ”, có rất nhiều vấn đề các bé gái gặp phải; trong đó có rối loạn kinh nguyệt.
Chu kỳ của các em thường không xuất hiện đúng ngày, quá ngắn hoặc quá dài, rong kinh, trễ kinh lên đến vài tháng, một tháng có đến vài kỳ kinh… Đây là hiện tượng sinh lý bình thường; nguyên nhân chủ yếu do nội tiết tố chưa ổn định. Ở độ tuổi này, rất nhiều sự thay đổi đang diễn ra bên trong khiến cơ thể bị xáo trộn.
Đa số các trường hợp kinh nguyệt thất thường ở tuổi dậy thì đều không đáng lo ngại. Sự rối loạn này sẽ dần được cải thiện và ổn định sau vài năm.
4. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở các bạn gái tuổi mới lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài cho đến quá tuổi dậy thì, lúc đó bạn gái cần được thăm khám y khoa. Ngoài ra, nếu gặp các hiện tượng sau đây, các em cũng cần đến gặp bác sĩ:
- Lượng máu kinh ra rất ít, đôi khi chỉ là những vệt màu nâu hoặc đỏ.
- Chu kỳ kinh nguyệt cách nhau quá xa (trên 40 ngày)
- Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn, 1 tháng có kinh tới 2-3 lần
- Lượng máu kinh ra quá nhiều
- Đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt kèm các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, ngất xỉu…
- Máu kinh vón cục lớn, màu đen hoặc thâm…
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất.
- Nên bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, chất đạm… Bởi đây là giai đoạn nữ giới cần nhiều dinh dưỡng để cơ thể phát triển hoàn thiện.
- Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, thức uống nhiều đường…
- Kiểm soát tốt cân nặng nhưng không kiêng khem quá mức. Tuyệt đối không giảm cân, ép cân bằng cách nhịn ăn.
- Bí quyết giúp tăng cường nội tiết tố, khắc phục rối loạn kinh nguyệt
- Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
- Rong kinh ruổi dậy thì – Xem ngay nếu bạn mắc tình trạng này
5. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả
Trên thực tế, hầu hết các cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì đều là những cách thức tự nhiên, dễ áp dụng. Dưới đây là các biện pháp hàng đầu được các chuyên gia khuyến khích áp dụng:
5.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong độ tuổi cơ thể đang phát triển và hoàn thiện, chế độ dinh dưỡng là yếu tố cần được chú trọng hàng đầu. Để nội tiết tố ổn định, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, nữ giới nên:
5.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nữ sinh tuổi dậy thì nên tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nội tiết tố, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt.
Ngoài ra, cần ăn uống đúng giờ; không dành quá nhiều thời gian vào việc xem điện thoại, máy tính. Nên dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động vui chơi lành mạnh ngoài trời.
5.3 Thường xuyên thể dục, thể thao
Để hạn chế rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, nữ giới nên thường xuyên thể dục thể thao. Ngoài chương trình hoạt động ở trường, các em có thể tập luyện và phát hiện thêm các môn thể thao yêu thích, ví dụ earobic, yoga, bóng rổ, bóng chuyền…
Thể dục thể thao không chỉ hỗ trợ điều hòa nội tiết tố mà còn giúp các bạn nữ phát triển thể chất toàn diện hơn, tăng chiều cao và độ bền, nâng cao sức khỏe.
5.4 Giữ cho tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái là một trong các yếu tố giúp hạn chế tình trạng kinh nguyệt thất thường ở tuổi dậy thì. Các em nên có thời gian biểu học tập khoa học, tránh tình trạng học dồn, học quá khuya dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức mỗi lần thi cử.
Luôn giữ tinh thần thoải mái bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực hiện những công việc theo sở thích cá nhân, đi chơi với bạn bè, gia đình…
5.5 Vệ sinh phần phụ sạch sẽ
Ở tuổi mới lớn, đa phần các em đều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của cơ thể, không biết cách tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là vùng kín. Điều đó có thể vô tình gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nữ giới cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, dùng dung dịch vệ sinh với độ pH phù hợp. Nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, an toàn cho vùng da nhạy cảm. Trong những ngày đèn đỏ, cần thay băng vệ sinh thường xuyên và rửa sạch. Chú ý không thụt rửa âm đạo quá sâu.
Trên đây là những thông tin về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và các biện pháp để cải thiện. Nếu bạn còn băn khoăn gì cần giải đáp, hãy chat ngay với dược sĩ của chúng tôi.
>>> XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.