Những triệu chứng mà trào ngược dạ dày gây ra ở lưỡi thường ít phổ biến nhưng điều này không có nghĩa là nên loại bỏ trường hợp này. Một trong số những tình trạng khó chịu không thể chủ quan là rát lưỡi do trào ngược dạ dày. Nếu đang gặp phải vấn đề này hãy cùng tìm hiểu cách xử lý ngay dưới đây.
1. Rát lưỡi do trào ngược dạ dày là gì?
Bạn đã từng nghe nói tới trào ngược dạ dày gây nhiệt miệng, trào ngược dạ dày gây đau răng hay rát họng do trào ngược dạ dày. Vậy liệu trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến lưỡi không? Câu trả lời là tình trạng này có thể gây viêm lưỡi do trào ngược dạ dày; trào ngược dạ dày lưỡi trắng; trào ngược dạ dày lưỡi vàng và cũng có thể gây rát lưỡi.
Đây là tình trạng lưỡi có cảm giác bỏng, rát. Để dễ hình dung bạn có thể liên tưởng tình trạng này với trường hợp bạn uống phải nước quá nóng, ăn quá nhiều dứa… Đi kèm có thể là khô miệng, đắng miệng cùng với các dấu hiệu điển hình của trào ngược như ợ nóng, đầy bụng, đau vùng thượng vị…
Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày
2. Tại sao trào ngược dạ dày gây rát lưỡi?
Khác với dạ dày, bề mặt của niêm mạc lưỡi rất mỏng, không có lớp màng nhày bao phủ để bảo vệ khỏi acid dạ dày. Do đó, khi dịch vị acid dạ dày trào ngược lên khoang miệng, nó sẽ tác động vào lưỡi gây cảm giác nóng, rát đỏ.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của acid dạ dày trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Từ đó tấn công lưỡi gây viêm lưỡi dẫn tới cảm giác đau rát ở lưỡi.
3. Rát lưỡi do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng này không đe dọa tới tính mạng nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng của lưỡi cũng như tâm lý của bạn.
Lúc này bạn sẽ khó nếm vị của thức ăn nếu tình trạng rát diễn ra trên toàn bộ lưỡi. Nếu bạn chỉ rát một phần lưỡi thì có thể khó cảm nhận được một hoặc một số vị như đắng, chua, cay, mặn, ngọt tùy theo từng vùng bị rát. Điều này đặc biệt gây khó khăn với những người có đặc thù công việc liên quan tới vị giác.
Lưỡi cũng tham gia vào quá trình nhai, nuốt thức ăn. Nên việc bị rát lưỡi sẽ khiến bạn “qua loa” hơn trong quá trình nghiền nát thức ăn, nuốt vội hơn. Từ đó sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở giai đoạn tiếp theo.
Việc giao tiếp của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Rát lưỡi khiến bạn ngại nói hơn hoặc ảnh hưởng tới việc phát âm thông thường của bạn.
XEM THÊM
4. Cách trị trào ngược gây rát lưỡi
4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Đây là một trong những việc tiên quyết mà bạn có thể thực hiện để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
- Không ăn quá no vào một bữa. Nếu có thể hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn. Bữa ăn của bạn nên cách giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
- Hạn chế thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược cũng như rát lưỡi như: Thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước có ga,…
- Tránh căng thẳng. Vì càng stress tình trạng trào ngược sẽ càng tồi tệ.
- Hạn chế tối đa thức khuya.
- Rèn luyện thể lực đều đặn.
- Vệ sinh răng miệng tốt.
4.2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày rát lưỡi
Bạn cũng có thể thử một số mẹo để giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.
4.2.1. Uống nhiều nước
Việc cung cấp ít nhất 1,8 – 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ giúp làm loãng lượng axit trong dạ dày. Thêm vào đó, nó sẽ giúp duy trì lượng nước bọt cần thiết để làm dịu lưỡi. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng sữa, nước canh, nước trái cây…
4.2.2. Nhai kẹo cao su
Một trong những cách giúp tăng tiết nước bọt đơn giản là nhai kẹo cao su. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng loại kẹo không đường và không nên quá lạm dụng.
4.2.3. Dùng nước súc miệng giảm rát lưỡi do trào ngược dạ dày
Một số loại nước súc miệng sẽ giúp làm sạch lưỡi, làm dịu cảm giác nóng rát ở lưỡi. Bạn có thể thử nước muối sinh lý, baking soda, nước giấm táo, nước ép cây nha đam…
- Nước muối sinh lý: Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý đóng chai sẵn tại các hiệu thuốc. Nhiều người tự pha nước muối để súc miệng nhưng lại hay dùng khá nhiều muối. Điều này thậm chí có thể gây phản tác dụng.
- Baking soda: Baking soda được cho là có khả năng giảm thiểu tính axit trong khoang miệng, chống lại vi khuẩn, tạo cảm giác dịu nhẹ. Bạn có thể tự pha nước súc miệng baking soda với công thức: 1/4 thìa cà phê bột baking soda + 1/8 thìa cà phê muối + 1 cốc nước ấm.
- Nước ép cây nha đam: Loại nước ép này giúp giảm viêm, chống lại vi khuẩn, giảm tình trạng kích ứng lưỡi.
4.2.4. Uống trà hoa cúc
4.3. Thuốc Tây
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để tác động vào tình trạng trào ngược dạ dày.
- Thuốc kháng axit: Trung hòa axit dạ dày, giúp giảm trào ngược.
- Thuốc chẹn thụ thể H2: Giảm tiết axit dạ dày nhưng tác dụng không nhanh bằng thuốc kháng axit.
- Thuốc ức chế bơm proton giúp giảm nồng độ axit dạ dày. Thông thường thuốc sẽ được sử dụng vào khung giờ cố định.
>>Đừng bỏ lỡ: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
KẾT LUẬN
Rát lưỡi do trào ngược dạ dày tuy không phải là một tình trạng phổ biến nhưng không nên bỏ qua. Bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của lưỡi và giao tiếp hàng ngày. Một số thay đổi trong sinh hoạt, dinh dưỡng và các mẹo tại nhà có thể hữu ích. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này không phát huy tác dụng hãy nhờ tới sự trợ giúp y tế. Ngoài ra, nếu còn băn khoăn về các vấn đề có liên quan tới trào ngược dạ dày xin vui lòng liên hệ:
- Trang chủ: https://tambinh.vn/
- Hotline miễn cước: 1800.28.28.85
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.