Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không? Phác đồ điều trị chuẩn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không? Phác đồ điều trị chuẩn

    Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều người bệnh thắc mắc: Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như phác đồ điều trị hiệu quả.

    Đánh giá article

    1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? 

    Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương viêm loét. Chúng thường xảy ra ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non gọi là tá tràng. Đây là nơi axit dạ dày tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc. Nếu lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến viêm loét.

    Khi lớp niêm mạc bị viêm loét sẽ gây đau. Đồng thời khiến người bệnh gặp các triệu chứng khó chịu như đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua,…

    Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không? Phác đồ điều trị chuẩn

    2. Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

    Nếu bạn đang băn khoăn: “Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không?” thì câu trả lời là có. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ. Đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là do thói quen ăn uống không hợp lý, stress hoặc tác dụng phụ của thuốc NSAIDs. Khi loại bỏ nguyên nhân và điều chỉnh lối sống, vết loét có thể lành lại mà không cần dùng thuốc.

    Tuy nhiên, đa số các trường hợp viêm loét không thể tự khỏi mà cần điều trị y tế chuyên sâu. Đặc biệt là viêm loét do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

    Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng

    Việc tự ý bỏ qua điều trị hoặc chỉ dựa vào các biện pháp dân gian có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

    • Xuất huyết tiêu hóa: Vết loét ăn sâu vào mạch máu gây chảy máu. Có thể biểu hiện bằng nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Đây là một cấp cứu y tế.
    • Thủng dạ dày/tá tràng: Vết loét xuyên thủng thành dạ dày hoặc tá tràng. Chúng gây đau bụng dữ dội và nhiễm trùng phúc mạc.
    • Hẹp môn vị: Vết loét ở vùng môn vị (nơi nối dạ dày và tá tràng) có thể gây sẹo xơ. Làm hẹp đường ra của thức ăn, gây nôn mửa sau ăn.
    • Biến chứng ung thư dạ dày: Viêm loét mạn tính do HP làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày theo thời gian.

    Do đó, việc thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp xác định nguyên nhân và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện tình trạng hiệu quả.

    3. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng: Nhận biết sớm để tránh biến chứng

    Một số triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý bao gồm:

    • Đau vùng thượng vị: Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhiều vào ban đêm và gần sáng. Thường xuất hiện ngay sau ăn với loét dạ dày. Với loét tá tràng là 2-3 tiếng sau ăn.
    • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: cảm giác tức bụng nhiều vùng trên rốn khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi. Tiết nhiều nước bọt, khó chịu vùng ngực và sau xương ức.
    • Buồn nôn, nôn: sau khi nôn bệnh nhân thấy dễ chịu hơn nếu ổ loét gây hẹp môn vị (khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày).
    • Triệu chứng nặng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen (dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa).

    Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đau dữ dội,… Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

    4. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chuẩn y khoa

    Việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần sự phối hợp giữa chẩn đoán chính xác, sử dụng thuốc đúng phác đồ và điều chỉnh lối sống.

    4.1. Cách chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất?

    Để chẩn đoán chính xác viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ dựa vào thăm khám lâm sàng, khai thác bệnh sử. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc, và các yếu tố nguy cơ khác. Đồng thời thực hiện nội soi dạ dày tá tràng và xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori.

    Nội soi dạ dày tá tràng – Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm loét

    Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không? Phác đồ điều trị chuẩn

    Đây là một trong những phương pháp trực tiếp và chính xác nhất trong chẩn đoán loét dạ dày tá tràng. Nội soi dạ dày tá tràng giúp bác sĩ quan sát trực tiếp. Cung cấp nhiều thông tin quan trọng về niêm mạc dạ dày và tá tràng. Xác định vị trí, kích thước, số lượng vết loét, mức độ tổn thương và lấy mẫu sinh thiết nếu cần.

    Nội soi còn giúp phát hiện các tổn thương phối hợp. Điển hình như viêm thực quản trào ngược, polyp dạ dày,… cũng như loại trừ các bệnh lý khác như ung thư dạ dày.

    Thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp xác định nguyên nhân gây viêm loét

    Quá trình chẩn đoán có hay không có vi khuẩn Hp trong dạ dày là bước vô cùng quan trọng. Điều này giúp bác sĩ lựa chọn đúng phác đồ điều trị cho người bệnh.

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giúp tìm vi khuẩn Hp, trong đó phổ biến phải kể tới:

    • Sinh thiết qua nội soi: Là phương pháp chính xác nhất, mẫu mô được lấy từ niêm mạc dạ dày để xét nghiệm urease nhanh (CLO test). Nuôi cấy hoặc giải phẫu bệnh để tìm HP và đánh giá mức độ tổn thương niêm mạc.
    • Xét nghiệm máu, phân tìm kháng thể HP
    • Test phát hiện vi khuẩn HP bằng hơi thở (Urea Breath Test).

    4.2 Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả hiện nay

    Để mang lại hiệu quả tối ưu, phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường bao gồm sự kết hợp của việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc.

    Điều chỉnh chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày tá tràng

    Người mắc viêm loét dạ dày tá tràng muốn tự khỏi cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát.

    • Tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu
    • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Điều này tránh dạ dày quá no hoặc quá đói. Giúp duy trì lượng axit ổn định.
    • Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
    • Không ăn quá no, đặc biệt vào buổi tối tránh ăn sát giờ ngủ (ít nhất 2-3 giờ trước khi ngủ).
    • Giảm căng thẳng (stress): Căng thẳng có thể làm tăng tiết axit và làm trầm trọng thêm triệu chứng. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng.
    • Bỏ thuốc lá: hút thuốc làm chậm quá trình lành vết loét và tăng nguy cơ tái phát. Đồng thời có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

    Việc lựa chọn thuốc và phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (có HP hay không). Đặc biệt là mức độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các nhóm thuốc chính bao gồm:

    + Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Là nhóm thuốc hiệu quả nhất trong việc giảm tiết axit dạ dày bằng cách ức chế bơm proton trên tế bào thành dạ dày.

    + Nhóm thuốc chẹn H2: Giúp giảm tiết axit bằng cách ngăn chặn histamin gắn vào thụ thể H2 trên tế bào thành dạ dày.

    + Thuốc kháng sinh (đối với nhiễm HP): Tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc tuân thủ đúng phác đồ và thời gian điều trị kháng sinh là cực kỳ quan trọng để đảm bảo diệt trừ HP hiệu quả và tránh kháng thuốc. Sau khi kết thúc điều trị kháng sinh, cần kiểm tra lại xem HP đã được diệt trừ hoàn toàn chưa (thường sau 4 tuần).

    + Thuốc trung hòa axit (antacids): Trung hòa nhanh chóng axit dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua, nóng rát tức thì.

    + Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tạo lớp màng bảo vệ trên vết loét, giúp vết loét lành nhanh hơn.

    Lưu ý: Vấn đề lựa chọn thuốc và liều lượng cũng như thời gian sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trường hợp cụ thể. Do đó tốt nhất bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.

    5. Lưu ý quan trọng khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

    Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh tái phát, người bệnh cần lưu ý:

    • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ: Không tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc. Ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm. Việc này rất quan trọng, đặc biệt với phác đồ kháng sinh diệt HP.
    • Không tự ý dùng thuốc: Việc lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm tình trạng loét nặng hơn hoặc gây ra vết loét mới.
    • Tái khám định kỳ: Theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị. Kiểm tra lại tình trạng vết loét (qua nội soi) và đặc biệt là kiểm tra xem vi khuẩn HP đã được diệt trừ hoàn toàn chưa (nếu có nhiễm HP).
    • Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng: Kể cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng để tránh tương tác thuốc.
    • Kiên trì điều trị: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể điều trị khỏi. Nhưng cần thời gian và sự kiên trì của người bệnh.
    • Xử lý stress: Tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống. Căng thẳng là một yếu tố nguy cơ và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
    • Không hút thuốc và hạn chế rượu bia: Đây là hai yếu tố làm chậm quá trình lành vết loét và tăng nguy cơ tái phát.

    6. Các câu hỏi thường gặp về viêm loét dạ dày tá tràng

    6.1 Viêm loét dạ dày tá tràng có chữa khỏi hoàn toàn được không?

    Với các trường hợp nhẹ, viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu điều trị đúng phác đồ.

    Trong một số trường hợp viêm loét do thói quen ăn uống, stress hoặc tác dụng phụ thuốc NSAIDs,… Vết loét có thể tự cải thiện khi loại bỏ nguyên nhân và điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, đa số trường hợp viêm loét, đặc biệt do vi khuẩn HP, không thể tự khỏi mà cần điều trị y tế chuyên sâu bằng kháng sinh và các thuốc giảm tiết axit để vết loét lành.

    Việc điều trị thành công có nghĩa là vết loét đã lành hoàn toàn. Các triệu chứng biến mất và nếu nguyên nhân là HP thì vi khuẩn cũng đã được loại bỏ. Tuy nhiên, để tránh tái phát, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh. Đồng thời tuân thủ các hướng dẫn phòng ngừa của bác sĩ.

    6.2 Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không nếu không điều trị?

    Có, viêm loét dạ dày tá tràng có thể nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù ban đầu có thể chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, nhưng nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

    Vì vậy, không nên chủ quan với bệnh đau dạ dày. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc.

    6.3 Bao lâu thì vết loét dạ dày tá tràng lành hẳn?

    Thời gian lành vết loét dạ dày tá tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như kích thước, độ sâu của vết loét, nguyên nhân gây loét,… Ngoài ra còn phụ thuộc tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và mức độ tuân thủ điều trị.

    Với điều trị đúng phác đồ: Thời gian lành vết loét trung bình thường từ 4 đến 8 tuần.

    • Loét tá tràng: Thường lành nhanh hơn, khoảng 4-6 tuần.
    • Loét dạ dày: Có thể mất từ 6-8 tuần hoặc hơn để lành hoàn toàn.

    Đối với các trường hợp nhiễm HP: Sau khi hoàn thành phác đồ diệt HP (thường 7-14 ngày), vết loét sẽ tiếp tục được điều trị bằng thuốc giảm tiết axit (PPI) trong vài tuần tiếp theo để đảm bảo lành hoàn toàn. Cần kiểm tra lại HP sau 4 tuần dừng kháng sinh để chắc chắn vi khuẩn đã được loại bỏ.

    Trường hợp nặng hoặc có biến chứng: Thời gian điều trị có thể kéo dài hơn và cần theo dõi liên tục.

    Điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc khi triệu chứng thuyên giảm để đảm bảo vết loét lành hoàn toàn và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

    Kết luận

    Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho băn khoăn ” Viêm loét dạ dày tá tràng tự khỏi được không?”. Việc tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát. Đừng chủ quan với các triệu chứng đau dạ dày kéo dài. Hãy đến cơ sở y tế uy tín khi có các triệu chứng để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

    Xem thêm:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hôi miệng do trào ngược dạ dày – Làm sao để khắc phục? 04/12/24
      Mặc dù đã vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng nhiều người vẫn không thoát khỏi nỗi khổ khi hơi…
      Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh 11/11/24
      “Gần đây tôi hay bị ợ chua, nóng ran vùng ngực. Tìm hiểu trên mạng thì được biết có thể…
      Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bất ngờ! 25/02/25
      Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam là bài thuốc dân gian an toàn hiệu quả được nhiều người…
      Thuốc chữa dạ dày Nexium: Thông tin cần biết trước khi sử dụng 26/04/25
      Đối với những người bị bệnh dạ dày, Nexium là thuốc điều trị quen thuộc, thường được bác sĩ kê…
      Xem thêm