Trào ngược dạ dày gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay cách chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian với các thảo dược quen thuộc sau.
1. Khái quát về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng ngực. Điều này xảy ra do van nối giữa thực quản và dạ dày hoạt động không hiệu quả, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên trên.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày:
- Vấn đề về van thực quản dưới: Van này đóng vai trò như một hàng rào ngăn chặn axit dạ dày trào ngược. Khi van này yếu hoặc bị hỏng, axit dễ dàng trào lên.
- Tăng áp lực trong bụng: Do béo phì, mang thai, mặc quần áo quá chật, hoặc do tăng áp lực nội ổ bụng.
- Thói quen sinh hoạt: Ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn các loại thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, nằm ngay sau khi ăn.
- Một số bệnh lý khác: Hernia đĩa chấn, tiểu đường, hen suyễn, hen phế quản.
Các triệu chứng thường gặp:
- Ợ chua, ợ nóng, đau tức vùng ngực
- Nôn, buồn nôn
- Ho đờm, ho khan, viêm họng do axit dạ dày
- Trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng…
Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, hẹp thực quản, barrett’s thực quản thậm chí ung thư thực quản.
Trào ngược dạ dày là gì? Điều trị sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm
2. Chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian
Bên cạnh các phương pháp điều trị tích cực bằng Tây y, người bệnh có thể áp dụng các dược liệu tự nhiên, bài thuốc dân gian để giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Cụ thể là:
2.1 Gừng tươi
Gừng trong Đông y có tính ấm, giúp tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ chống viêm mạnh mẽ, làm dịu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, giảm đau. Đặc biệt, gừng giúp giảm tiết axit dạ dày, từ đó giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược.
Cách dùng:
- Uống trà gừng: Gứng thái thành lát mỏng, hãm với nước sôi 5 phút rồi uống.
- Thêm vào món ăn hàng ngày: Thêm gừng vào các món canh, xào để tăng hương vị và mang lại kết quả chữa bệnh.
2.2 Chữa trào ngược dạ dày tại nhà với mật ong
Mật ong chứa các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đặc biệt, mật ong có khả năng trung hòa một phần axit trong dạ dày, giúp giảm cảm giác ợ nóng và khó tiêu và làm dịu cổ họng, hạn chế ho đờm do trào ngược dạ dày.
Cách dùng:
- Uống trực tiếp: Uống 1-2 thìa mật ong nguyên chất trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn.
- Pha với nước ấm: Pha 1 thìa mật ong với nước ấm, uống hàng ngày.
- Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày dân gian kết hợp mật ong và gừng.
- Kết hợp mật ong, nha đam…
2.3 Nghệ
Thành phần chính trong nghệ là curcumin, một chất chống viêm mạnh mẽ. Vì vậy, sử dụng nghệ giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ức chế tiết axit. Ngoài ra, nghệ còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
Cách dùng:
- Uống nước cốt nghệ tươi: Pha 3 thìa nước cốt nghệ với 150ml nước ấm rồi uống.
- Bột nghệ: Pha bột nghệ với nước ấm, thêm chút mật ong để dễ uống.
- Thêm nghệ vào món ăn: Thêm bột nghệ vào các món ăn hàng ngày như cơm, canh, súp, gà…
- Uống viên hoàn từ nghệ: Thêm mật ong vào bột nghệ, vê thành viên hoàn để dùng hàng ngày.
>>> Tham khảo thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ
2.4 Lá ổi là thuốc nam chữa trào ngược dạ dày
Hoạt chất Flavonoid, tannin trong lá ổi có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn mạnh mẽ, giúp làm dịu các vết loét và giảm viêm niêm mạc dạ dày. Thành phần trong lá ổi cũng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày nhanh chóng.
Cách dùng:
- Nhai búp ổi tươi
- Sắc nước: Sắc 50g lá ổi tươi với 2 lít nước, uống trong ngày.
- Kết hợp với gạo lứt nấu thành cơm.
3.5 Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày với hoa hồi
Hoa hồi có tính ấm, giúp làm ấm dạ dày, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Thảo dược này cũng chứa các hợp chất giúp giảm đau, làm dịu các cơn đau bụng do trào ngược dạ dày gây ra; giảm đầy hơi, khó tiêu.
Cách dùng:
- Bài thuốc kết hợp hoa hồi, bạc hà, gừng: Đem các nguyên liệu sắc chung với 1,5 lít nước, uống trong ngày.
- Bài thuốc kết hợp hoa hồi, cam thảo, trần bì: Sắc chung với 500ml nước, uống 3 lần/ ngày.
2.6 Nha đam
Nha đam có tính kiềm, giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ nóng và khó tiêu. Chất gel trong nha đam tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm thiểu tác hại của axit dạ dày. Đồng thời, lớp thạch nha đam rất giàu vitamin, khoáng chất và các amino acid giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình phục hồi của dạ dày.
Cách làm:
- Uống nước ép thạch nha đam, có thể thêm mật ong
- Trộn nha đam với sữa chua
- Thêm vào các món salad hoặc trộn cùng sinh tố, trái cây dầm…
Xem thêm:
Viêm loét dạ dày – Điều trị cần chú ý gì?
Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng
Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý gì khi đi khám?
2.7 Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Lá mơ lông chứa các hợp chất như paederin và sulfur dimethyl disulphide có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn mạnh mẽ, giúp làm dịu các vết loét và giảm viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài ra lá mơ lông còn hỗ trợ giảm đau bụng, ợ nóng, khó tiêu, các triệu chứng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày.
Cách làm:
- Ăn sống lá mơ lông
- Đun lá mơ lông với 500ml nước, để ấm rồi uống trong ngày.
- Hãm trà lá mơ khô
- Kết hợp với rau má, rau diếp cá…
2.8 Thuốc nam chữa trào ngược dạ dày: Lá tía tô
Glucosid trong tía tô giúp ức chế tiết axit dạ dày, giảm viêm. Tanin giúp se vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tinh dầu giúp giảm đau, chống đầy hơi, khó tiêu. Đây cũng là cách chữa trào ngược bằng dân gian thường được dùng do nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản.
Cách làm:
- Lá tía tô ăn sống như một loại rau thơm
- Uống trà tía tô: Nên phơi khô để bảo quản tốt hơn và trà có mùi vị thơm ngon hơn.
2.9 Chữa trào ngược dạ dày bằng lá khôi tía
Một trong những loại lá được dân gian sử dụng lâu đời giúp chữa các bệnh dạ dày nói chung và trào ngược nói riêng lá lá khôi. Hàm lượng hoạt chất Tanin và Glycosid trong lá khôi khá cao, giúp giảm tiết axit, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng; làm dịu vết loét do có tính kháng viêm và hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột.
Cách làm:
- Lá khôi tía đun với 500ml nước trong khoảng 15 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.
- Giã một nắm lá khôi, lọc lấy nước uống.
2.10 Trầu không
Trầu không được biết đến như một kháng sinh tự nhiên, giúp giảm tình trạng viêm loét, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày. Thảo dược dân gian này cũng giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại hoạt động trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Cách làm:
- Nhai lá trầu không trong miệng và nuốt phần nước
- Đun lá trầu không khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống.
- Kết hợp với gừng bằng cách đun nhỏ lửa 2 nguyên liệu với nước rồi uống.
- Kết hợp với vỏ bưởi, đun sôi lấy nước uống.
2.11 Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày từ cây cỏ lào
Cỏ lào, với tên khoa học là Eupatorium odoratum L., từ lâu đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý trong việc điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có bệnh dạ dày.
Bên cạnh tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, thảo dược này còn giúp cầm máu, làm lành vết thương dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa.
Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ cỏ lào:
- Bài thuốc 1: Cỏ lào 20g, lá khôi 30g, dạ cẩm 20g, tam thất 5g: Tất cả sắc với 500ml nước, uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Cỏ lào tươi 8g, dây đau xương 12g: Sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc 3: Cỏ lào kết hợp mật ong, nghệ, gừng sắc lấy nước uống.
2.12 Cam thảo
Cam thảo với vị ngọt mát và tính bình, có vị ngọt, thường được sử dụng kết hợp với các dược liệu khác làm tăng công dụng chữa bệnh và mang đến vị ngọt thanh, dễ uống cho thang thuốc.
Cam thảo cũng được sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày do có khả năng trung hòa axit, giảm tiết, chống viêm…
Cách làm:
- Uống trà cam thảo
- Sử dụng viên hoàn cam thảo
- Kết hợp cam thảo, mật ong sắc uống
- Cam thảo kết hợp gừng, lá khôi, dây đau xương…
2.13 Chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian với cây du trơn
Cây du trơn là một loại cây thân thảo, có hoa màu hồng nhạt hoặc trắng. Phần được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá. Trong thành phần của cây du trơn, có chứa nhiều chất nhầy, flavonoid, và các hợp chất hữu cơ khác có tác dụng kháng viêm, làm dịu niêm mạc và bảo vệ dạ dày.
Cách dùng:
- Rễ du trơn phơi khô, hãm trà uống hàng ngày
- Làm viên hoàn từ rễ du trơn và mật ong
- Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ cây du trơn két hợp mật ong, nghệ, gừng…
2.14 Rễ cây cẩm quỳ chữa dạ dày tại nhà
Cây cẩm quỳ, với những bông hoa rực rỡ, không chỉ là một loài cây cảnh đẹp mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Đặc biệt, rễ của cây cẩm quỳ được xem là một “bài thuốc vàng” cho hệ tiêu hóa, nhất là các vấn đề về dạ dày.
Cách dùng:
- Rễ cảm quỳ phơi khô, sắc uống
- Rễ cẩm quỳ kết hợp với mật ong
- Rễ cẩm quỳ sắc cùng cam thảo.
2.15 Hạt thì là
Đây là một vị thuốc nam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả do chứa hoạt chất Anethole. Hoạt chất này giúp hỗ trợ làm dịu những cơn co thắt trong dạ dày, làm thuyên giảm tình trạng trào ngược dạ dày; đồng thời bảo vệ đường tiêu hóa khỏi những tác nhân gây bệnh xâm hại.
Cách dùng:
- Uống trà hạt thì là: Hãm 5g hạt thì là với 150ml nước rồi uống khi còn ấm.
- Hạt thì lá nấu canh: Cho thêm hạt thì là vào những món ăn thích hợp như riêu cá, canh cải cúc, sốt cà chua… để tăng hương vị món ăn và chữa bệnh.
- Hòa bột thì là với nước: Rang và xay thành bột mịn, hòa tan mỗi ngày 2 thìa với nước và mật ong để uống.
- Thì là kết hợp gừng, cam thảo…
2.16 Hoa cúc
Một trong những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà là sử dụng cúc hoa. Nên dùng thảo dược này trước khi ăn khoảng 30 phút để giảm tiết dịch vị, làm dịu các vết loét do viêm trong dạ dày. Đặc biệt, hoa cúc giúp an thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ cải thiện tình trạng khó chịu, mất ngủ do bệnh về dạ dày gây nên.
Cách dùng:
- Uống trà hoa cúc, có thể thêm cam thảo hoặc mật ong
- Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà với hoa cúc, bạc hà hoặc với nghệ.
- Đắp hoa cúc ngâm nước ấm lên bụng để giảm đau, giúp bụng nhẹ nhõm hơn.
3. Lưu ý khi sử dụng các thảo dược, bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng thảo dược để điều trị trào ngược dạ dày tại nhà là một phương pháp phổ biến và mang lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng theo đúng liều lượng, không lạm dụng
- Mức độ hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người
- Kết hợp tùy tiện các thảo dược tự nhiên
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi kết hợp các bài thuốc dân gian với thuốc Tây
- Các bài thuốc, cách chữa dạ dày dân gian chỉ là biện pháp hỗ trợ
- Nếu bệnh nặng, cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Tóm lại, chữa trào ngược dạ dày bằng dân gian có thể đem lại những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu bẹnh nặng, kéo dài, cần đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
- Trào ngược dạ dày lưỡi trắng – Xử lý thế nào để nhanh hết
- Khám trào ngược dạ dày ở đâu Hà Nội? – Top 9 địa chỉ uy tín
- Stress gây trào ngược dạ dày – 5 cách giúp bạn dễ chịu hơn
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.