Phình mạch máu não là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Ngay từ bây giờ cần có những hiểu biết đúng về căn bệnh này, từ đó biết cách dự phòng và bảo vệ sức khỏe bản thân.
1. Bệnh phình mạch máu não là gì?
Phình mạch máu não là tình trạng một đoạn mạch máu trong não xuất hiện các điểm phồng to như quả bóng chứa đầy máu. Tình trạng này thường xảy ra khi thành mạch yếu, gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc mô não. Các khối phồng có thể vỡ ra, làm máu tràn sang các mô xung quanh (xuất huyết). Phình mạch máu não là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương não, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất trong độ tuổi từ 30-60, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Những người bệnh mắc chứng rối loạn di truyền có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vị trí thường gặp của túi phình mạch máu não
Các túi phình mạch máu não thường xuất hiện ở đoạn phân nhánh của các động mạch. Trong đó, vị trí thường gặp nhất là ở động mạch thông trước. Khoảng 30% gặp ở động mạch cảnh trong và động mạch thân sau. Bên cạnh đó, vị trí phình mạch cũng có thể ở động mạch tiểu não, thân nền hoặc động mạch đốt sống,…
2. Phân loại bệnh phình mạch máu não
Tùy theo cấu trúc và và kích thước bệnh được phân loại như sau:
2.1 Phân loại theo cấu trúc
- Phình mạch dạng túi: Khối phình có dạng quả dâu. Đây là tình trạng khá phổ biến, tỷ lệ gặp phải từ 66-98% tổng số bệnh nhân.
- Phình mạch bóc tách: Máu tụ trong thành nội mạch qua một điểm rách ở lớp nội mạc. Khi khối máu đẩy vào trong lòng mạch sẽ gây tắc mạch. Tình trạng này thường gặp trong chấn thương hoặc tăng huyết áp.
- Phình mạch hình thoi: Chỉ những đoạn động mạch bị phình giãn, khúc khuỷu. Bệnh thường gặp trong xơ vữa động mạch hoặc gặp các bất thường về cấu trúc động mạch.
Phình mạch do nhiễm khuẩn: Chỉ chiếm 2-3%. Nguyên nhân phổ biến là do đông máu.
2.2 Phân loại theo kích thước
- Các túi phình nhỏ, đường kính dưới 11mm.
- Túi phình lớn, đường kính từ 11-25mm.
- Các túi phình khổng lồ, đường kính trên 25mm làm gia tăng nguy cơ biến chứng, sau một thời gian nhất định có thể gây tử vong.
3. Nguyên nhân gây phình mạch máu não
Bệnh phình mạch máu não thường gặp nhiều ở những người trên 40 tuổi. Thường xuyên hút thuốc lá hoặc huyết áp cao được xem là nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, các túi phình cũng có thể xuất hiện do bệnh tật hoặc lối sống thiếu khoa học.
3.1 Nguyên nhân phình mạch máu não do bệnh lý
Tiền sử bệnh lý có thể đóng vai trò gia tăng khả năng hình thành túi phình. Bao gồm:
- Huyết áp cao.
- Xơ vữa động mạch.
- Ung thư hoặc có khối u ở đầu và cổ.
- Chấn thương hoặc các bệnh lý nhiễm trùng vùng não.
- Do di truyền, bẩm sinh.
3.2 Nguyên nhân do lối sống
- Thường xuyên hút thuốc.
- Uống nhiều rượu bia.
- Lạm dụng ma túy, chất kích thích.
- Quan hệ tình dục không đúng cách.
- Tập luyện thể dục thể thao quá sức.
4. Dấu hiệu phình mạch máu não
Tùy từng giai đoạn phát bệnh mà các triệu chứng, biểu hiện có thể khác nhau:
4.1 Dấu hiệu phình mạch không vỡ
Đối với các túi phình nhỏ, không phát triển sẽ ít gây ra triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp túi phình lớn, đè ép lên các mô não và dây thần kinh sẽ gây nên:
- Đau phía trên và sau mắt.
- Thị lực bị thay đổi
- Liệt một bên mặt.
- Đồng tử giãn.
- Sụp mi.
4.2 Biểu hiện khi túi phình bị rò rỉ
Ở một số trường hợp, túi phình không vỡ nhưng bị rò rỉ một lượng máu nhất định ra ngoài, gây nên triệu chứng đau đầu kèm tiếng kêu. Trong trường hợp cơn đau đầu dữ dội, xuất hiện đột ngột hoặc kết hợp với các triệu chứng bất thường khác, bạn cần đi khám ngay lập tức.
4.3 Triệu chứng phình mạch vỡ
Khi các túi phình bị vỡ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột và cực kỳ nghiêm trọng, kèm theo một số triệu chứng như:
- Hoa mắt.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa,
- Cứng cổ.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Co giật.
- Mất ý thức.
- Tim ngừng đập.
5. Phình mạch máu não có nguy hiểm không?
Phình mạch máu não là tình trạng hết sức nguy hiểm. Nếu không được điều trị sẽ không chỉ gây ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng não mà còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cơ thể. Thậm chí là tử vong. Một số biến chứng thường gặp bao gồm:
- Xuất huyết tái diễn: Trường hợp bệnh nhân từng xuất hiện biến chứng vỡ mạch sẽ có nguy cơ cao lặp lại tình trạng xuất huyết. Thậm chí lần sau còn nghiêm trọng hơn lần trước.
- Co thắt mạch: Các mạch máu sau khi túi phình bị vỡ có thể bị hẹp lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu tới não, gây nên tình trạng đột quỵ, làm tổn thương hoặc chết tế bào não.
- Tràn dịch não: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới màng nhện. Biến chứng này có thể làm tắt dòng đối tuần hoàn của dịch não tủy.
- Giảm nồng độ natri máu trong não: Nồng độ natri giảm đột ngột khiến các tế bào não phình lên và bị tổn thương đáng kể.
6. Chẩn đoán
Một số loại kiểm tra và xét nghiệm có thể giúp bác sĩ phát hiện bạn có đang bị chứng phình mạch máu não hay không:
- Chụp cắt lớp vi tính CT.
- Cộng hưởng từ MRI.
- Chụp mạch não.
- Xét nghiệm dịch tủy não.
7. Điều trị phình mạch máu não
Mục tiêu trong điều trị cho bệnh nhân phình mạch máu não là ngăn chặn xuất huyết lần 2. Tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Hiện nay, các bác sĩ đang áp dụng 2 phương pháp điều trị chính như sau:
7.1 Phẫu thuật kẹp túi phình
Phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh. Sau khi mở hộp sọ, bác sĩ tìm đến các túi phình bị vỡ, xử lý đóng kín túi phình giúp lưu lượng máu não được ổn định.
7.2 Can thiệp nội mạch hoặc đặt coil
Đây là thủ thuật ít xâm lấn, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên can thiệp nội mạch. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua động mạch ở đùi hoặc bẹn rồi đưa chúng lên não. Sau đó sử dụng dây coil làm tắc nghẽn túi phình. Từ đó chặn đứng tình trạng máu chảy vào túi phình, ngăn chặn việc vỡ lại.
8. Phòng ngừa phình mạch máu não
Chăm sóc sức khỏe tổng thể là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ bản thân, phòng ngừa bệnh phình mạch máu não trong tương lai. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn, caffeine.
- Từ bỏ hút thuốc.
- Điều trị các bệnh lý nền như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hoặc các bệnh lý có thể gây ra tình trạng này.
- Tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải, phù hợp với thể trạng.
- Tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng, stress kéo dài.
Kết luận chung
Đau đầu, hoa mắt, giảm thị lực, sụp mi,… có có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch máu não – Căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Hãy cảnh giác về các dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Chứng phình mạch máu não chưa vỡ rất nghiêm trọng và cần được giải quyết càng sớm càng tốt ngay khi bệnh được phát hiện. Phình mạch máu não bị rò rỉ hoặc vỡ là một trường hợp cấp cứu y tế, cần sự điều trị, chăm sóc của các bác sĩ có kinh nghiệm để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể.
XEM THÊM:
- Bác sĩ chỉ cách dùng thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu chuẩn xác nhất!
- Tăng sinh mạch máu là gì? Những nghiên cứu trong điều trị ung thư
- Sơ cứu tai biến mạch máu não – Lưu ý quan trọng tránh biến chứng nguy hiểm
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”