Hỏi: Mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không? Tôi bị mỡ máu cao nhiều năm nay, thi thoảng chân tay có tê bì, hoa mắt, chóng mặt. Đi khám định kỳ bác sĩ khuyên tôi nên tích cực điều trị vì bệnh có biến chứng tai biến, nhồi máu cơ tim. Rất mong được bác sĩ giải đáp.
(Nguyễn Thị Liễu, 50 tuổi, Hải Phòng)
Trả lời:
Mỡ máu cao là bệnh lý tiến triển âm thầm, thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi chuyển nặng, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện tê bì tay chân do thiếu máu lên các chi hay chóng mặt do thiếu máu lên não. Nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy, trường hợp của chị Nguyễn Thị Liễu nên tích cực điều trị để phòng ngừa biến chứng.
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để rõ hơn về cơ chế dẫn tới biến chứng của bệnh và cách phòng ngừa.
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng khi dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn. Hoặc một mạch máu trong não bị vỡ, lúc này lượng oxy nuôi dưỡng tế bào não bị gián đoạn.
Trong vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và dẫn tới biến chứng đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu kịp thời, càng kéo dài càng nguy hiểm. Bởi, tế bào não chết càng nhiều thì khả năng vận động và tư duy càng bị ảnh hưởng. Thậm chí, có thể dẫn tới tử vong.
Hầu hết những người sống sót lại sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe yếu và mắc phải các di chứng như: Cử động khó khăn, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác kém…
Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân và triệu chứng, xem ngay để phòng bệnh
2. Mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không? Vì sao?
Câu trả lời là đúng. Mỡ máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ não. Tình trạng này là do lượng mỡ trong máu tăng cao khiến cho dòng máu lưu thông trong các thành mạch trở nên chậm chạp. Lâu dần hạt mỡ bám vào thành mạch hình thành các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch.
Nguy hiểm hơn nữa là các mảng xơ vữa đi vào lòng mạch tạo thành các cục máu đông di chuyển khắp cơ thể. Khi cục máu đông và mảng xơ vữa tới não sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ não.
3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Rối loạn mỡ máu là bệnh lý tiến triển âm thầm, không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang biến chứng đột quỵ thì thường đi kèm với những dấu hiệu dưới đây.
- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc nửa mặt, cười không nguyên vẹn, méo mó.
- Cử động khó khăn hoặc không cử động được tay chân. Dấu hiệu đặc trưng nhất là không nâng hai cánh tay hay thực hiện quay đầu cùng một lúc.
- Phát âm khó khăn, nói không rõ, đột nhiên nói ngọng.
- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột.
- Thị lực giảm, mắt mờ không nhìn rõ.
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh và đi nhanh, thường đi kèm với biểu hiện buồn nôn hoặc nôn.
Tùy vào tình trạng sức khỏe mà mỗi người có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ xuất hiện và biến mất nhanh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.
4. Điều trị đột quỵ như thế nào?
4.1. Phương pháp điều trị
Khi gặp người bị đột quỵ, càng sớm càng tốt hãy mang đi cấp cứu.
- Từ 4-5 giờ đối với nhồi máu não là dùng thuốc tan máu đông.
- Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp để cứu sống người bệnh và hạn chế tối thiểu tàn tật sau phục hồi.
4.2. Thực hiện sơ cứu bệnh nhân tại nhà
- Tuyệt đối không để người bệnh té, gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, đảm bảo an toàn cho đường thở.
- Tuyệt đối không thực hiện đánh gió, châm cứu hay bấm huyệt.
- Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây bít tắc đường hô hấp.
- Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào cho bệnh nhân.
5. Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ?
Nguyên nhân đột quỵ là do mỡ máu cao. Chính vì vậy, để phòng bệnh, mỗi người hãy thực hiện các phương pháp cải thiện bệnh mỡ máu trước khi quá muộn. Điều này được thể hiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý kết hợp với luyện tập thể dục hàng ngày.
5.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là yếu đố đóng vai trò quan trọng quyết định đến bệnh lý. Để ngăn ngừa cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh nên thực hiện những lưu ý sau:
- Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn thịt trắng, hải sản, trứng, hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh…
- Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ bằng thực phẩm được chế biến ở dạng luộc hoặc hấp.
- Giảm bớt đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc sữa đậu nành…
5.2. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục là giải pháp giúp bạn tuần hoàn máu cho cơ thể, giảm cholesterol trong máu, tăng mỡ tốt cho cơ thể. Đồng thời giúp tim mạch khỏe mạnh hơn. Vì vậy, hãy dành 30 phút mỗi ngày, thực hiện 4 lần/tuần để giảm nguy cơ mỡ máu cao, đột quỵ.
- Lối sống khoa học
- Không hút thuốc lá, bởi đây chính là tác nhân thúc đẩy nguy cơ đột quỵ nhanh nhất.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng /lần để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
- Giữ tinh thần thật thoải mái, ngủ đủ giấc.
>>> Tham khảo ngay: Bệnh mỡ máu cao – Nguyên nhân và giải pháp
Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Nguyễn Thị Liễu cũng như độc giả đã trả lời được câu hỏi “mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không”. Nếu còn băn khoăn về bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh mỡ máu cao, vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865344349 để được chuyên gia tư vấn.
Xem thêm:
- 15 bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não– Giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe
- Bị tai biến nên ăn gì – kiêng gì– Tuyệt chiêu hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa tái phát
- Người bị tai biến nên uống sữa gì?– Chuyên gia mách bạn
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.