Đánh trống ngực dồn dập gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu không kiểm soát được nhịp tim còn có thể gây ra biến chứng tim mạch nguy hiểm. Dưới đây là một vài mẹo chữa đánh trống ngực hiệu quả nhất.
1. Thế nào là đánh trống ngực
Đánh trống ngực là triệu chứng thường gặp khi bạn chạy bộ, hoạt động mạnh hay khi cơ thể mệt mỏi. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tăng nhịp tim, từ đó gây ra cảm giác hồi hộp, khó thở…
Khi gặp tình trạng đánh trống ngực, tim đập mạnh, hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, đánh trống ngực có thể chỉ là trạng thái nhất thời và không cần điều trị. Trong một số trường hợp khác liên quan đến bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết, bệnh thần kinh… có thể cần điều trị y tế.
Đánh trống ngực là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
2. TOP 11 mẹo chữa đánh trống ngực hiệu quả – Bạn đã thử?
Như đã nói ở trên, đánh trống ngực đa phần không nguy hiểm, chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định nếu không phải bệnh lý. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng này, bạn cũng có thể áp dụng một số cách làm giảm nhịp tim tại nhà dưới đây:
2.1 Ho mạnh
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đưỡng thở gặp dị vật, nhằm tạo lực đẩy tống xuất vật cản ra khỏi đường hô hấp. Trong trường hợp tim đập mạnh do hồi hộp hoặc do mất sức, bạn nên ho mạnh để tạp áp lực lên lồng ngực, kích thích dây thần kinh phế vị.
Khi dây thần kinh phế vị được kích thích, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giảm nhịp tim. Từ đó giúp giảm tình trạng đánh trống ngực hiệu quả.
2.2 Mẹo chứa đánh trống ngực nhanh: Rửa mặt bằng nước lạnh
Một trong những cách giảm đánh trống ngực tại chỗ nhanh nhất là rửa mặt bằng nước lạnh. Đây cũng là phương pháp giúp kích thích dây thần kinh phế vị, mang lại hiệu quả tức thì. Ngoài ra, hành động này giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó hỗ trợ ổn định nhịp tim nhanh chóng.
2.3 Cân bằng điện giải
Chất điện giải là những khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nhịp tim. Trong đó đặc biệt phải kể đến là Kali, Canxi, Natri, Magie… Các khoáng chất này hầu hết đều có trong chế độ ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn bị tình trạng tim đập dồn dập, có thể bổ sung điện giải dạng dung dịch pha để cơ thể nhanh chóng được hấp thu, tái tạo nguồn năng lượng và điều chỉnh nhịp tim.
Cần lưu ý, đối với Natri (muối khoáng), chỉ nên duy trì ở mức 5g/ ngày, tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối. Việc sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, gây phản ứng ngược khiến nhịp tim tăng mạnh hơn.
2.4 Thực hiện liệu pháp Valsalva chữa đánh trống ngực tại nhà
Kiểm soát tim đập nhanh, hồi hộp, run tay… có thể được thực hiện bằng liệu pháp Valsalva. Đây là phương pháp hít thở giúp tăng áp lực lên lồng ngực; từ đó thiết lập lại nhịp tim một cách ổn định.
Hướng dẫn thực hiện như sau:
- Bịt mũi, ngậm miệng
- Hít thật sâu
- Ép hơi, thở ra thật mạnh
Một điều cần đặc biệt lưu ý là không lặp lại liệu pháp này lần thứ 2. Nếu nhịp tim không có dấu hiệu chậm lại, hãy chuyển sang cách làm khác. Chống chỉ định với người bị xuất huyết, vừa phẫu thuật tai hay thần kinh trung ương.
2.5 Thư giãn giúp giảm nhịp tim
Mẹo đơn giản nhất giúp giảm đánh trống ngực là bạn hay dừng lại tất cả mọi hoạt động, không làm gì thêm. Chậm rãi tìm một vị trí thoáng đãng ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn.
Hãy để cho đầu óc thư thái, không suy nghĩ hay lo lắng bất cứ điều gì. Trong khoảng 5 đến 10 phút, nhịp tim sẽ từ từ ổn định trở lại.
2.6 Mẹo chữa đánh trống ngực: Uống đủ nước
Mất nước có thể khiến tim đập nhanh. Khi cơ thể bị mất nước, máu của bạn có thể trở nên đặc hơn. Điều này buộc tim phải đập nhanh hơn, mạnh hơn để đẩy máu tới các cơ quan. Nếu bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hồi hộp, hãy uống một cốc nước kết hợp với việc ngồi nghỉ ngơi, thư giãn. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng giảm nhẹ.
2.7 Làm mát cơ thể
Nhiệt độ cơ thể tăng cao do môi trường hoặc do các yếu tố nội tại đều có thể khiến nhịp tim dồn dập hơn. Để nhanh chóng bình ổn nhịp tim và huyết áp, cách đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, tắm giải nhiệt dưới vòi hoa sen, ngâm mình trong nước mát, rửa tay, rửa mặt…
2.8 Giảm đánh trống ngực tốt nhất là tránh xa rượu bia, chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê, ma túy… gọi chung là chất kích thích. Nếu bạn sử dụng quá nhiều có thể khiến nhịp tim nhanh hơn. Chính vì vậy, nếu bạn có tiền sử đánh trống ngực, nên loại bỏ những loại đồ uống này.
Trên thực tế, chất kích thích không chỉ ảnh hưởng đến nhịp tim mà còn tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gan, thận… Tốt nhất nên hạn chế sử dụng.
2.9 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bên cạnh việc tránh xa rượu bia, chất kích thích, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe tổng thể. Người hay bị đáng trống ngực nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, thịt nạc, chất béo lành mạnh từ cá, hạt… để nâng cao sức khỏe tim mạch.
2.10 Yoga giúp điều hòa nhịp tim
Tiến sĩ Cunningham – Chủ tịch Giải pháp Y tế cho biết, kiên trì tập yoga trong ít nhất từ 8 – 12 tuần có thể giúp ổn định nhịp tim và tăng cường lưu thông máu. Từ đó giúp giảm thiểu các biến cố tim mạch, tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc luyện tập yoga thường xuyên giúp cải thiện sức bền của tim, giảm nguy cơ viêm cơ tim, khiến cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
2.11 Tập thể dục đều đặn
Nếu bạn vận động cường độ mạnh hoặc liên tục quá sức thì nhịp tim sẽ có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nếu duy trì luyện thập thể dục thể thao thường xuyên thì sức bền của tim sẽ được củng cố. Vì vậy, tình trạng đánh trống ngực sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, cần luyện tập vừa sức, tăng dần thời gian và cường độ để cơ thể thích nghi. Có thể đi bộ vận tốc bình thường rồi tăng lên đi bộ nhanh, chạy bộ ngắn…
3. Lưu ý chung để giảm tình trạng đánh trống ngực
Nếu tình trạng đánh trống ngực của bạn xảy ra sau khi vận động liên tục, tâm trạng hồi hộp, bối rối… thì điều đó là không đáng ngại. Hãy nghỉ ngơi yên tĩnh, áp dụng những biện pháp trên để nhịp tim nhanh chóng trở lại bình thường.
Trường hợp đánh trống ngực liên hồi, xảy ra thường xuyên kể cả trong trạng thái bình thường thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lý nào đó về tim mạch. Lúc này, cần kiểm tra y tế và có phương pháp điều trị sớm.
>>> XEM THÊM:
- 20 tuyệt chiêu giúp cải thiện giấc ngủ – Thử ngay để cảm nhận
- Bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia mách bạn
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm các triệu chứng mất ngủ
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.