Mề đay mãn tính và cấp tính là hai dạng của nổi mề đay. Mỗi dạng có những điểm khác biệt. Để điều trị đạt được hiệu quả cần nắm rõ dấu hiệu nhận diện mỗi dạng. Dưới đây là những thông tin cơ bản.
1. Nổi mề đay mãn tính và cấp tính là gì?
Mề đay hay còn gọi là mày đay là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây kích ứng. Nó biểu hiện ra bên ngoài là các nốt mẩn đỏ gây ngứa đi kèm nhiều biểu hiện khác.
Những nốt mẩn đỏ có kích thước khác nhau, có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình vòng… Kích thước thay đổi từ dạng chấm vài ly đến những mảng to hơn 10cm.
Đây là bệnh lý da liễu, có thể gặp ở mọi độ tuổi, kể cả người già và trẻ em. Theo thống kê, có 10 – 20% dân số thế giới mắc bệnh này. Hầu hết, những trường hợp có xu hướng thuyên giảm bệnh sau 6 tuần, chỉ có 5% trường hợp bệnh kéo dài, tái đi tái lại.
Dựa theo mức độ tiến triển của bệnh thì mề đay có 2 dạng là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Cụ thể:
1.1. Mề đay cấp tính
Tình trạng mề đay cấp tính kéo dài dưới 6 tuần. Biểu hiện đột ngột, các nốt sần tập trung ở vùng cánh tay, bụng hoặc toàn thân.
Theo thống kê, 10% trường hợp mề đay cấp tính gây phù mạch (tình trạng sưng sâu bên trong da, da căng phồng) gây ngứa, đau, nóng rát.
Những trường hợp cấp tính, nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ sớm cải thiện. Thế nhưng, nhiều người chủ quan, không điều trị triệt để, để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.
1.2. Mề đay mạn tính
Đây là tình trạng mề đay kéo dài hơn 6 tuần với triệu chứng phát ban, sẩn ngứa, nốt sần có màu hồng, trắng dạ trên da. Triệu chứng này diễn ra hàng ngày hoặc tái phát theo từng đợt.
Những trường hợp mề đay mạn tính ngoài những biểu hiện tổn thương trên da còn có những ảnh hưởng ngoại hình, giấc ngủ, sinh hoạt… Bởi, triệu chứng tái đi tái lại liên tục gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
2. Triệu chứng mề đay mãn tính và cấp tính
Để phân biệt mề đay cấp và mề đay mạn tính có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Cụ thể:
Yếu tố | MỀ ĐAY MẠN TÍNH | MỀ ĐAY CẤP TÍNH |
Thời gian | Dưới 6 tuần, xuất hiện đột ngột. | Trên 6 tuần, biểu hiện diễn ra hàng ngày hoặc tái phát theo đợt. Mỗi đợt kéo dài 3- 5 ngày. |
Kích thước nốt sần |
|
|
Triệu chứng | Ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng ngứa, nốt sần càng nổi và lan nhiều hơn. |
|
Biểu hiện khác | Sưng môi, phù mí mắt, nghẹn cổ họng, sưng lưỡi, gây nôn, tiêu chảy, đau cơ. | Khó thở, chóng mặt, sưng môi. Trường hợp nặng có thể sốc phản vệ. |
Ảnh hưởng tới bộ phận khác | Ít ảnh hưởng tới cơ thể, cuộc sống. | Ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, công việc. Có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. |
3. Những vị trí thường bị nổi mề đay
Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên, phổ biến nhất là:
– Mặt: Mề đay xuất hiện rải rác hoặc tập trung gò má, môi khiến người bệnh khó chịu. Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống. Những vết sưng có thể lan xuống cổ họng, đường hô hấp gây khó thở.
– Hai cánh tay: Nhiều trường hợp, mề đay nổi ở hai cánh tay, đôi khi ngứa ngáy lan ra cả cánh tay, bắp tay.
– Cổ: Đây là vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương, đôi khi chỉ cần chà xát nhẹ cũng dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa.
– Mông: Khu vực cọ sát với quần áo nên khi bị mề đay người bệnh sẽ vô cùng khó chịu.
4. Nguyên nhân gây bệnh
Mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đôi khi khó có thể xác định chính xác. Tuy nhiên, mỗi dạng sẽ xuất phát từ một vài lý do phổ biến hơn. Dưới đây sẽ chỉ liệt kê các lý do phổ biến nhất của mỗi loại.
3.1. Nguyên nhân gây mề đay cấp tính
Thường mề đay cấp tính xuất phát từ dị ứng đồ ăn, tác dụng phụ của thuốc và nhiễm virus, côn trùng cắn. Bởi chúng thường gây ra phản ứng tức thì và không kéo dài.
Một số loại thực phẩm có thể gây nổi mề đay có thể kể đến như: Nấm, sữa, hải sản, lạc… Đồ tái sống như gỏi cũng có nguy cơ gây mẩn ngứa dị ứng cao hơn thức ăn được nấu chín. Ngoài ra, trong thành phần của thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa một số phụ gia, chất bảo quản có thể gây kích ứng.
Nếu vừa sử dụng một loại thuốc mới hoặc sử dụng liên tục một trong các loại thuốc sau đây, bạn có thể nghi ngờ mày đay cấp do tác dụng phụ của thuốc. Đó là: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
3.2. Nguyên nhân gây mề đay mạn tính
Nguyên nhân của tình trạng này khá khó xác định. Đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân còn gọi là mề đay vô căn mãn tính. Một số lý do cần lưu tâm khiến cơ thể bị nổi mề đay là các bệnh lý về tuyến giáp, gan, thận, nhiễm trùng, ung thư.
Khi chức năng của gan, thận suy giảm sẽ làm độc tố tích tụ trong máu. Biểu hiện lâm sàng có thể là nổi mẩn đỏ trên da.
Bệnh lý tuyến giáp có thể kể đến là cường giáp, suy giáp. Căn bệnh này có thể gây mẩn ngứa, phù nề, mắt sưng, mạch nhanh…
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng. Các bệnh ung thư gây mề đay mạn tính, ngứa dữ dội như: Ung thư da, ung thư máu, ung thư hạch…
4. Làm sao để chẩn đoán nổi mề đay?
Bệnh mề đay có thể được chẩn đoán thông qua triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, với những trường hợp mạn tính, cần thực hiện một số xét nghiệm. Việc xét nghiệm giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đây là yếu tố tiên quyết mang lại hiệu quả trong điều trị.
Cụ thể, trong chẩn đoán nổi mề đay, bác sĩ thường phân chia 2 phương pháp chẩn đoán như sau:
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ trực tiếp khám cho người bệnh bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe như:
- Yếu tố gia đình
- Lối sống
- Môi trường xung quanh
- Môi trường làm việc
- Hỏi các triệu chứng gặp phải, phân bố vết mày đay, biểu hiện ngứa ngáy, mức độ tái phát theo đợt…
4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Hầu hết mề đay đều được chẩn đoán qua khám lâm sàng. Cận lâm sàng là phương pháp giúp tìm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có phác đồ điều trị hiệu quả.
Một số phương pháp cận lâm sàng thường được áp dụng là:
– Công thức máu: Xác định số lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Nếu số lượng bạch cầu này tăng gợi ý bệnh dị ứng do ký dinh trùng. Số lượng này giảm gợi ý bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
– Thử nghiệm lẩy da (prick test): Với dị nguyên nghi ngờ như phấn hoa, mạt bụi nhà…
5. Phương pháp điều trị mề đay mãn tính và cấp tính
Điều trị mề đay cấp tính và mề đay mãn tính hiệu quả nhất khi xử lý được nguyên nhân gây bệnh. Đối với dạng mề đay cấp tính thể nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp mạn tính cần điều trị chuyên khoa.
5.1. Xử lý nhanh khi bị mề đay
Với những trường hợp mề đay cấp tính hoặc mạn tính muốn giảm triệu chứng ngứa rát, khó chịu có thể áp dụng những cách sau:
- Chườm lạnh: Phương pháp giúp làm mát da, giảm khó chịu. Bạn có thể dùng khăn bọc ít đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị mề đay trong 10 phút. Thực hiện lặp đi lặp lại.
- Tắm nước mát: Tắm nước mát giúp loại bỏ bụi bẩn trên da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể dùng baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm. Ngâm mình trong bột yến mạch 10 phút sau đó tắm lại với nước sạch.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Đây cũng là cách hay giúp giảm khó chịu, ngứa rát khi bị mề đay. Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da, cân bằng độ ẩm, tái tạo làn da mới.
- Mặc quần áo cotton rộng rãi: Với những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì nên tránh quần áo vải thô, dễ trầy xước. Thay vào đó, dùng quần áo vải cotton, kết cấu mịn, rộng rãi, thoải mái.
5.2. Sử dụng thuốc tây
Về cơ bản để điều trị triệu chứng của mề đay cấp và mạn tính thì hầu như không có nhiều khác biệt. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu như:
- Thuốc kháng histamine: Giảm bớt phản ứng quá mẫn của cơ thể nhờ giảm hàm lượng histamine. Hiện nay, bác sĩ thường chỉ định histamine H1 thế hệ II, nhằm giảm thiểu tác dụng buồn ngủ, an thần. Với những trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng histamine H1, bác sĩ có thể kế kháng histamine H2.
- Thuốc cortisone: Nhóm thuốc nội tiết, chống dị ứng mạnh. Được chỉ định trong trường hợp phát ban nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng tồn tại tác dụng phụ là tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.
- Kem, gel bôi ngoài da: Có tác dụng mát da, giảm ngứa. Bạn có thể bôi trực tiếp kem lên da.
- Thuốc kháng Leukotriene: Ngoài histamine, Leuktriene cũng là loại thuốc được chỉ định trong điều trị dạng nổi mề đay cấp tính.
Đặc biệt, mề đay diễn biến theo kiểu sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu có thể nhận biết là: Sưng môi, mí mắt, sưng cổ họng, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, ngất…
5.3. Điều trị mề đay từ bài thuốc dân gian
Với những trường hợp mề đay cấp tính, bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng những cách sau để giảm bớt sự khó chịu.
Lá khế: Hái một nắm lá khế, rửa sạch. Đun sôi kỹ với 4 bát nước, để nguội rồi rửa lên khu vực da bị nổi mề đay, ngứa ngáy. Ngày rửa 2 lần, liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy giảm rõ rệt.
Nha đam: Lột vỏ lá nha đam, tách lấy phần thịt sau đó bôi trực tiếp lên da đang bị ngứa. Lúc này da sẽ thấy dễ chịu, thoải mái. Tiếp đó, massage vùng da bị ngứa với gel nha đam.
Tắm nước chè xanh: Rửa sạch là chè xanh, vò nát, sau đó đun sôi với nước. Dùng nước chè xanh pha loãng để tắm rửa mỗi ngày.
Ngoài 3 bài thuốc dân gian này, bạn có thể tham khảo bài thuốc dân gian chữa mề đay với lá tía tô, rau má, cây chó đẻ…5. Cách phòng ngừa nổi mề đay, mẩn ngứa.
6. Lưu ý cho người bệnh
Để đạt hiệu quả trong điều trị mề đay mãn tính và cấp tính cần sự phối hợp tích cực từ phía bệnh nhân. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng dưới đây:
– Tránh một số thức ăn, nước uống có thể gây dị ứng. Đặc biệt, trong giai đoạn mẩn ngứa, hoặc có cơ địa dễ dị ứng không nên ăn đồ tái sống, thức ăn lạ.
– Không nên uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá vì sẽ làm tăng tích tụ độc tố trong cơ thể.
– Trong trường hợp bị mẩn ngứa khó chịu nên ăn thức ăn nhẹ, giảm lượng đường, muối trong khi chế biến.
– Không được gãi vì sẽ gây nhiễm trùng da, để lại sẹo.
– Giữ vệ sinh nhà cửa, cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi.
– Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi.
– Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe tốt.
– Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt nhất.
– Tập trung điều trị các bệnh lý có thể gây phát ban, mẩn ngứa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về mề đay mãn tính và cấp tính. Hãy theo dõi chặt tình trạng bệnh để có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Tìm hiểu nổi mề đay nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng thực đơn dễ dàng hơn
- Lời giải cho nổi mề đay có nên nằm quạt không
- Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú? Giải đáp từ chuyên gia
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Nổi mề đay và làn da của bạn
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/hives-urticaria-angioedema - Nổi mề đay mãn tính
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/symptoms-causes/syc-20352719
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.