Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là câu hỏi từ chị Hoàng Thị Thúy (Giao Thủy, Nam Định) gửi tới cho chuyên gia của chúng tôi. Đây cũng là mối bận tâm của không ít bà mẹ khi gặp phải tình trạng này. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Mẹ cho con bú bị nổi mề đay là trường hợp không hiếm gặp. Sở dĩ có tình trạng này là do những thay đổi về nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm, chế độ dinh dưỡng, tác động của môi trường hoặc mắc một số bệnh lý khác.
Về cơ bản, nếu nổi mề đay do phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với tác nhân kích ứng sẽ không truyền nhiễm, không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Bé khi bú sữa mẹ sẽ không gặp phải bất kỳ nguy hại nào cho sức khỏe. Lúc này câu trả lời cho nổi mề đay cho con bú được không hay mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không là có.
Đối với các trường hợp bệnh lý hoặc triệu chứng phát ban nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Tây. Một số loại thuốc chữa mề đay cho phụ nữ cho con bú không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với các loại thuốc khác có thể bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ dừng cho con bú một thời gian. Để duy trì lượng sữa, mẹ có thể vắt sữa và bỏ đi.
Đặc biệt, đối với trường hợp mẹ bị nổi mề đay do nhiễm trùng cấp, nhiễm virus, vi khuẩn, nấm thì không nên cho con bú. Bởi những tác nhân gây bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con qua tiếp xúc gần. Ngay cả việc vắt sữa để cho trẻ bú bằng bình cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối.
2. Top 8 cách chữa mề đay an toàn đối với phụ nữ cho con bú
Vậy đang cho con bú bị dị ứng phải làm sao? Tùy từng nguyên nhân gây ra tình trạng này mà sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc là vừa điều trị bệnh vừa đảm bảo an toàn cho bé khi bú sữa mẹ. Dưới đây là các cách chữa mề đay tại nhà cho phụ nữ cho con bú. Các mẹo dân gian này rất dễ thực hiện lại lành tính.
2.1. Chườm lạnh
Để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mẹ có thể chườm lạnh. Đây là cách điều trị tại chỗ tạm thời. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Người bệnh dùng khăn lạnh, chai nước lạnh để chườm lên vùng bị nổi mề đay. Thời gian chườm là 15 phút. Lưu ý không chườm lên vùng da có vết thương hở.
2.2. Chườm lá kinh giới
Trong dân gian, lá kinh giới thường được sử dụng cho các trường hợp mẩn ngứa, mề đay, viêm nhiễm. Nó còn giúp điều hòa khí huyết, thải độc.
– Rửa sạch 100g lá kinh giới. Sau đó để ráo và cắt thành từng khúc.
– Sao vàng kinh giới cùng 1 thìa muối hạt.
– Bọc hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng da bị mề đay. Lưu ý đến nhiệt độ để tránh bị bỏng.
2.3. Mẹ bỉm sữa bị nổi mề đay nên dùng gừng
Gừng không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà còn có thể trở thành nguyên liệu để trị bệnh. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp đào thải độc tố.
– Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ, cắt lát.
– Đắp gừng tươi lên vùng da bị nổi mề đay trong 15 phút.
– Rửa lại vùng da này bằng nước ấm sạch.
2.4. Uống nước lá khế
Mẹ bị nổi mề đay có thể sử dụng lá khế. Bởi loại lá này giúp chống viêm, giải độc, giảm bớt tình trạng ngứa, mẩn đỏ.
– Lấy 100g lá khế và vài cành khế non, rửa sạch
– Cho lá và cành khế vào nồi, đổ nước đủ ngập mặt lá và cành. Đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa để trong 5 phút.
– Chắt lấy nước uống.
2.5. Uống nước lá tía tô
Phụ nữ cho con bú bị nổi mề đay có thể dùng lá tía tô. Với khả năng kháng khuẩn, tính ấm, loại lá này xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa mề đay. Thành phần của lá tía tô có hydrocumin, perillaldehyd, limonen… hỗ trợ làm lành tổn thương tại da.
– Lấy 200g lá tía tô rửa sạch.
– Vò lá rồi đun với 2 lít nước. Để sôi trong 5 phút rồi tắt bếp.
– Chắt lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.
2.6. Mẹ đang cho con bú bị nổi mề có thể uống rau má
Rau má giúp làm mát gan, thải độc cũng như cung cấp vitamin cho cơ thể. Sử dụng rau má khá an toàn cho mẹ mới sinh bị nổi mề đay.
– Lấy 100g lá rau má rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút. Tráng lại bằng nước lọc.
– Xay rau má thành sinh tố để uống.
2.7. Uống nước lá đinh lăng
Lá đinh lăng có vị ngọt, tính mát. Đinh lăng được xem là có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, phù hợp điều trị các bệnh ngoài da.
– Lấy 100g lá đinh lăng rửa sạch.
– Vò nát rồi đun cùng 300ml nước. Đun sôi trong 15 phút rồi chắt nước ra bát và đun tiếp với 300ml nước lần thứ hai. Sau đó lại chắt lấy nước.
– Hòa 2 phần nước với nhau để uống.
2.8. Tắm lá trà xanh
Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, cấp ẩm cho làn da. Do đó nó có khả năng cải thiện các bệnh ngoài da, trong đó có mề đay.
– Rửa sạch 100g lá trà xanh rồi nấu với 3 lít nước.
– Để nước nguội bớt rồi dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị mề đay.
3. Lưu ý từ chuyên gia
Ngoài việc nắm rõ mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú cùng cách khắc phục tình trạng này, chuyên gia cũng lưu ý:
– Xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm rau quả, trái cây. Uống đủ nước. Kiêng thực phẩm cay nóng, hải sản, lạc, rượu bia… để tránh làm bệnh thêm nặng.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày. Tốt nhất là nên tắm nước ấm và không nên kỳ cọ quá mạnh.
– Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh tối đa căng thẳng. Có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân để bớt áp lực trong quá trình chăm sóc con.
– Nếu các biện pháp chữa trị tại nhà không phát huy hiệu quả, tình trạng bệnh nặng hơn đi kèm các dấu hiệu bất thường khác hãy tới ngay các cơ sở y tế.
Hy vọng bài viết đã giải tỏa thắc mắc mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú của chị Thúy. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ vấn đề gì có liên quan đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.