Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đa số các bệnh nhân đều e ngại việc “động dao kéo” vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật.
1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu (giữa hai đốt sống của cột sống) và chèn ép lên các rễ dây thần kinh, tuỷ sống gây ra các triệu chứng đau nhức, cản trở vận động…
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Thoái hóa: Những người ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương cột sống: Khi cột sống chịu một tác động mạnh đột ngột có thể làm đĩa đệm trượt khỏi vị trí trung tâm đốt sống, đĩa đệm bị rách, chèn vào dây thần kinh…
- Lao động, vận động sai tư thế.
- Do mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh như: gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống.
- Do di truyền: Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sức khỏe, người bệnh có thể rơi vào tình trạng tê, liệt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, khi có biểu hiện bất thường về xương khớp, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
>> Tìm hiểu thêm: Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm. Với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn như: dùng thuốc, luyện tập, vật lý trị liệu… Chỉ với những trường hợp bệnh nặng, đã điều trị bằng các phương pháp bảo tồn trên nhưng không hiệu quả thì mới được khuyên mổ. Dưới đây là 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật mà người bệnh có thể tham khảo.
2.1. Dùng thuốc tây để giảm đau, viêm do thoát vị đĩa đệm
Các loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định dùng là các loại thuốc giảm đau chống viêm sưng không có steroid như: Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac… các loại thuốc giãn cơ như: Myonal, Mydocalm… Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại vitamin bồi bổ thần kinh như vitamin B (B1, B6, B12).
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc tây cũng có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, bệnh dễ tái phát.
2.2. Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật bao gồm các bài tập kéo dài, nâng vật nặng, bài tập cốt lõi và đi bộ. Phương pháp này có tác dụng làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, giảm đau, tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh…
Tuy nhiên vật lý trị liệu chỉ tập trung vào điều trị các triệu chứng chứ không thể chữa lành hoàn toàn được bệnh. Vì vậy, phương pháp này thường được kết hợp với thuốc uống để điều trị căn nguyên gây bệnh, mang lại hiệu quả và phòng tránh bệnh tái phát.
Bài viết trên đã “mách” bạn 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp massage, xoa bóp, vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.