Trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư? Câu trả lời nhiều người giật mình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư? Câu trả lời nhiều người giật mình

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    26/11/24

    Hỏi: Tôi năm nay 40 tuổi, mắc bệnh trào ngược dạ dày gần 8 năm nay. Dù đã uống thuốc nhưng vẫn không khỏi, bệnh tái đi tái lại. Vậy, tôi muốn hỏi trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư?

    5/5 - (1 bình chọn)

    (Nguyễn Văn Lĩnh, ở Phủ Lý – Hà Nam)

    Trả lời:

    Cảm ơn anh Lĩnh đã tin tưởng gửi thắc mắc về cho Tâm Bình. Câu hỏi “trào ngược dạ dày bao lâu bị ung thư” luôn được người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, sau một thời gian dài mắc bệnh họ đều có chung nỗi lo lắng về ung thư.

    Để giúp cho anh Lĩnh cũng như độc giả có câu trả lời và thông tin về biến chứng ung thư do trào ngược dạ dày chúng tôi xin được cung cấp những thông tin dưới đây.

    Bài viết đã được tham vấn bởi Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, mời độc giả cùng tham khảo.

    1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày

    Trước khi biết được trào ngược dạ dày có gây ung thư không và bao lâu gây ung thư thì độc giả cần có thông tin sơ lược về bệnh.

    Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, có khoảng 10 – 20% dân số mắc bệnh. Và bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Khi mắc bệnh, lượng axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương gây cảm giác khó chịu.

    Triệu chứng người trào ngược thường gặp phải là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp phải triệu chứng như đau vùng thượng vị, khó chịu sau xương ức, khó nuốt, khàn giọng….

    Có thể nói, trào ngược dạ dày là bệnh lý nhẹ. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp mắc bệnh đều có tâm lý chủ quan, không thăm khám điều trị tích cực. Về lâu dài sẽ gây ra những biến chứng viêm loét thủng thực quản, hen suyễn, xuất huyết tiêu hóa… nặng hơn nữa là ung thư thực quản.

    Trào ngược dạ dày

    Click xem thêmTrào ngược dạ dày – Đi tìm nguyên nhân gây ra bệnh lý hàng nghìn người Việt mắc phải 

    2. Trào ngược dạ dày có nguy cơ gây ung thư không?

    Câu trả lời là có. Nhiều người khi bị trào ngược dạ dày thường lo lắng và e sợ bệnh có thể gây ung thư.

    Thực tế cho thấy, trào ngược dạ dày thực quản mạn tính sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tuyến – một trong hai loại ung thư thực quản chính.

    Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính có thể dẫn đến tình trạng Barrett thực quản. Đây là tình trạng tế bào phần dưới thực quản bị ảnh hưởng, được thay thế bằng những tế bào bất thường. Mặc dù những tế bào này không phải ung thư nhưng chúng lại có khả năng phát triển thành tế bào ung thư.

    Nghiên cứu và thực tế cho thấy, những người bị trào ngược dạ dày và Barrett thực quản có nhiều khả năng ung thư hơn người chỉ bị trào ngược.

    Nghiên cứu cho thấy, khi bệnh nhân có biến chứng gọi là Barrett thực quản mà không ghi nhận chuyển sản, nghịch sản, loạn sản thì tỷ lệ ung thư chiếm 0.5%.

    Tuy nhiên, trường hợp trào ngược có biến chứng Barrett nhưng ghi nhận tình trạng nghịch sản, loạn sản, chuyển sản thì nguy cơ ung thư là 10%, thậm chí 40%.

    Biến chứng Barrett có nguy cơ ung thư ở người bị trào ngược dạ dày

    Biến chứng Barrett có nguy cơ ung thư ở người bị trào ngược dạ dày

    3. Trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư?

    Thật khó để có thể đưa ra thời gian chính xác trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư. Bởi, gây ra biến chứng ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải đơn giản chỉ là thời gian.

    Như đã chia sẻ ở trên, thực tế trào ngược dạ dày thực quản không tự động dẫn đến ung thư. Bệnh nếu không điều trị gây ra tình trạng mạn tính làm tổn thương dạ dày, thực quản.

    Theo thời gian, có thể là 10 năm, thậm chí 15, 20 năm hoặc lâu hơn xuất hiện tình trạng Barrett thực quản. Đây mới là biến chứng nguy hiểm và là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ung thư thực quản.

    Và để từ quá trình trào ngược dạ dày thực quản chuyển sang Barrett cần thời gian kéo dài và phụ thuộc nhiều yếu tố. Có thể kể đến như tần suất trào ngược, các tổn thương trong niêm mạc dạ dày, người bệnh không điều trị…

    trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư

    4. Điều trị trào ngược dạ dày phòng ngừa ung thư

    Thay vì lo lắng trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư, người bệnh cần tích cực điều trị, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.

    Vậy, điều trị trào ngược dạ dày như thế nào? Theo các chuyên gia, người bệnh cần kết hợp điều trị dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, cụ thể:

    4.1. Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc

    Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày như:

    • Thuốc kháng axit: Thuốc hoạt động bằng cách trung hòa axit dạ dày, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu và khó chịu ở dạ dày. Thuốc kháng axit thường chỉ định trong trường hợp nhẹ, có khả năng giảm triệu chứng nhanh nhưng thời gian tác động ngắn.
    • Thuốc kháng thụ thể histamine H2: Có tác dụng giảm tiết axit dạ dày bằng cách liên kết thuận nghịch với thụ thể histamine H2 trên tế bào thành dạ dày. Thuốc giúp giảm chứng ợ nóng, điều trị chứng trào ngược.
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bài tiết axit dạ dày bằng cách gắn với bơm proton ở tế bào thành dạ dày. So với thuốc kháng histamine H2 thì PPI hiệu quả hơn.
    • Thuốc hỗ trợ nhu động ruột: Tăng khả năng vận động của thực quản và dạ dày, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Đồng thời, làm tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới giúp giảm trảo ngược thực quản.

    4.2. Phẫu thuật

    Bệnh trào ngược có thể kiểm soát bằng thuốc, tuy nhiên nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật:

    • Phẫu thuật Nissen: Thủ thuật này thường được thực hiện thông qua phương pháp nội soi. Bác sĩ sẽ quấn phần trên của dạ dày xung quanh cơ vòng thực quản dưới để thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược.
    • Phẫu thuật LINX: Một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tính được quấn quanh ngã ba của dạ dày và thực quản. Lực hút từ giữa các hạt đủ mạnh để giữ cơ vòng đóng lại với axit nhưng đủ yếu cho phép thức ăn đi qua.

    4.3. Chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp

    Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật thì chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng cần được quan tâm. Bởi, việc áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể:

    Chế độ ăn uống:

    • Ăn chậm, nhai kỹ, nên dành 20-30 phút cho mỗi bữa ăn. Khi ăn thì không nên ăn quá no.
    • Bổ sung nhiều chất xơ trong rau, quả, nước, hạn chế gia vị cay nóng như tiêu, ớt….
    • Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn 30 phút giúp dễ tiêu hóa, tuy nhiên nên tránh vận động quá sức.
    • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
    • Không ăn quá khuya, hoặc quá nhiều vào buổi tối.

    Chế độ sinh hoạt:

    • Kê cao gối khi nằm để tránh trào ngược.
    • Hạn chế nằm ngay sau khi ăn
    • Thực hiện chế độ giảm cân an toàn nếu thừa cân, béo phì.
    • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
    • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài. Nếu có hãy thử tập ngồi thiền, yoga để cải thiện.
    • Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

    Xem thêm:

    5. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản

    Một thông tin mà chắc chắn độc giả sẽ phải giật mình là ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm đều tình cờ đi nội soi tiêu hóa. Hoặc có thể do theo dõi định kỳ bệnh trào ngược dạ dày và barrett thực quản.

    50% trường hợp được chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị khó khăn, tốn kém.

    Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cảnh báo nếu người bệnh chú ý sức khỏe. Cụ thể biểu hiện.

    5.1. Nuốt nghẹn, nuốt khó

    Nuốt nghẹn là triệu chứng thường gặp của 95% trường hợp bị ung thư thực quản. Người bệnh thường gặp khó khăn khi bị nuốt thức ăn, cảm giác vướng ở thực quản.

    Ban đầu, người bệnh có thể bị nghẹn thức ăn dạng đặc. Tuy nhiên, sau một thời gian khối u phát triển gây hẹp thực quản thì có khả năng nghẹn cả dạng lỏng.

    5.2. Đau tức vùng ngực sau xương ức khi nuốt

    Biểu hiện này xuất hiện ở hơn 20% trường hợp ung thư, điều này có thể xảy ra cả khi uống nước.

    Cơn đau thường khởi phát từ vùng ngực sau xương ức, sau đó lan ra toàn ngực, thượng vị.

    5.3. Tăng tiết bọt

    Khi thức ăn bị nghẹt thực quản, nước bọt không thể theo thức ăn xuống dạ dày. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác nhiều nước bọt trong họng và phải nhổ liên tục.

    5.4. Ho kéo dài ra máu

    Dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp. Những cơn ho mạn tính, dai dẳng xuất hiện khi có chất nhầy dính trên thành thực quản.

    Ho kéo dài, ho ra máu cảnh báo ung thư thực quản

    Ho kéo dài, ho ra máu cảnh báo ung thư thực quản

    5.5. Khàn tiếng

    Dịch vị đẩy lên bao gồm axit, enzyme tiêu hóa lên thực quản, hầu, họng. Sự tiếp xúc trực tiếp này có thể gây tổn thương, sưng, viêm dây thanh quản. Dây thanh quản bị tổn thương sẽ dẫn đến ho, khàn tiếng.

    Với những trường hợp trào ngược thì khàn tiếng nhẹ, còn nếu xuất hiện triệu chứng ung thư thì thường khàn tiếng nặng, thậm chí khó nói.

    5.6. Mệt mỏi

    Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, sức khỏe giảm sút, thiếu máu, sụt cân.

    6. Phải làm gì khi có triệu chứng ung thư thực quản?

    Khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo ung thư thực quản kể trên, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những thủ thuật cần thiết.

    6.1. Nội soi thực quản

    • Nội soi tiêu hóa trên: Bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng thường được chỉ định khi người bệnh có những dấu hiệu khó nuốt, nuốt đau, buồn nôn, khàn tiếng… Nội soi giúp xác định vị trí u, mức độ hẹp lòng thực quản, tình trạng loét hoặc khối u nghi ngờ.
    • Nội soi thực quản kết hợp với siêu âm đầu dò nội soi. Phương pháp có độ chính xác cao, đánh giá mức độ xâm lấn khối u thực quản.

    6.2. Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan)

    Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nhằm đánh giá giai đoạn ung thư thực quản. Phương pháp giúp phát hiện các tổn thương di căn hạch hoặc di căn xa đến các cơ quan khác.

    Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kết hợp chụp CT-scan với MRI não (nghi ngờ di căn não), nội soi ổ bụng, nội soi lồng ngực…

    6.3. Dấu ấn sinh học ung thư

    Xét nghiệm máu có thể phát hiện CEA, CA 19-9 tăng. Tuy nhiên, các dấu ấn sinh học chỉ đáp ứng đánh giá điều trị và theo dõi sau điều trị.

    Như vậy, bài viết trên vừa giải đáp chi tiết câu hỏi “trào ngược dạ dày bao lâu thì ung thư”. Hi vọng với những thông tin mà Tâm Bình cung cấp đã phần nào giúp cho anh Lĩnh và độc giả có thêm kiến thức về bệnh. Ngoài ra, nếu còn băn khoăn về trào ngược dạ dày độc giả xin vui lòng liên hệ hotline (miễn cước) 1800 282885 để được chuyên gia tư vấn.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Top 6 loại thuốc phổ biến hiện nay 03/12/24
      Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Đây là câu hỏi luôn được người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, sử…
      Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc này 08/11/24
      Ho do trào ngược dạ dày không phải là dấu hiệu điển hình thế nhưng có tới 25% trường hợp…
      Xem ngay 4 cách giảm trào ngược dạ dày gây đau lưng trên 13/11/24
      Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau lưng trên sau khi ăn hoặc nằm đi kèm với buồn…
      Khám trào ngược dạ dày ở đâu Hà Nội? Top 9 địa chỉ uy tín 14/11/24
      Khi nghi ngờ mắc phải bất kỳ bệnh lý nào và muốn biết chính xác về tình trạng của mình,…
      Xem thêm