Nhiễm vi khuẩn HP gây ra nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu cơ chế tác động và các biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm thiểu những ảnh hưởng của tình trạng này.
1. Vi khuẩn HP có gây trào ngược dạ dày không?
Theo thống kê, tại Việt Nam có trên 70% dân số dương tính với HP. Đây là một loại vi khuẩn ký sinh trong dạ dày. Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa, vi khuẩn HP có thể tấn công và gây ra một loạt các vấn đề với dạ dày (mặc dù không phải ai có HP cũng gặp phải tình trạng này).
Bạn đã từng nghe nói tới vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, thậm chí là vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng vi khuẩn HP cũng có thể góp phần gây trào ngược dạ dày thực quản (còn gọi là GERD). Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành vào năm 2009, trên gần 2.442 người độ tuổi trung bình 39,54 cho thấy có tới 82,5% người có vi khuẩn HP dạ dày dương tính mắc GERD.
2. Cơ chế vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày
2.1. HP có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới
2.2. Vi khuẩn HP làm tăng tiết axit dạ dày gây trào ngược
2.3. HP làm thay đổi quá trình vận động của dạ dày
2.4. Vi khuẩn HP làm tổn thương niêm mạc dạ dày
Sự hiện hiện của HP sẽ làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này không chỉ dẫn tới việc vi khuẩn HP gây đau dạ dày mà còn làm suy giảm hoạt động của dạ dày, gây ra một loạt các vấn đề khác, trong đó có trào ngược axit.
3. Dấu hiệu trào ngược dạ dày HP
Về cơ bản, các dấu hiệu trào ngược do vi khuẩn HP gây ra cũng giống như tình trạng trào ngược do các nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, có thể một số trường hợp sẽ đi kèm triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Đau tức, nóng rát vùng chấn thủy: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của trào ngược axit, kể cả trào ngược dạ dày không nhiễm HP.
- Ợ nóng, ợ chua: Cảm giác nóng rát từ vùng thượng vị đi lên cổ, đi kèm với vị chua trong miệng. Cảm giác nóng là do axit dịch vị còn vị chua là do thức ăn trào ngược lên cuống họng.
- Buồn nôn, nôn: Đây vừa là dấu hiệu của GERD lại vừa là triệu chứng vi khuẩn HP gây buồn nôn.
- Nếu cơn trào ngược dạ dày xảy ra khi ngủ có thể gây ra một số triệu chứng như: ho, thở khò khè, mất ngủ.
Ngoài ra, còn có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như vi khuẩn HP gây tiêu chảy, hôi miệng, đầy hơi, chướng bụng…
4. Trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản thường tái đi tái lại. Nhưng nếu kiểm soát tốt, tình trạng này không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do HP mà không được điều trị dứt điểm có thể diễn biến phức tạp với nhiều hệ lụy hơn:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Vi khuẩn HP có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó hình thành các ổ viêm, vết loét.
- Viêm loét thực quản: Nếu trào ngược dạ dày lâu ngày sẽ khiến dịch vị axit ăn mòn niêm mạc thực quản gây loét.
- Xuất huyết dạ dày: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng. Lúc này niêm mạc dạ dày bị ăn mòn tới mức làm vỡ động mạch, gây xuất huyết trong dạ dày.
- Tăng khả năng mắc bệnh hô hấp: Do axit trào ngược lên thực quản nên khả năng người bệnh hít phải dịch vị này là rất lớn. Điều này làm tăng khả năng viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm họng.
5. Chẩn đoán
5.1. Khám lâm sàng
5.2. Xét nghiệm vi khuẩn HP
Để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP bác sĩ có thể tiến hành một trong các phương pháp sau:
- Xét nghiệm huyết thanh: Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu và kiểm tra sự xuất hiện của kháng thể HP trong máu.
- Xét nghiệm hơi thở urease: Được thực hiện bằng cách người bệnh sẽ được uống dung dịch chứa ure. Sau đó thở theo hướng dẫn vào thiết bị đo chuyên dụng để kiểm tra sự hiện diện của HP.
- Nội soi dạ dày: Có 2 hình thức nội soi dạ dày là nội soi gây mê và không gây mê. Mỗi hình thức sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu niêm mạc dạ dày. Mẫu này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có chứa vi khuẩn HP hay không.
- Xét nghiệm phân: Mẫu phân được thu thập sẽ được mang vào phòng thí nghiệm để tìm kháng nguyên HP.
5.3. Kiểm tra chức năng dạ dày – thực quản
Phương pháp này giúp xác định hoạt động của cơ vòng thực quản và tình trạng trào ngược axit.
- Đo pH thực quản 24 giờ: Giúp xác định mức độ trào ngược axit trong 24 giờ. Điều này giúp chẩn đoán chính xác liệu bạn có đang bị GERD hay không, loại trừ các bệnh lý khác. Thêm vào đó nó cũng giúp xác định mức độ của tình trạng trào ngược.
- Đo áp lực thực quản HRM: Đo áp lực, khả năng thực hiện chức năng của cơ vòng thực quản dưới.
6. Điều trị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP
6.1. Thuốc trào ngược dạ dày HP
Hãy sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu dùng sai thuốc, sai liều lượng, hay tự ý ngưng liều có thể gây phản tác dụng.
- Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc: Amoxicillin, clarithromycin, metronidazole… Bác sĩ có thể chỉ định 2 loại kháng sinh đồng thời để tiêu diệt HP.
- Thuốc ức chế bơm proton: Meprazole, Lansoprazole… Giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản.
- Thuốc kháng histamine H2: Anitidine, famotidine… Giúp giảm tiết axit dạ dày nhờ cơ chế chọn lọc thụ thể H2 ở thành dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, bismuth… Bọc quanh niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày trước tác động của lượng axit lớn.
6.2. Mẹo giảm trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP
Một số mẹo dân gian có thể hỗ trợ tình trạng này. Bạn có thể thử một hoặc tất cả các cách dưới đây.
- Nghệ và mật ong: Trộn đều 1 thìa cà phê tinh bột nghệ với mật ong để tạo thành hỗn hợp để ăn vào sáng sớm. Curcumin trong nghệ giúp giảm tiết axit dạ dày, ức chế hoạt động của các chất gây viêm; phục hồi các vết loét ở niêm mạc dạ dày; kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Trà hoa cúc: Uống loại trà này trước khi đi ngủ 1 tiếng sẽ giúp ngăn chặn triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản; thư giãn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể hãm trà từ hoa cúc khô hoặc dùng trà hoa cúc túi lọc.
- Trà gừng: Uống trà gừng giúp cải thiện các cơn đau thượng vị, giảm buồn nôn, ức chế HP. Bạn có thể hãm 2 – 3 lát gừng trong nước sôi để uống hoặc dùng trà gừng đóng gói sẵn.
6.3. Sử dụng gối chống trào ngược
Để tránh trào ngược dạ dày vào ban đêm, đặc biệt là những trường hợp thường gặp phải tình trạng này, bạn có thể dùng gối chống trào ngược. Loại gối này được thiết kế đặc biệt để giúp thực quản luôn ở cao hơn dạ dày lúc nằm, giảm khả năng trào ngược axit.
6.4. Thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng
Để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị, bạn cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng:
- Không nên ăn quá no vào một bữa. Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm làm tăng tiết dịch vị dạ dày như: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thức ăn nhanh. Hạn chế rượu bia, cà phê, nước có ga.
- Tránh thức khuya, căng thẳng kéo dài.
6.5. Phẫu thuật
Đây thường là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác tỏ ra không hiệu quả. Nó giúp gia tăng lực của cơ vòng thực quản để ngăn chặn tình trạng trào ngược axit. Tuy nhiên, cách này không tác động vào căn nguyên là vi khuẩn HP. Loại phẫu thuật thường được áp dụng trong trường hợp này là Nissen fundoplication. Phẫu thuật này dùng phần trên của dạ dày quấn quanh cơ vòng thực quản dưới.
KẾT LUẬN
Vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù các triệu chứng của trào ngược axit không gây ra những hệ lụy quá nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhưng nếu không kiểm soát được sự phát triển và tấn công của vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày… Các biện pháp có thể thực hiện là thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, mẹo dân gian, sử dụng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.
Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề có liên quan hãy gọi tới hotline 1800.28.28.85 để được giải đáp.
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tác động của vi khuẩn Helicobacter Pylori lên bệnh trào ngược dạ dày thực quản
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3481226/
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”