Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn được hơn 2 năm nhưng vẫn chưa có “tin vui”. Tìm hiểu trên mạng được biết có thể do tinh trùng gặp vấn đề. Xin hỏi hình ảnh tinh trùng bình thường, bất thường như thế nào? Có thể phân biệt bằng mắt thường được không? Xin cảm ơn. (Anh Nguyễn Thế K – Hải Phòng).
Trong bài viết sau đây, Th.S, BS Nguyễn Thị Hằng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc; đồng thời đưa ra lời khuyên hữu ích.
1. Tìm hiểu về tinh dịch, tinh trùng của nam giới
Tinh dịch, tinh trùng là những khái niệm được đề cập phổ biến khi đề cập đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Nhiều người hay “đánh đồng” tinh trùng và tinh dịch. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Tinh dịch là chất lỏng được phóng ra khi nam giới xuất tinh. Đặc điểm thường thấy của chúng là dạng sệt, hơi quánh, màu trắng đục hoặc hơi trong. Tinh dịch chính là môi trường chứa đựng và nuôi dưỡng tinh trùng.
Nói một cách dễ hiểu, tinh dịch và tinh trùng đều được sản xuất tại cơ quan sinh sản của nam giới, nhưng tinh trùng chỉ là một phần của tinh dịch. Bằng mắt thường, ta có thể dễ dàng nhìn thấy và đánh giá hình thái của tinh dịch. Còn tinh trùng là những tế bào rất nhỏ. Cần phải quan sát và đánh giá bằng kính hiển vi.
Số lượng, chất lượng tinh trùng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định khả năng sinh sản của nam giới.
2. Hình ảnh tinh trùng bình thường, khỏe mạnh
Đối với sinh sản tự nhiên, sau khi tinh dịch được phóng vào âm đạo của nữ giới, những “tinh binh” khỏe mạnh sẽ di chuyển vào bên trong tìm trứng. Sau đó, một tinh trùng “ưu tú” nhất sẽ “chui” được vào bên trong để tiến hành quá trình thụ thai.
Vậy, hình ảnh tinh trùng bình thường như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
TIÊU CHÍ | ĐẶC ĐIỂM CỤ THỂ |
✅ Kích thước | ⭐ Mỗi tinh trùng có kích thước khoảng 65-70 µm. |
✅ Cấu tạo | Cấu tạo của tinh trùng khỏe mạnh gồm 3 phần sau:
⭐Đầu: Phần đầu của tinh trùng có hình dạng như giọt nước dẹt, bên trong chứa nhân mang bộ nhiễm sắc thể, trong đó có 1 NST giới tính. Phía trên nhân có túi cực hình đầu mũ, chứa các enzyme có tác dụng tiêu hủy các chướng ngại vật xung quanh trứng và lớp màng ngoài của trứng, giúp tinh trùng xâm nhập vào bên trong để thụ tinh với trứng. ⭐Cổ: Đây là phần nằm giữa đầu và đuôi. Cổ tinh trùng rất mềm mại, làm cho đầu tinh trùng dễ dàng quay từ bên này sang bên kia, thuận tiện trong quá trình di chuyển. ⭐Đuôi: Được chia thành các phần chính, phần giữa, phần cuối. Trong đó đoạn giữa chứa các ty thể giúp tinh trùng di chuyển. Đuôi mỏng và thon dần giúp tinh trùng có thể quẫy và bơi một cách thuận lợi. |
✅ Tốc độ di chuyển | ⭐ Tinh trùng khỏe mạnh có tốc độ di chuyển 2,5cm mỗi 15 phút. Trên thực tế, tốc độ này bị ảnh hưởng bởi độ quánh của chất nhày cổ tử cung. |
✅ Thời gian tồn tại | ⭐ Hầu hết tinh trùng sống được ở cổ tử cung trong 24-48h.
⭐Trong điều kiện thích hợp, tinh trùng có thể sống tới 5 hoặc 6 ngày sau khi giao hợp. ⭐Trong ống dẫn trứng, tinh trùng cũng có thể sống đến vài ngày. |
3. Tinh trùng thế nào là bất thường?
Tinh dịch chứa tinh trùng khỏe mạnh hay không, bằng quan sát mắt thường sẽ không thể đánh giá được. Tuy nhiên, có thể phần nào phán đoán chất lượng tinh binh thông qua đặc điểm của tinh dịch. Nếu tinh dịch có những dấu hiệu sau, tỷ lệ tinh trùng bất thường sẽ cao hơn:
>>> Tinh dịch ít
Tinh dịch bình thường nam giới mỗi lần xuất ra khoảng 1,5 – 5ml với số lượng tinh binh tối thiểu vào khoảng 40 triệu con. Nếu ít hơn số trên, có thể số lượng tinh trùng không đảm bảo. Bạn cần để ý sau mỗi lần quan hệ để ước chừng.
>>> Tinh dịch vón cục
Tinh dịch có nhiều hạt li ti màu trắng, nâu, thậm chí quánh lại như thạch, hạt gạo… khiến khả năng di chuyển của tinh trùng bị ảnh hưởng. Đây là yếu tố gây cản trở quá trình sinh sản; là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới
>>> Tinh dịch loãng
Nếu tinh dịch loãng như nước, không có độ sánh thì khả năng cao nam giới bị ít tinh trùng. Trong những trường hợp này, hình ảnh tinh trùng bình thường được tìm thấy cũng khá hạn chế.
>>> Màu sắc bất thường
Thông qua màu sắc tinh dịch, bạn có thể phần nào trả lời câu hỏi tinh trùng có khỏe mạnh hay không? Bình thường, chất lỏng xuất ra sau khi quan hệ sẽ có màu trắng đục hoặc hơi vàng.
Tuy nhiên, nếu thấy chúng có các màu sắc lạ như xanh, vàng đậm, cam, nâu, đỏ… thì bạn cần cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh.
>>> Không hóa lỏng
Sau vài phút tinh dịch vẫn đông đặc, không hóa lỏng là nguyên nhân cản trợ sự di chuyển của tinh trùng. Nếu thời gian hóa lỏng chậm bạn cũng cần lưu ý.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng
Theo các bác sĩ sản khoa, số lượng, chất lượng tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm bố của các đấng mày râu. Những yếu tố tưởng chừng không liên quan có thể khiến tinh trùng của bạn trở nên yếu hoặc khỏe hơn:
- Chế độ dinh dưỡng
- Thói quen vận động
- Cân nặng, chỉ số BMI
- Tần suất xuất tinh của nam giới
- Nồng độ hormone sinh dục Testosterone
- Sử dụng các loại thuốc điều trị: thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm…
- Di chứng sau phẫu thuật
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…
5. Lời khuyên từ chuyên gia để có tinh trùng khỏe mạnh
Hình ảnh tinh trùng bình thường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kích thước, hình dạng, tốc độ di chuyển, cấu tạo ADN, thời gian tồn tại… Vậy, để tinh trùng khỏe mạnh, nam giới cần lưu ý những gì?
5.1 Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh lý của nam giới nói riêng. Phái mạnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phong phú; giàu protein, vitamin, khoáng chất, hạn chế chất béo.Đặc biệt, nên bổ sung các thực phẩm giúp bổ thận tráng dương, tăng Testosterone nội sinh như:
- Hải sản: đặc biệt là hảu biển, tôm, cua, cá…
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
- Rau xanh: súp lơ xanh, rau hẹ, rau bina, hành tỏi tây…
- Các loại hạt dinh dưỡng: hạt điều, hạnh nhân, óc chó…
- Trái cây: cam, quýt, dâu tây, nho, quả việt quất…
5.2 Duy trì lối sống lành mạnh
Nhiều nam giới do công việc bận rộn nên thường xuyên thức khuya, làm việc căng thẳng, không có thời gian nghỉ ngơi. Đây có thể là nguyên nhân khiến chất lượng tinh trùng suy giảm. Lời khuyên được đưa ra là:
- Nên chủ động sắp xếp để đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Từ bỏ những thói quen như lạm dụng thủ dâm, quan hệ tình dục quá độ
- Hạn chế mặc quần chật, bó sát
- Không thể thao với cường độ nặng…
- Không tắm lâu dưới làn nước quá ấm…
5.3 Điều trị dứt điểm bệnh nam khoa
Các bệnh nam khoa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn khiến sức khỏe tình dục của phái mạnh giảm sút. Cần thăm khám chuyên khoa sớm để có phương pháp điều trị triệt để, đề phòng bệnh ngày một nặng.
5.4 Bảo hộ an toàn nếu làm việc trong môi trường độc hại
Một số nghề nghiệp đặc trưng phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nhiễm sóng điện từ, nhiễm hóa chất… đe dọa trực tiếp đến khả năng làm cha của các đấng mày râu. Cần trang bị đồ bảo hộ an toàn để hạn chế những rủi ro gặp phải.
5.5 Bổ sung Testosterone
Khoa học đã chứng minh, nồng độ Testosterone thấp là nguyên nhân quan trọng khiến tinh trùng ít và yếu. Vì vậy, nếu xét nghiệm Testosterone ở mức thấp, nam giới cần có biện pháp bổ sung để bù đắp lượng hormone thiếu hụt.
Nên bổ sung Testosterone tự nhiên từ thực phẩm hoặc thảo dược để đảm bảo an toàn. Nếu áp dụng liệu pháp Testosterone tổng hợp, cần có sự chỉ định và giám sát từ bác sĩ chuyên môn.
>>> XEM THÊM:
- Tinh trùng loãng là gì? Có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
- Tinh trùng yếu nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý từ bác sĩ sản khoa
- Cách kiểm tra tinh trùng chính xác nhất – Nam giới có thể tự thực hiện tại nhà
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.