Thoát vị đĩa đệm có chữa được không, cần lưu ý gì trong quá trình điều trị? Đây là thắc mắc của nhiều người. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
1. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Để trả lời câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chữa được không, các chuyên gia đã đưa ra nhận định là hoàn toàn có thể chữa được bằng cách điều trị bảo tồn (dùng thuốc, vật lý trị liệu,…) hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát. Ngoài ra, hiệu quả của việc điều trị còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
1.1. Phương pháp điều trị
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau như: dùng thuốc Tây, phẫu thuật, vật lý trị liệu, các sản phẩm Đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, như sử dụng thuốc Tây sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên không triệt để và có thể gây tác dụng phụ. Với các sản phẩm Đông y, có hiệu quả cao và lâu dài, an toàn không gây tác dụng phụ nhưng người bệnh cần sử dụng trong một thời gian dài để có hiệu quả tốt nhất.
Tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Bởi vậy, khi thấy các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đi khám để được tư vấn cụ thể.
1.2. Tình trạng bệnh lý
Tùy vào từng tình trạng bệnh mà tỷ lệ chữa bệnh thành công khác nhau. Cụ thể, với tình trạng thoát vị đĩa đệm nhẹ thì sẽ nhanh khỏi hơn trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng.
1.3. Yếu tố môi trường, nghề nghiệp
Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân chữa trị thoát vị đĩa đệm lại có công việc đòi hỏi lao động, mang vác, cúi người hoặc không có thời gian áp dụng đầy đủ liệu trình chữa trị, thì việc chữa khỏi thoát vị đĩa đệm sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc kết hợp ăn uống, luyện tập, lối sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh.
2. Dự phòng thoát vị đĩa đệm tái phát cần lưu ý gì?
Thoát vị đĩa đệm dù đã điều trị thì vẫn có nguy cơ tái phát cao, vì vậy để dự phòng bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo môi trường sống và làm việc tốt, giữ cơ thể ấm và khô ráo.
- Người lao động chân tay không nên mang vác nặng, cúi người… tránh gây áp lực cho vùng lưng.
- Người béo phì nên giảm cân, tránh tâm lý căng thẳng.
- Trong thực đơn hàng ngày cần bổ sung các thực phẩm giàu axit béo Omega-3, canxi và hạn chế những món ăn nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai cho cơ lưng và cơ bụng.
- Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đi xe đường xóc, nếu cần thiết có thể đeo đai lưng.
Thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa được không. Chữa thoát vị đĩa đệm là một con đường dài, vì vậy người bệnh cần có ý chí và tinh thần kiên định. Chúc bạn luôn kiên trì để xua tan nỗi lo thoát vị đĩa đệm.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.