Dâm dương hoắc – Thảo dược tráng kiện dương khí giúp quý ông “yêu” bền bỉ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Dâm dương hoắc – Thảo dược tráng kiện dương khí giúp quý ông “yêu” bền bỉ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    29/01/21

    Dâm dương hoắc được mệnh danh là “viagra thiên nhiên” kích thích ham muốn tình dục, giúp quý ông “yêu” lâu hơn. Tuy nhiên, công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng vị thuốc này thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về Dâm dương hoắc, tham khảo ngay bài viết bên dưới.

    4.8/5 - (183 bình chọn)

    1. Cây dâm dương hoắc là gì?

    Dâm dương hoắc hay còn gọi là Thiên lưỡng kim, Hoàng liên tổ, Khí trượng thảo, Tam chi cửu diệp thảo, Phỏng trượng thảo, Cương tiền, Can kê cân, Tiên linh tỳ, Hoàng liên tổ.

    – Tên khoa học: Epimedium

    – Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae)

    Dược liệu thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao 0,5 – 0,8m. Hoa màu trắng, cuống dài.

    Dâm dương hoắc

    Dâm dương hoắc

    Dâm dương hoắc có nhiều loại, mỗi loại lại có hình dáng khác nhau, cụ thể:

    • Dâm dương hoắc lá to: Cây có chiều dài 40cm, mọc trên những ngọn cây. Mỗi cây có 3 cành, mỗi cành 3 lá. Lá cây có hình dạng như quả trứng hoặc tim, dài 12cm, rộng 10cm. Bên dưới lá màu xanh, bên trên là màu vàng nhẵn.
    • Dâm dương hoắc lá mác: Là cây có dạng mũi tên, dài 14cm, rộng 5cm. Đầu lá nhọn, mép lá có hình răng cưa.
    • Dâm dương hoắc lá hình tim: Lá hình tim tròn, rộng 6cm, dài 5cm. Phần thân cây giống với loại lá to.

    Vị thuốc này mọc chủ yếu ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở những vùng núi cao như: Sapa – Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang…

    Bộ phận được sử dụng làm thuốc là: lá và rễ .

    2. Thành phần 

    Thành phần chủ yếu của Dâm dương hoắc cho hoạt tính sinh học là Flavonoid, bao gồm:

    • 28 hợp chất là chiếm ưu thế thuộc nhóm Prenylflavonoid (thành phần dùng phổ biến trong các loại thuốc, chống ung thư chống oxy hóa…)
    • Epimedin C gồm: Icariin, Desoxymetyllcaritin…
    • Lá có nhiều loại tinh dầu và Flavonoid khác như: Alcol xerylic, hentriacontane, phytosterol…
    • Ngoài ra, trong dược liệu còn có một số ít Alkaloid như magnoflorin…

    3. Mùi vị

    Dâm dương hoắc có vị cay, tính ấm, quy kinh can thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, ích tinh…

    4. Thu hái và chế biến

    Thu hái: Lá và rễ cây được thu hoạch hàng năm vào mùa hè, khoảng tháng 5.

    Chế biến: Bộ phận sử dụng làm thuốc, sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, phơi khô. Để bảo quản lâu, không bị hư hỏng, có thể sử dụng máy sấy khô, không để vụn lá.

    Dâm dương hoắc khô

    Chế biến dược liệu

    Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

    5. Tác dụng của Dâm dương hoắc

    Theo phân tích của khoa học hiện đại, trong vị thuốc chứa hợp chất  Phytoestrogen, có tác động đến nội tiết tố và xương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý:

    tác dụng của dâm dương hoắc

    Tác dụng của dược liệu

    • Thúc đẩy quá trình bài tiết tinh dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tinh hoàn, kích thích ham muốn tình dục.
    • Cải thiện hiện tượng rối loạn cương dương, xuất tinh ngoài ý muốn.
    • Bổ thận tráng dương, bài trừ phong tê thấp, tăng sức dẻo dai cơ thể.
    • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp: đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp, gân cốt co rút…
    • Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch.
    • Tăng cường chức năng gan.
    • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính, đỡ ho, hen suyễn.
    • Kháng khuẩn, lợi tiểu và chống lợi tiểu (công dụng tùy theo cách dùng).
    • Cải thiện sinh lý chị em phụ nữ.

    Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, tăng khả năng nhớ lâu, tăng cường sức khỏe.

    Xem thêm [Chữa yếu sinh lý tại nhà] – Top 12 bài thuốc đơn đơn giản, hiệu quả

    6. Dâm dương hoắc có tăng cường sinh lý phái mạnh không?

    Dâm dương hoắc có công dụng ôn thận, tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), khu phong, trừ thấp. Thường dùng để chữa các chứng bệnh liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con…  và là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị yếu sinh lý phái mạnh.

    Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, Y học hiện đại đã chứng minh, trong dược liệu có chứa L-Arginine lớn – đây là chất kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường sinh dục ở nam giới. Cơ thể nếu thiếu chất này sẽ làm giảm ham muốn tình dục.

    Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong vị dược liệu này có các nhóm chất: Flavonoid, Alcaloid, Phytosterol, tinh dầu, axit béo, vitamin E… có tác dụng tăng lưu lượng máu đến dương vật, cải thiện ham muốn tình dục.

    Ngoài ra, theo Healthline, thành phần Icariin ức chế hoạt động của PDE5 (phosphodiesterase-5), ngăn chặn  sự giãn nở động mạch ở dương vật. Điều này giúp máu đến đầy động mạch và dương vật, từ đó tạo ra sự cương cứng dương vật, giúp nam giới lấy lại phong độ, bản lĩnh.

    7. Một số bài thuốc chữa bệnh từ Dâm dương hoắc

    Dâm dương hoắc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, yếu sinh lý ở nam giới. Tùy thuộc vào bệnh mà Dâm dương hoắc được sử dụng khác nhau. Cụ thể:

    Bài thuốc Dâm dương hoắc

    Các bài thuốc

    7.1. Bài thuốc bổ thận

    Chuẩn bị: 15g Dâm dương hoắc, 15g Thục địa, 15g Thỏ tỷ tử, 15g Hoài sơn, 15g Tiền mao, 15g Tang thầm, 15g Tử hà xa, 12g Sơn thù nhục, 2 quả thận dê.

    Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, nấu nhừ. Chia thành 2 phần, ăn hết trong ngày.

    7.2. Bài thuốc chữa liệt dương, di tinh

    Chuẩn bị: 12 Cẩu khỉ, 12 Thỏ tỷ tử, 12g Nhục thung dung, 12g Dâm dương hoắc, 3g Cam thảo, 3 quả đại táo, 8g Đương quy, 8g Đỗ trọng, 16 Ba kích.

    Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước uống. Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

    7.3. Bài thuốc trị phong thấp

    Chuẩn bị: 100g Dâm dương hoắc, 0.5l rượu trắng.

    Thực hiện: Dâm dương hoắc thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh ngâm rượu trắng. Ngâm rượu trong 20 ngày là có thể dùng được.

    Liều lượng: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Duy trì đều đặn để có hiệu quả.

    Dâm dương hoắc ngâm rượu

    Bài thuốc rượu ngâm

    7.4. Bài thuốc chữa xuất tinh sớm, đái rắt, lưng gối đau mỏi

    Chuẩn bị: Dâm dương hoắc, Ích trí nhân, Thỏ tỷ tử, Sơn thù nhục, Ba kích, Ngưu tất, Phá cổ chỉ, Thục địa, Hồ lô ba, Phục linh, Ngưu tất, mỗi vị 500g. 500g Lộc hươu, 60g Trầm hương, 200 Nhục thung dung.

    Thực hiện:

    • Các vị thuốc này đem phơi khô, nghiền bột mịn.
    • Sau đó, trộn với mật ong và vo thành hạt đậu.
    • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

    8. Liều dùng

    Người bệnh chỉ sử dụng 8-15g mỗi ngày. Dùng ở dạng sắc ngâm rượu, nấu cao, tán bột nhỏ.

    9. Mua Dâm dương hoắc ở đâu? Giá bao nhiêu?

    9.1. Mua Dâm dương hoắc ở đâu?

    Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp Dâm dương hoắc trên toàn quốc, người bệnh có thể tìm mua vị thuốc này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng uy tín và đảm bảo chất lượng.

    Với những cơ sở có cửa hàng, bạn có thể tìm đến tận nơi để kiểm tra chất lượng.

    Ở Hà Nội bạn có thể tìm mua tại:

    • Học viện nông nghiệp Việt Nam
    • Vườn ươm Ba Vì
    • Chợ thuốc Đông y

    Tại TP.HCM, bạn cũng có thể tìm mua ở vườn ươm, trại cây giống, viện nông nghiệp….

    */Lưu ý: Không nên mua Dâm dương hoắc, từ những nguồn không uy tín bởi những người bán hàng không đảm bảo được nguồn dược liệu và cách sơ chế, có thể dẫn đến “tiền mất tật mang”.

    9.2. Dâm dương hoắc giá bao nhiêu?

    Dâm dương hoắc được bán với giá như sau:

      • Loại tươi: 140.000 đồng/1kg
      • Loại khô: 250.000 đồng/1 kg
      • Dạng viên:490.000 đồng/1 hộp/ 60 viên

    10. Một số lưu ý khi sử dụng 

    10.1. Tác dụng phụ

    Theo các chuyên gia, tác dụng phụ của vị thuốc chỉ xảy ra khi người bệnh sử dụng quá liều và dùng trong thời gian dài, cụ thể:

        • Co thắt
        • Khó thở nặng
        • Chảy máu mũi
        • Váng đầu
        • Chóng mặt
        • Nôn

    Do đó, trong quá trình sử dụng vị thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    10.2. Kiêng kỵ khi sử dụng

        • Người huyết áp thấp: Do vị thuốc này có tác dụng hạ áp nên những người huyết áp thấp không nên sử dụng, vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.
        • Phụ nữ có thai: Sử dụng có thể gây choáng váng, buồn nôn, động thai, chậm chí sảy thai.
        • Người thể huyết âm hư cũng không nên dùng Dâm dương hoắc.
        • Không dùng quá nhiều (ngày 8-15g) để tránh hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
        • Khi sắc thuốc không nên nấu bằng nồi kim loại, sử dụng nồi đất để không mất dược tính.
        • Không dùng trong trường hợp âm hư hỏa vương, tính dục mạnh.

    10.3. Thận trọng khi sử dụng

        • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
        • Đang sử dụng thuốc tây hoặc vị thuốc khác để điều trị bệnh.
        • Dị ứng với thành phần của thuốc.
        • Mắc các bệnh lý về tiêu hóa, đại tràng.
        • Thận trọng khi mua dược liệu tại các cơ sở không đảm bảo uy tín để tránh “rước họa vào thân”.

    Trên đây là những thông tin sơ bộ về công dụng, cách dùng của Dâm dương hoắc. Để sử dụng hiệu quả vị thuốc này, bạn có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cây chó đẻ chữa bệnh gan có tốt không? Thắc mắc của nhiều người bệnh 04/08/22
      Cây chó đẻ hay còn gọi là Diệp hạ châu từ lâu đã trở thành dược liệu quen thuộc trong…
      [Hỏi – Đáp] cây Nhàu chữa bệnh gout có tốt không? Lưu ý gì? 14/10/21
      Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, đã sử dụng đủ các loại thuốc tây đến đông y nhưng không…
      Cây cỏ xước là gì? Các bài thuốc điều trị xương khớp mới nhất 2021 03/02/21
      Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất, là một trong những vị thuốc có…
      Lá ổi có tác dụng gì? Top 12+ công dụng chữa bệnh không ngờ tới 25/12/20
      Trong dân gian, lá ổi được sử dụng để cải thiện các bệnh về tiêu hóa, xuất hiện nhiều trong…
      Xem thêm