Lá sen có công dụng gì? - Dược liệu dân gian chữa “bách bệnh”
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Lá sen có công dụng gì? – Dược liệu dân gian chữa “bách bệnh”

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    16/04/21

    Nhiều người nghĩ rằng lá sen chỉ có tác dụng gói xôi, gói cốm mà không biết đây được xem là dược liệu phổ biến hạ mỡ máu, điều hóa huyết áp, cải thiện chứng mất ngủ… Để rõ hơn về thành phần, tác dụng và cách dùng của dược liệu này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (263 bình chọn)

    1. Tổng quan về lá sen

    1.1. Lá sen là gì?

    Tên gọi khác: Liên diệp, Hạ diệp

    Tên khoa học: Folium nelumbinis

    Sen là loại cây mang biểu tượng của người Việt Nam. Chúng sống ở hồ nước, đầm lầy, ruộng lúa… và được trồng khắp mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam. Mùa thu hái vào tháng 7-9.

    lá sen

    Bộ phận nào của cây sen cũng được sử dụng làm thuốc và đồ ăn, từ thân, hoa, hạt cho tới lá. Trong đó, điển hình nhất là lá sen.

    Lá có hình bán nguyệt, tròn giống như cái quạt. Đường kính dài 30-60cm, các ven lá có hình gợn sóng nhỏ.

    Bề mặt lá màu xanh lục, mặt nhẵn, chống nước. Mặt dưới có màu nâu xám, nhẵn, nhiều vân dài, ở giữa lá có gân trung tâm được ví như “cột sống” của lá.

    1.2. Thành phần hóa học

    Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lá sen chứa hàng loạt các chất chống oxy hóa như: Tannin, Quercetin, Flavonoid… và khoáng chất khác. Thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm mỡ máu, phòng bệnh tim mạch. Cụ thể

    • Năng lượng: 70kcal
    • Lipid: 2g
    • Natri: 28,5g
    • Kali: 30mg
    • Protein: 4.3g
    • Vitamin A: 105%
    • Vitamin C: 18,8%
    • Canxi: 22,3%
    • Sắt: 16,5%

    1.3. Mùi vị

    Lá sen có mùi thơm, vị hơi đắng.

    1.4. Thu hoạch và chế biến

    Dược liệu chỉ thu hái vào mùa hè và mùa thu, bởi thời gian còn lại trong năm cây sen thường khô và chết. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, để có dược liệu tốt, nên thu hái vào thời điểm cây bắt đầu nở hoa.

    Với Hạ diệp, các bước sơ chế rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắt lá về, bỏ cuống, lau sạch. Sau đó, phơi khô thành hình bán nguyệt, dùng dao bén thái thành miếng mỏng rồi mang đi phơi tiếp cho tới khi khô hẳn.

    2. Lá sen có công dụng gì? Top 11 tác dụng chữa bệnh từ lá sen

    Theo Y học cổ truyền, lá sen khô mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như: giảm cân, cầm máu, giảm mỡ máu, điều trị mất ngủ, hạ huyết áp… Cụ thể.

    công dụng của lá sen

    Công dụng của dược liệu

    2.1. Lá sen chữa mất ngủ

    Thành phần Pyridoxine trong Hạ diệp có tác dụng an thần, thư giãn mạch máu. Từ đó, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, dễ chịu hơn.

    Với tác dụng này, bạn có thể sử dụng lá khô hãm trà uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ.

    2.2. Cầm máu, chữa chảy máu cam từ lá sen

    Quercetin và Flavonoid trong dược liệu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, đồng thời tái tạo mạch máu bị tổn thương. Từ đó, có thể cầm máu, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.

    Nhờ tác dụng cầm máu vết thương, lá sen còn giúp chữa chảy máu cam ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

    2.3. Lá sen hạ huyết áp

    Một công dụng tuyệt vời dành cho người già, người bị cao huyết áp. Tác dụng này đã được kiểm chứng khoa học, nhờ Alkaloid có khả năng kiềm chế sự tăng huyết áp. Giúp người bệnh giảm huyết áp, điều hòa ổn định huyết áp.

    Ngoài ra, Alkaloid cũng là thành phần có tác dụng giảm stress, cân bằng tâm trạng khá tốt.

    2.4. Lá sen giảm cholesterol trong máu

    Trong dân gian, lá sen là một trong những dược liệu được đánh giá cao công dụng hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu.

    Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, hoạt chất trong dược liệu này có tác dụng chống co thắt cơ trơn, ức chế sự loạn nhịp tim, đồng thời đào thải cholesterol ra khỏi đường máu.

    Đặc biệt, thành phần kali và natri dồi dào trong dược liệu này giúp cơ thể trung hòa lượng cholesterol có hại trong cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa mỡ máu, giảm cholesterol trong máu.

    Tuy nhiên, nếu sử dụng lá sen giảm cholesterol trong máu là chưa đủ. Theo Ths.Bs.TTƯT Nguyễn Thị Hằng, nhìn từ góc độ Đông y, bệnh mỡ máu cao không chỉ liên quan tới gan – cơ quan chính tham gia chuyển hóa mỡ, cholesterol mà còn có mối quan hệ mật thiết với các tạng phủ. Do vậy, khi tìm về các thảo mộc tự nhiên, cần chú ý đến yếu tố tổng hòa.

    Chính vì vậy, ngoài lá sen, phải có sự kết hợp với các dược liệu khác như: Nần vàng, Sơn tra, Giảo cổ lam… mới cho mang đến tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả.

    2.5. Cải thiện sức khỏe tim mạch

    Thành phần kali dồi dào trong lá sen ngoài công dụng giảm mỡ máu, còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, duy trì nhịp tim đập ổn định. Từ đó, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ.

    2.6. Giảm tình trạng đau mắt

    Không ít người bất ngờ về công dụng giảm đau mắt ở lá sen, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thành phần flavonoid có trong dược liệu này có tác dụng sát khuẩn, giảm đỏ và đau nhức ở mắt.

    2.7. Lá sen giúp an thần

    Nếu bạn là người làm việc trong môi trường căng thẳng, thường xuyên bị stress có thể sử dụng lá sen. Bởi, hoạt chất Pyridoxine trong lá sen giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm căng thẳng, stress.

    2.8. Thanh nhiệt, giải độc gan

    Hoạt chất Quercetin và Flavonoid trong lá sen mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt tác dụng thanh nhiệt, giải độc lá gan. Ngăn ngừa các hoạt chất bảo vệ lá gan khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virut.

    2.9. Chữa tiêu chảy, bệnh dạ dày

    Những người bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày, táo bón… có thể áp dụng bài thuốc lá sen bởi chất chống oxy hóa, kháng viêm và đặc biệt là thành phần kali dồi dào trong dược liệu này có tác dụng ngừa tiêu chảy, diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày.

    2.10. Giảm cân bằng lá sen

    Hàm lượng calo và Carbonhydrat trong lá sen mang đến tác dụng no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Chính vì vậy, nhiều chị em lựa chọn dược liệu này để thực hiện mục tiêu giảm cân, giảm eo.

    2.11. Ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt nhờ Lá sen

    Hạ diệp có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao. Vì vậy, việc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả là điều tất yếu.

    3. Hướng dẫn các bài thuốc Đông y từ lá sen

    Như đã chia sẻ ở trên, Hạ diệp mang đến nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe của bạn. Để áp dụng hiệu quả, mỗi tác dụng đều có bài thuốc và cách thực hiện tương ứng, phù hợp.

    Theo Thầy thuốc Việt Nam,  các bài thuốc chữa bệnh từ lá sen được thực hiện như sau:

    3.1. Bài thuốc tiêu mỡ, ngăn ngừa béo phì

    • Cho 1 lá sen vào đun lấy nước (nếu không có dạng tươi có thể thay thế bằng dạng khô).
    • Sau đó, cho 100g gạo tẻ vào nấu cháo.
    • Khi cháo chín cho một chút đường trắng vào cùng để dễ ăn.

    3.2. Chữa đau mắt

    • Chuẩn bị 10g Hạ diệp tươi (khô), 4g Cúc hoa vàng, 20g Trắc bá, 20g Ngải cứu.
    • Cho hết nguyên liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước.
    • Đun cho tới khi còn 2/3 lượng nước thì dừng lại.
    • Chia thành 2 phần, dùng hết trong ngày.

    3.3. Bài thuốc chữa ho ra máu, nôn ra máu

    • Lá sen, ngó sen, Sinh địa, mỗi loại 30g.
    • Trắc bá, Ngải cứu mỗi loại 20g
    • Tất cả thái nhỏ, phơi khô và sắc uống trong ngày.

    3.4. Chữa sốt xuất huyết từ hà diệp

    • Chuẩn bị: 40g lá sen, 40 ngó sen, 30g rau má, 20g hạt Mã đề
    • Sắc uống ngày một lần
    • Trường hợp xuất huyết nhiều có thể tăng liều lượng ngó sen lên chừng 50-60g.

    3.5. Bài thuốc chữa rối loạn mỡ máu

    • Rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 100g lá khô, sắc nước uống trong ngày.
    • Hoặc có thể hãm trà, uống thay nước lọc hàng ngày.
    Trà lá sen

    Hãm trà

    3.6. Chữa mất ngủ

    • Lựa 30g lá sen loại bánh rẻ (nên chọn loại tươi), rửa sạch.
    • Thái nhỏ, phơi khô rồi hãm với nước sôi uống.
    • Có thể cho thêm phần tâm sen, bởi tâm sen có tác dụng an thần rõ rệt.

    4. Lá sen mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Lá sen tươi mua ở đâu? Lá sen khô mua ở đâu? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Đông y hoặc cơ sở gia công dược liệu.

    Hiện giá bán dạng khô giao động từ 100.000-150.000 đồng/1kg. Giá lá tươi từ 50.000 – 100.000 đồng/1kg.

    6. Những lưu ý khi dùng lá sen bạn nên biết

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Hạ diệp có tính mát, dễ dùng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng, cụ thể:

    • Không sử dụng lá sen khi đang dùng các sản phẩm giảm cân khác.
    • Hạ diệp có tác dụng hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp cần lưu ý trước khi sử dụng.
    • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng Hạ diệp.
    • Người có thể hàn, uống dược liệu này sẽ khó ngủ, tim đập nhanh. Nếu không biết mà tiếp tục uống có thể suy giảm ham muốn tình dục.
    • Dược liệu có tính mát, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây lạnh bụng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn.

    Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về lá sen và những công dụng chữa bệnh của vị dược liệu này. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.

    Xem thêm

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Hỏi – Đáp] Mỡ máu cao uống linh chi được không? Cần lưu ý gì? 28/06/22
      Tôi được người quen biếu ít nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe, nhưng không biết bị mỡ máu…
      [Top 5] que thử mỡ máu phổ biến nhất – Cách sử dụng và lưu ý 24/05/24
      Que thử mỡ máu là dụng cụ không thể thiếu trong máy đo mỡ máu tại nhà. Khác với máy,…
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen – Áp dụng ngay 5 cách này 07/12/21
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng thảo dược là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong đó, chữa gan nhiễm…
      Cao gắm chữa bệnh gút – Không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời này! 26/08/19
      Điều trị gút bằng thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Do…
      Xem thêm