Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Tìm hiểu phương pháp điều trị tốt nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Tìm hiểu phương pháp điều trị tốt nhất

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    11/10/21

    “Tôi bị thoát vị đĩa đệm đã hơn 3 năm nay, thường xuyên đau nhức, tê bì ở vùng thắt lưng. Gần đây, các cơn đau ngày một nặng thêm và kéo chằng xuống cả phần lưng và đùi. Xin hỏi bác sĩ có nên mổ thoát vị địa đệm không? Nên mổ ở đâu là tốt nhất và cần lưu ý gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

    5/5 - (54 bình chọn)

                                                                                            (Nguyễn Văn Đ – 55 tuổi,  Gia Lộc, Hà Tĩnh)

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ và gửi câu hỏi về cho Tâm Bình. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và gửi đến bạn câu trả lời như sau:

    1. Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không?

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

    có nên mổ thoát vị đĩa đệm không

    Thoát vị đĩa đệm lưng có nên mổ không? Câu trả lời tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thực tế chứng minh, trong 10 người bị thoát vị đĩa đệm thì tới 9 có khả năng người cải thiện triệu chứng hoặc phục hồi mà không cần phẫu thuật. Vì thế, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng cần thiết phải mổ.

    Trước khi quyết định thoát vị đĩa đệm có cần can thiệp ngoại khoa không, bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử điều trị và kết quả chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp MRI). Một số trường hợp bắt buộc phải mổ, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

    Can thiệp ngoại khoa đúng thời điểm giúp loại bỏ nhân thoát vị, đồng thời giải chèn ép các dây thần kinh, giúp phục hồi chức năng đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả.

    2. Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

    Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Theo các chuyên gia y tế, chỉ khoảng 10% số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được chỉ định mổ. Cụ thể là các trường hợp sau đây:

    • Điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện sau khoảng 2 tháng mà không thấy thuyên giảm.
    • Triệu chứng đau, tê bì ở mức độ nặng, chèn ép lên các dây thần kinh, gây nên hội chứng đuôi ngựa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, vận động của người bệnh.
    • Liệt chi, liệt nửa người, mất khả năng kiểm soát vận động.
    • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang dẫn đến đại tiện, tiểu tiện không tự chủ, tiểu són, tiểu rắt…

    Xem thêmThoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    3. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

    Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng can thiệp ngoại khoa cũng mở ra nhiều hướng đi mới. Mỗi phương pháp phẫu thuật đều có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể là:

    các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

    3.1 Phẫu thuật mở

    Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa đầu tiên được áp dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Hiện nay, tuy có nhiều phương pháp phẫu thuật mới ra đời, nhưng các bác sĩ vẫn phải lấy phẫu thuật mở làm quy chuẩn để so sánh hiệu quả.

    Thông thường, với phương pháp này, một đường mổ sẽ được thực hiện từ lối sau qua ống sống, cách vị trí đĩa đệm bị lệch khoảng 3cm. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện cắt dây chằng vàng một bên rồi lấy phần đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài.

    Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi phẫu thuật mổ mở cũng thường gặp những tai biến, biến chứng như: Cắt xén vào rễ thần kinh, rách màng cứng, tổn thương mạch máu và các tặng trong ổ bụng, đau không giảm hoặc đau tăng sau mổ do phù rễ thần kinh, sót mảnh đĩa đệm…

    3.2 Phẫu thuật giải ép vi phẫu

    Để khắc phục những điểm tồn tại của phương pháp phẫu thuật mở, cuối những năm 70 của thế kỷ 20, một nhóm chuyên gia phương Tây đã nghiên cứu và thực hiện thành công phương pháp mổ lấy đĩa đệm có sự hỗ trợ của kính vi phẫu (kính hiển vi) hoặc kính lúp.

    Ưu điểm của phương pháp mổ có sử dụng vi phẫu là đường mổ nhỏ, kính vi phẫu giúp bác sĩ phân biệt rõ gianh giới của rễ thần kinh, xơ sẹo nên hạn chế được tình trạng tổn thương khi phẫu thuật. Đây cũng là phương pháp giúp người bệnh giảm thiểu số ngày nằm viện và thời gian hồi phục sau mổ.

    3.3 Mổ nội soi

    Với phương pháp mổ nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đa kênh với 2 hoặc 4 đường dẫn đường kính 6,1mm. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ hoặc ngoài màng cứng để tránh đau đớn và giúp quá trình mổ diễn ra thuận lợi hơn.

    Ưu điểm của mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm: Phẫu thuật nội soi được thực hiện trực tiếp vào đĩa đệm. Vì vậy, quá trình mổ không gây tổn thương các mô xung quanh. Việc giải quyết các dây thần kinh bị chèn ép cũng dễ dàng hơn . Ngay sau phẫu thuật khoảng vài tiếng, bệnh nhân đã có thể đi lại, vận động. Từ 2-3 ngày là có thể xuất viện.

    Bên cạnh đó, tại các bệnh viện lớn, được trang bị đầy đủ công nghệ và trang thiết bị, người bệnh có thể được phẫu thuật lấy nhân nhầy đĩa đệm bằng phương pháp sử dụng robot (phổ biến là robot Renaissance), sóng cao tần (sóng radio) hoặc tia laser.

    4. Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?

    Sau khi giải đáp được có nên mổ thoát vị đĩa đệm không thì mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất có lẽ là thắc mắc tiếp theo của không ít người. Hiện nay, nhiều cơ sở đã và đang triển khai dịch vụ này. Bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý:

    • Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với điều kiện di chuyển và khả năng tài chính.
    • Tìm hiểu rõ về địa chỉ, thời gian khám chữa bệnh của cơ sở y tế. Có thể đặt lịch trước nếu cơ sở có áp dụng hình thức này để tiết kiệm thời gian.
    • Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm y tế và các xét nghiệm, hồ sơ bệnh án.
    • Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi bác sĩ. Có thể là: chi phí, rủi ro khi tiến hành phẫu thuật và thời gian phục hồi chức năng.

    Nếu bạn là người dân tại Thủ đô, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận hẳn sẽ băn khoăn mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất tại Hà Nội hay mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số gợi ý.

    4.1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

    Đây được coi là cơ sở y tế hàng đầu của cả nước về kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm. Bệnh viện quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành cùng hệ thống trang thiết vị hiện đại. Mỗi ngày Bệnh viện Việt Đức tiến hành hơn 10 ca mổ chữa thoát vị với các bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 – 80.

    Địa chỉ Số 18 Phủ Doãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6
    Sáng: 7h – 12h
    Chiều: 13h30 – 16h
    Điện thoại 024.3825.3531

    4.2 Bệnh viện Bạch Mai

    Nhắc tới địa chỉ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không thể quên Bệnh viện Bạch Mai. Người bệnh có thể khám chữa bệnh tại Khoa Cơ xương khớp hoặc Khoa Chấn thương chỉnh hình. Bệnh viện sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành. Tại đây, người bệnh sẽ được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến, tiệm cận với trình độ thế giới.

    Địa chỉ Số 78 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6 tại Khoa Khám bệnh: Từ 6h30 – 18h
    Thứ 7 tại Khoa Khám bệnh và điều trị theo yêu cầu: Từ 6h30 – 18h
    Điện thoại 024.3869.3731

    4.3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

    Người bị thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật có thể tìm đến Bệnh viện 108. Đây là bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối của ngành Quân y. Bệnh viện là nơi thăm khám đồng thời tiếp nhận bệnh nhân tuyến dưới. Mỗi năm Khoa Ngoại thần kinh của Bệnh viện phẫu thuật hàng trăm ca thoát vị đĩa đệm với tỷ lệ thành công cao. Hiện nay ngoài phương pháp mổ hở truyền thống thì bệnh viện còn áp dụng các phương pháp ít xâm lấn như: mổ nội soi, thấu nhiệt sóng radio…

    Địa chỉ Số 1 Trần Hưng Đạo – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6 tại Khoa Khám bệnh: Từ 6h30 – 17h
    Thứ 7 tại Khoa Khám bệnh và điều trị theo yêu cầu: Từ 6h30 – 17h
    Điện thoại 069.572.400

    4.4 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    Bên cạnh việc mổ thoát vị đĩa đệm, khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn phối hợp với các khoa khác thuộc bệnh viện để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Điều này sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng sau mổ cũng như phòng tránh biến chứng, tái phát. Bệnh viện có khả năng thực hiện nhiều dạng phẫu thuật như: mổ nội soi thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống…

    Địa chỉ Số 1 Tôn Thất Tùng – Quận Đống Đa – Hà Nội
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6 tại Khoa Khám bệnh: Từ 6h30 – 16h30
    Thứ 7 và Chủ nhật tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu: Từ 6h30 – 12h
    Điện thoại 0982.873.112

    4.5 Bệnh viện 103

    Bệnh viện có khả năng điều trị cấp cứu các bệnh nhân nặng: Đau đầu, động kinh, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm tủy, viêm dây thần kinh… Khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện là nơi thực hiện thành công nhiều ca bệnh thoát vị đĩa đệm phức tạp.

    Địa chỉ Số 160 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6 tại Khoa Khám bệnh: Từ 6h – 16h30
    Thứ 2 – Chủ nhật tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu: Từ 6h – 16h30
    Điện thoại 0967.811.616

    4.6 Bệnh viện Chợ Rẫy

    Bệnh viện Chợ Rẫy được xếp hạng Đặc biệt với nhiều chuyên khoa nổi tiếng đã điều trị khỏi bệnh cho một số lượng lớn bệnh nhân. Do đó khi không biết mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất thì đừng bỏ qua địa chỉ này. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở, mổ nội soi hoặc phẫu thuật laser.

    Địa chỉ Số 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6: Từ 7h – 16h
    Thứ 7: Từ 7h – 11h
    Điện thoại 028.3855.4137

    4.7 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh

    Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể tin tưởng đến trị bệnh, phẫu thuật tại cơ sở này. Bởi bệnh viện được đánh giá rất cao về khả năng điều trị thoát vị đĩa đệm.

    Địa chỉ Số 929 Đường Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6: Từ 7h – 20h
    Thứ 7 và Chủ nhật: Từ 7h – 12h
    Điện thoại 028.3923.7007

    4.8 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

    Bệnh viện áp dụng nhiều kỹ thuật mổ hiện đại như mổ nội soi, vi phẫu thuật. Đặc biệt kỹ thuật mổ nội soi cột sống loại bỏ nhân thoát vị tại Bệnh viện này được đánh giá cao. Tỉ lệ thành công của ca mổ đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm là rất cao.

    Địa chỉ Số 215 Hồng Bàng – Phường 11 – Quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh
    Thời gian Thứ 2 – Thứ 6: Từ 7h – 16h30
    Thứ 7: Từ 7h – 11h30
    Điện thoại 028.3950.6126

    5. Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

    Chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định thời gian và mức độ phục hồi của người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết mà bệnh nhân và người nhà đều cần biết:

    chăm sóc sau khi phẫu thuật đĩa đệm

    5.1 Về chế độ dinh dưỡng

    Sau khi phẫu thuật là thời điểm cơ thể cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhất. Nên tăng cường đầy đủ 4 nhóm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc thực vật và canxi.

    Một số thực phẩm nên ăn thường xuyên là:

    • Trái cây: đặc biệt là trái cây họ cam, quýt, táo, nho, kiwi…
    • Các loại hạt: nhất là hạt họ đậu như đậu tương, đậu gà, hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân…
    • Rau xanh: rau bina, cải kale, súp lơ, cần tây…
    • Sữa động vật, sữa chua, ngũ cốc.

    Khoảng 5 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng thức ăn dạng lỏng, sinh tố hoặc được hầm mềm, dễ tiêu hóa. Cần lưu ý hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị. Bên cạnh đó, để giảm cảm giác đau nhức, có thể thực hiện chườm nóng hoặc lạnh.

    5.2 Lưu ý khi vận động

    Với một vài phương pháp mổ hiện đại, người bệnh có thể đi lại được ngay sau vài tiếng rời bàn mổ. Tuy nhiên, từng tư thế, cử động lúc này là điều cần đặc biệt lưu ý để không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

    • Đi lại: Sau khi mổ, người bệnh nên di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi và nhất thiết phải có sự trợ giúp của người nhà. Nếu không thực sự cần thiết thì 1 ngày sau mổ chưa nên đi lại nhiều. Đặc biệt, không cúi và rướn cột sống.
    • Lúc đứng: Không đứng chụm chân mà luôn giữ tư thế hai chân ngang bằng vai, đầu thẳng. Cố gắng không dồn áp lực về phía cột sống.
    • Lúc ngồi: nên ngồi ở tư thế thoái mái nhất với ghế tựa. Không nên ngồi ghế đệm mút với độ lún sâu như ghế sofa bởi có thể gây ảnh hưởng đến vị trí cột sống vừa phẫu thuật. Thỉnh thoảng phải thay đổi tư thế.
    • Lúc nằm: Nằm trên giường bằng phẳng, không nằm đệm mút quá mềm.

    5.3 Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng

    Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh không nên giữ lâu một tư thế sau khi phẫu thuật, càng không nên nằm trên giường không đi lại. Sau khoảng từ 1-2 tuần, các mô mềm đã lành, cảm giác đau cũng hầu như không còn nữa. Lúc này bạn đã có thể bắt đầu thực hiện những bài tập đơn giản để thúc đẩy quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

    Bài tập đi bộ

    Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt, giúp toàn bộ phần cơ xương khớp được vận động trở lại, từ giảm cảm giác nhức mỏi sau một thời gian dài không vận động.

    bài tập sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

    Trong tuần đầu, nên đi bộ trong nhà hoặc ngoài sân với sự giúp đỡ của người thân. Nhớ bước những bước ngắn, khoan thai và giữ thẳng phần lưng.

    Bài tập rắn hổ mang

    Tác dụng chủ yếu của bài tập rắn hổ mang là tác động vào phần cơ và các đốt sống lưng, giúp lưng uyển chuyển, dẻo dai hơn sau một thời gian hạn chế vận động. Thực hiện bài tập như sau:

    • Nằm úp bụng xuống sàn.
    • Dùng khuỷu tay nâng phần thân trên lên, hông vẫn tiếp giáp với sàn.
    • Cố định tư thế trong 5 giây rồi từ từ hạ người xuống sàn.
    • Lặp đi lặp lại 10 lần và tăng cường độ dần ở những lần tập tiếp theo.

    5.4 Tái khám đúng lịch

    Sau khi phẫu thuật, ngoài việc tự theo dõi tại nhà, người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như đau nhiều, sốt…, cần liên hệ ngay với chuyên gia y tế. Mọi sự chần chừ đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường và biến chứng nguy hiểm.

    6. Điều trị bảo tồn đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có đến 90% bệnh nhân phục hồi mà không phải mổ. Các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm:

    6.1 Điều trị bằng thuốc

    Đối với cả thời kỳ cấp và tái phát, người bệnh đều được chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần, giãn cơ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm Vitamin B liều cao  để chống viêm và thoái hóa.

    Trong các trường hợp thuốc giảm đau thông thường không phát huy tác dung, bệnh nhân được chỉ định liệu pháp corticoid.

    6.2 Điều trị bằng vật lý trị liệu

    Công dụng chính của vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm là giảm đau, giảm hiện tượng co cứng, tăng chuyển hóa. Các phương pháp trị liệu phổ biến là:

    • Châm cứu
    • Massage
    • Trị liệu bằng nhiệt
    • Trị liệu bằng laser mềm

    Ngoài ra, có thể kết hợp điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kéo dãn, nắn chỉnh cột sống, thể dục điều trị…

    KẾT LUẬN

    Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Điều đó phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Đối với trường hợp của anh Nguyễn Văn Đ, các cơn đau có dấu hiệu ngày một nặng thêm, thậm chí còn kéo chằng xuống cả phần lưng và đùi. Vì thế, anh cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ đưa ra kết luận có cần phẫu thuật hay không. Chúc anh sớm bình phục và có sức khỏe tốt!

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Tìm hiểu phương pháp điều trị tốt nhất”

    1. Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cột sống cổ vậy cần sự tư vấn bệnh viện nào điều trị tốt nhất cảm ơn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      TOP 12 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ áp dụng ngay! [2024] 22/11/21
      Bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thay vì nghỉ ngơi hoàn toàn thì việc luyện tập khoa học…
      Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì? Top 5 loại sữa tốt nhất 28/12/20
      Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì là thắc mắc của bạn Lê Hà Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội)…
      [REVIEW] 20+ bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà “cây nhà lá vườn” 09/10/20
      Hơn 20 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm dưới đây sử dụng hoàn toàn các nguyên liệu “cây nhà…
      #Hướng dẫn 12 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm, tập đâu hiệu quả đó 07/01/21
      Với những người bị thoát vị đĩa đệm ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị thì luyện tập thể dục…
      Xem thêm