Viêm da cơ địa gây khó chịu và làm mất thẩm mĩ. Để giảm bớt tình trạng này nhiều người đã tìm đến các nguyên liệu từ tự nhiên. Một trong số đó phải kể tới chữa viêm da cơ địa bằng tỏi.
1. Tác dụng của tỏi trong điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa gây khô da, nổi mẩn ngứa… Vùng bị viêm da cơ địa có thể là ở chân, lưng, bụng, viêm da cơ địa đầu ngón tay. Bệnh có thể do di truyền, thời tiết, tác dụng phụ của thuốc…
Cách trị viêm da cơ địa bằng tỏi là phương pháp được lưu truyền trong dân gian. Theo đông y, tỏi tác dụng vào phế kinh và tỳ vị có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng, giải độc. Từ đó giúp kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Trong tỏi chứa nhiều thành phần có lợi cho quá trình điều trị viêm da cơ địa ở người lớn. Cụ thể là:
- Allicin: Là chất chống oxy hóa, kháng khuẩn. Nó có khả năng làm lành tổn thương da. Hoạt chất này cũng giúp giảm triệu chứng mẩn ngứa, sưng, mẩn đỏ.
- Hợp chất hữu cơ lưu huỳnh: tác dụng chống oxy hóa, ngừa lão hóa và bảo vệ da.
- Axit amin như Diallyl Disulfide, Diallyl Trisulfide… giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, tăng sinh tế bào mới.
Xem thêm:
- Uống rượu bia hay bị mẩn ngứa, mề đay – Cách xử lý ra sao?
- Mẩn ngứa nổi cục là gì? – Nguyên nhân và cách điều trị
- Mẩn ngứa, nổi mề đay do nóng gan – Bạn đã thử chưa?
2. Chi tiết 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng tỏi có nguyên liệu khá đơn giản nhưng cần thời gian và công sức để chuẩn bị. Nếu không quá bận rộn bạn có thể thử cách chữa viêm da cơ địa tại nhà này. Dưới đây là một số cách dùng tỏi mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Nước ép tỏi
Đây là cách sử dụng tỏi ngoài da. Nhưng lưu ý không bôi lên vùng da có vết thương hở. Đặc biệt người có làn da nhạy cảm cần thận trọng vì tỏi có tính nóng có thể gây nóng rát da.
- Bóc vỏ 3 tép tỏi tươi rồi giã nát.
- Ngâm tỏi đã giã với 50ml nước sạch trong 5 phút.
- Dùng bông gòn thấm vào nước tỏi và thoa lên vùng da bị viêm da cơ địa. Khi lớp nước khô thì lại thoa tiếp lớp tiếp theo. Thoa 4 lần.
- Để nước tỏi trên da trong 15 phút rồi rửa sạch với nước.
2.2. Rượu tỏi chữa viêm da cơ địa
Rượu sẽ giúp tăng khả năng sát khuẩn đồng thời giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
- Bóc vỏ rửa sạch 3 củ tỏi tươi rồi để ráo.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh sạch ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Đậy chặt bình. Sau 2 tuần có thể lấy rượu tỏi ra để sử dụng,
- Lấy rượu tỏi thoa lên vùng da cần điều trị để trong 1 tiếng rồi rửa sạch lại với nước.
2.3. Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi và mật ong
Mật ong kết hợp với tỏi sẽ tạo thành thuốc trị viêm da cơ địa từ thiên nhiên. Mật ong giúp dưỡng ẩm, tăng khả năng phục hồi tổn thương tại khớp. Do mật ong có khả năng chống viêm, cân bằng độ pH.
- Bóc vỏ, rửa sạch 200g tỏi tươi. Để ráo rồi cho vào lọ thủy tinh sạch ngâm với 200ml mật ong rồi đậy kín nắp lọ lại. Để lọ ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
- Sau 2 tuần có thể sử dụng mật ong ngâm tỏi.
- Mỗi lần dùng bạn lấy 1 thìa mật pha với nước ấm để uống. Tép tỏi dùng để xoa lên vùng da bị viêm sau 15 phút thì rửa sạch da với nước.
2.4. Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi và bia
Ngoài việc kết hợp tỏi với mật ong, bạn có thể sử dụng tỏi với bia.
- Lấy 1kg tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh ngâm cùng 1 lon bia. Đậy kín nắp bình trong 30 phút.
- Hâm nóng tỏi trong lò vi sóng. Mỗi ngày ăn 3 tép tỏi.
2.5. Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen
Tỏi đen là loại tỏi lên men chứa hàm lượng chất chống oxy cao gấp 2 lần so với tỏi thông thường. Đặc biệt, hàm lượng lớn allicin trong tỏi đen có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Xét về khả năng làm lành tổn thương tại da và tăng sức đề kháng thì loại tỏi này tỏ ra tốt hơn tỏi thường.
Bạn có thể ăn 3 tép tỏi đen mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng rượu tỏi đen tương tự như cách làm với rượu tỏi thông thường.
2.6. Dùng tỏi như một loại gia vị
Một trong những cách đơn giản nhất là bổ sung tỏi vào món ăn. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể lựa chọn các món ăn có chứa tỏi. Một số món ăn có thể kể đến là rau muống xào tỏi, thịt bò xào tỏi, bí đỏ xào tỏi…
3. Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
Để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dùng tỏi là mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa, chỉ phù hợp với trường hợp người lớn bị bệnh nhẹ.
- Nếu sau một thời gian áp dụng phương pháp này mà không thấy chuyển biến tốt hãy ngưng lại và chuyển sang phương pháp khác.
- Khi dùng tỏi chữa viêm da cơ địa mà cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
- Người dị ứng với tỏi hoặc bất kỳ thành phần nào có trong các cách kể trên không nên áp dụng phương pháp này. Để thử phản ứng của cơ thể hãy bôi một lượng nhỏ bằng đầu ngón tay lên vùng da tay. Nếu sau 1 ngày cơ thể không có dấu hiệu bất thường có thể sử dụng tỏi trên da.
- Người bị bệnh về mắt, gan không nên dùng tỏi.
- Không bôi tỏi lên vết thương hở, vùng da bị lở loét, mưng mủ, chảy máu…
- Vệ sinh da sạch trước và sau khi dùng tỏi với phương pháp ngoài da.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, nhất là tại vùng bị viêm da cơ địa, không gãi lên vùng da cần điều trị. Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, hóa chất.
- Người bệnh cũng cần chú ý tới vấn đề viêm da cơ địa kiêng ăn gì. Nên hạn chế thức ăn cay nóng, hải sản, chất kích thích… Bổ sung rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
Những cách chữa viêm da cơ địa bằng tỏi nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm hãy gọi tới hotline 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- 16 mẹo chữa viêm da cơ địa đơn giản – Bạn có biết?
- Bổ gan Tâm Bình – Sản phẩm hỗ trợ Giảmtriệu chứng mề đay, mẩn ngứa
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.