{Đọc ngay} 8 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản nhưng hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    {Đọc ngay} 8 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản nhưng hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/05/22

    Chữa mề đay bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực hiện bởi có hiệu quả giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ. Tuy nhiên, không ít người lại thắc mắc, tía tô có thành phần gì mà có công dụng tuyệt vời như vậy. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tía tô và những bài thuốc trị mề đay từ dược liệu này.

    4.9/5 - (54 bình chọn)

    1. Vì sao tía tô có công dụng điều trị bệnh mề đay?

    Tía tô là thực vật quen thuộc được phân bố ở khắp các tỉnh dọc theo dải đất hình chữ S Việt Nam. Dược liệu này còn có tên gọi khác là Tô ngạnh, Tô tử, É tía, Xích tô…

    Trong Đông y, loại thực vật này có vị cay, tính ôn, đi vào kinh Tỳ và kinh Phế, có công dụng phát tán phong hàn, giải độc, lý khí, hóa đờm, dưỡng thai, chữa cảm sốt, bệnh ngoài da…

    Lá tía tô mang nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe

    Lá tía tô mang nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe

    Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh, trong lá tía tô có nhiều thành phần như: Quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin, rosmarinic acid… Đây là những hoạt chất có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamine (nguyên nhân gây mề đay dị ứng). Từ đó, tía tô giúp làm giảm nhanh triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.

    Ngoài ra, trong tía tô cũng có vitamin C, sắt, phốt pho… có tác dụng làm giảm cytokine trong cơ thể – nguyên nhân gây viêm nhiễm da.

    Với những ưu điểm nổi trội trên, việc dùng lá tía tô chữa mề đay là hoàn toàn hợp lý. Vì vậy, người bệnh có thể an tâm khi áp dụng phương pháp này.

    >>> Nổi mề đay là bệnh gì? Tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có giải pháp điều trị hiệu quả

    2. Hướng dẫn 8 cách chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả tức thì

    Chữa mề đay bằng lá tía tô dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, phù hợp với những trường hợp mề đay ở mức độ nhẹ:

    2.1. Tắm lá tía tô

    Dùng lá tía tô đun nước tắm là cách chữa mề đay tại nhà đơn giản, hiệu quả. Với những trường hợp mẩn ngứa toàn thân, nhất là vùng lưng có thể áp dụng phương pháp này.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị một nắm lá tía tô và 1 thìa muối biển.
    • Lá tía tô rửa sạch, sau đó cho vào nồi chứa 3 lít nước sạch, đun trong 20 phút rồi tắt bếp.
    • Tiếp theo, cho nước lá tía tô ra chậu, hòa tan 1 thìa muối rồi khuấy đều và pha với nước lạnh để tắm.
    • Phần lá tía tô bạn chà nhẹ nhàng lên vùng do bị mẩn đỏ.

    chữa mề đay bằng lá tía tô

    2.2. Đắp trực tiếp lá tía tô chữa mề đay

    Đắp trực tiếp lá tía tô lên vùng da bị tổn thương giúp cải thiện nhanh triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút.
    • Vớt lá tía tô, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát với ít muối.
    • Vệ sinh vùng da nổi mẩn đỏ, sau đó đắp lá tía tô vừa giã nát lên da, giữ cố định trong 20 phút.
    • Tiếp theo, bạn rửa lại với nước sạch.
    • Áp dụng liên tục 2 ngày/ 1 lần.

    2.3. Uống nước lá tía tô giảm ngứa mề đay

    Không chỉ có tắm, đắp trực tiếp lên da, người bệnh có thể uống nước ép lá tía tô để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu từ bên trong.

    Cách thực hiện:

    • Lá tía tô nhặt bỏ phần úa, sâu, hỏng, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
    • Tiếp theo, bạn vớt ra, để ráo nước, cho vào máy xay nhuyễn.
    • Sau đó, cho tía tô vừa xay vào nồi, đổ thêm 200ml nước vào đun sôi khoảng 15 phút.
    • Khi sôi, bạn tắt bếp, chắt lấy phần nước uống hàng ngày. Phần bã có thể đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

    2.4. Hãm nước lá tía tô giúp cải thiện tình trạng mề đay

    Như đã nói ở trên, lá tía tô có công dụng giải độc cho cơ thể, vì vậy hãm lá tía tô thay nước trà uống thường xuyên cũng có tác dụng chữa mề đay.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị một nắm lá tía tô, một củ gừng tươi.
    • Rửa sạch lá, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước.
    • Gừng nạo sạch vỏ, thái lát mỏng.
    • Bỏ hết nguyên liệu vào trong ấm trà, rót nước nóng và hãm trong 15 phút, nên uống khi còn ấm để hấp thu tối đa tinh chất trong tía tô.
    Hãm trà lá tía tô giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể

    Hãm trà lá tía tô giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể

    2.5. Chườm nóng lá tía tô

    Thêm một cách chữa mề đay bằng lá tía tô là chườm nóng lên da. Phương pháp khá đơn giản nhưng lại giúp dược chất thấm sâu vào da, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

    Cách thực hiện:

    • Rửa một nắm lá tía tô và ngâm với nước muối pha loãng, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.
    • Bỏ tía tô vào chảo sao nóng cho tới khi thấy chúng chuyển sang màu vàng và có mùi thơm.
    • Tiếp theo, cho dược liệu vào trong khăn xô mỏng, bọc kín lại và chườm trực tiếp lên da.
    • Khi dược liệu nguội, bạn có thể sao lại và thực hiện chườm như cũ.
    • Áp dụng đều đặn bài thuốc này sẽ giúp bạn không còn triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

    2.6. Chữa mề đay bằng lá tía tô nấu cháo

    Ngoài đun nước uống, bạn có thể thưởng thức lá tía tô bằng cách nấu cháo trứng gà. Một món ăn đơn giản nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng mà chúng ta vẫn hay ăn khi bị cảm cúm.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 1 nắm gạo, 2 quả trứng gà ta, 1 nắm lá tía tô tươi, hành tím và các gia vị thông thường.
    • Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.
    • Nấu cháo chín mềm, nêm gia vị vừa ăn, tiếp đến cho trứng gà vào khuấy đều cho tới khi tán hết và bỏ lá tía tô vào trộn đều.
    • Nên ăn khi còn nóng để hấp thu tốt các dưỡng chất trong lá tía tô.

    2.7. Thưởng thức món bò hấp lá tía tô trị mề đay tức thì

    Bò hấp tía tô không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn được biết đến với tác dụng chữa mề đay nhanh chóng.

    Cách thực hiện:

    • Thịt bò rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng. Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
    • Ướp thịt bò và gia vị trong khoảng 20 phút. Sau đó, xếp từng lớp sả xuống đáy nồi, phần trên là xếp thịt bò xen lẫn tía tô.
    • Tiếp đến, cho thịt bò vào hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút cho thịt chín đều.
    • Sau đó, bạn có thể cho ra đĩa và ăn cùng với cơm.

    2.8. Giã lá tía tô bôi lên da

    Thêm một cách trị mề đay bằng tía tô đang được nhiều người áp dụng là thoa trực tiếp nước cốt lá tía tô lên da.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá tía tô, giã nát cùng với một chút muối.
    • Sau đó lấy nước cốt cho ra bát, dùng tăm bông thấm nước và thoa đều lên da.
    • Chờ 3-4 tiếng rửa lại hoặc có thể để qua đêm rồi rửa lại với nước ấm.
    Giã lá tía tô bôi lên da chữa mề đay, giảm ngứa

    Giã lá tía tô bôi lên da chữa mề đay, giảm ngứa

    3. Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa mề đay bằng lá tía tô

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nhìn chung chữa mề đay bằng lá tía tô là bài thuốc giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng lá tía tô, người bệnh nên chú ý những điều sau:

    • Người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài vì bài thuốc có tác dụng chậm.
    • Chỉ nên áp dụng với những trường hợp nhẹ giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy. Trường hợp nặng, tái đi tái lại nhiều lần nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
    • Với những bài thuốc đắp trực tiếp lên da nên rửa sạch và ngâm tía tô với nước muối.
    • Trong quá trình thực hiện, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để đạt hiệu quả tốt.

    Kết luận chung

    Mặc dù chữa mề đay bằng lá tía tô giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, tuy nhiên bạn đọc cần phải biết đây không phải là phương pháp điều trị triệt để. Do đó, người bệnh chỉ nên xem đây là giải pháp hỗ trợ.

    Mề đay tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cần được điều trị dứt điểm từ giai đoạn đầu, tránh tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về tình trạng này vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Uống thuốc giải độc gan có tốt không? Những lưu ý bạn nhất định phải biết 04/11/22
      Tôi năm nay 34 tuổi, hay bị nổi mề đay, mẩn ngứa, người mệt mỏi, thi thoảng táo bón. Nhiều…
      Tế bào Kupffer là gì? 5 bệnh lý liên quan đến gan cần lưu ý 02/08/22
      Tế bào Kupffer nằm trong xoang gan, khi bị kích hoạt quá mức sẽ dẫn đến các bệnh lý gan…
      Trị mề đay bằng rượu: 6 cách hữu hiệu được dân gian tin dùng 28/02/22
      Trị mề đay bằng rượu là phương pháp không còn xa lạ trong dân gian. Tuy nhiên, không phải ai…
      Thực hư nước chanh sả gừng giải độc gan? Thực hiện sao cho hiệu quả? 02/11/23
      Nước chanh sả gừng giải độc gan có đúng hay không và cách thực hiện thế nào để đạt hiệu…
      Xem thêm