Chữa rối loạn tiền đình bằng gừng là mẹo dân gian cực hay được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả, lành tính và ít tốn kém. Độc giả nếu đang bị rối loạn tiền đình có thể tham khảo các mẹo chữa với gừng dưới đây.
1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu gừng chữa rối loạn tiền đình, độc giả cũng cần phải nắm rõ rối loạn tiền đình là bệnh gì.
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hay tắc nghẽn trong quá trình dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh số 8, tổn thương mạch máu não hay tổn thương vùng tai trong và não.
Khi bị rối loạn tiền đình, hầu hết người bệnh đều có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ…. Những biểu hiện này có thể xuất hiện vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến sinh hoạt, chất lượng công việc.
Trong rất nhiều cách điều trị như dùng thuốc tây, vật lý trị liệu… phương pháp dân gian điều trị rối loạn tiền đình được nhiều người quan tâm. Trong đó, chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng là mẹo hay mà nhiều người chia sẻ nhau thực hiện. Vậy, thực hư chữa rối loạn tiền đình bằng gừng như thế nào?
2. Chữa rối loạn tiền đình bằng gừng có hiệu quả không?
Theo Y học hiện đại, trong gừng có chứa các chất như gingerol, zingerone, B – curcumenen, shogaol và một vài hợp chất alcol monoterpenic… Những hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích dạ dày co bóp tốt hơn, chống viêm, sát khuẩn và làm thư giãn mạch máu.
Theo Đông y, củ gừng có tính nóng, ấm, vị cay nhẹ, có khả năng làm ấm nóng tỳ vị, ôn trung, tán hàn. Vì vậy, củ gừng có tác dụng trị chứng long đờm, chống hàn tà nhiệt, chướng bụng, lạnh bụng, tiêu độc… Đặc biệt, với khả năng bồi bổ khí huyết, gừng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lên não một cách tự nhiên, cải thiện chứng rối loạn tiền đình.
Nhiều trường hợp sau khi sử dụng gừng chữa rối loạn tiền đình cảm nhận rõ ấm nóng lan tỏa trong cơ thể, triệu chứng rối loạn tiền đình cũng được cải thiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên sử dụng 1 – 1,5g gừng/ ngày là tốt nhất. Tránh lạm dụng quá mức khiến cơ thể ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Tham khảo 4 cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng HIỆU QUẢ, DỄ THỰC HIỆN
Những cách điều trị rối loạn tiền đình bằng gừng thường đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Độc giả có thể tham khảo 4 cách sau:
3.1. Trà gừng chữa rối loạn tiêu hóa
Trà gừng là một trong những loại trà tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Nhâm nhi ly trà gừng giúp tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể, xả stress, căng thẳng. Đồng thời, trà gừng còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Với trà gừng, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một củ gừng tươi khoảng 100g, cạo vỏ hoặc giữ vỏ, rửa sạch.
- Cắt lát, đập dập hoặc xay nhuyễn cho vào bình nước sôi 200ml. Đậy kín nắp khoảng 20 – 30 phút.
- Sau đó, rót nước ra ly, cho 1-2 lát gừng tươi nữa và thưởng thức trà khi còn nóng.
Bạn nên uống trà gừng vào sáng và tối để cải thiện tình trạng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi của rối loạn tiền đình.
3.2. Sử dụng bột gừng
Không chỉ có gừng tươi, bột gừng cũng có tác dụng điều trị rối loạn tiền đình. Nghiên cứu lâm sàng được công bố trên website của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, những người thường xuyên sử dụng bột gừng sẽ cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình. Vì vậy, nếu bạn kiên trì sử dụng bột gừng sẽ cải thiện được rối loạn tiền đình.
Cách sử dụng bột gừng như sau:
- Chuẩn bị sẵn bột gừng, với những người thường xuyên hoa mắt, chóng mặt đột ngột dùng 1g bột gừng. Còn khi dùng duy trì hàng ngày thì nên dùng liều 50mg.
- Cho bột gừng vào ly nước ấm, khuấy đều cho tan bột và uống ngay khi còn ấm.
3.3. Chữa rối loạn tiền đình với cách ngâm chân nước gừng
Để tăng hiệu quả, bạn có thể áp dụng cách ngâm chân nước gừng. Ngâm châm thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp thư giãn, cải thiện mất ngủ. Các chuyên gia khuyến khích nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách tiến hành như sau:
- Gừng mang rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Pha nước ấm khoảng 50 – 60 độ C và cho muối vào hòa tan.
- Cho gừng đập dập vào chậu nước ấm, sau đó ngâm chân 30 phút trước khi đi ngủ.
*Lưu ý: Thời gian thích hợp để áp dụng phương pháp ngâm chân này là 8 – 9 giờ tối. Để tăng hiệu quả, bạn nên lựa chọn các chậu, thùng gỗ rộng rãi. Sau đó, sử dụng khăn mềm khô lau sạch lại. Trong quá trình ngâm chân nên massage đôi chân giúp tăng cường lưu thông máu, mang lại cảm giác thư giãn.
3.4. Kết hợp gừng với mật ong
Thêm một cách nữa trong điều trị rối loạn tiêu hóa là gừng kết hợp với mật ong. Vị cay nồng của gừng hòa quyện với vị ngọt của mật ong được xem là bài thuốc dân gian chữa trị rối loạn tiền đình.
Như chúng ta đã biết, gừng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, cải thiện chứng đau đầu. Trong khi đó, mật ong giúp xoa dịu hệ thần kinh, an thần, giảm căng thẳng. Sự kết hợp của 2 vị thuốc này sẽ giúp bạn cải thiện rối loạn tiền đình hiệu quả nếu áp dụng thường xuyên.
Cách 1:
- Dùng 1 – 2 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi băm nhuyễn.
- Cho vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào ngập gừng, đậy nắp.
- Ngâm gừng và mật ong trong 1 tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày, dùng 1 muỗng mật ong ngâm gừng pha với nước ấm, uống vào buổi sáng hoặc tối.
Cách 2:
- Gừng 1 – 2 củ, rửa sạch, để nguyên vỏ, sau đó cắt thành từng lát mỏng.
- Tiếp theo, bạn cho gừng vào cốc, đổ nước sôi vào đậy kín nắp để hãm như hãm trà.
- Sau 15 phút, thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều, sử dụng khi còn ấm nóng.
4. Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng
Mẹo chữa rối loạn tiền đình với gừng không chỉ đơn giản mà còn hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:
4.1. Những đối tượng không nên sử dụng
- Gừng vốn có tính ấm, nóng không thích hợp cho cơ thể mẹ bầu, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, phụ nữ có thai chỉ sử dụng khi có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
- Người mắc bệnh sỏi mật tuyệt đối không được dùng gừng để trị rối loạn tiền đình. Vì, gừng cay, dễ kích thích và tăng triệu chứng của sỏi mật.
- Người vừa trải qua cuộc phẫu thuật thường mất máu nhiều cũng không nên sử dụng gừng. Vì hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây loãng máu, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường cho sức khỏe.
4.2. Lưu ý khi sử dụng
- Khi sử dụng gừng, bạn không nên dùng gừng đã dập, hư hỏng. Vì gừng hư hỏng chứa nhiều độc tố mạnh, khi vào cơ thể sẽ tích tụ trong gan. Lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng gan, tổn thương tế bào gan.
- Các chuyên gia khuyến khích nên giữ nguyên vỏ gừng, vì đây là bộ phận chứa nhiều hoạt chất, chữa bệnh tốt.
- Người bệnh cũng nên dùng gừng với lượng vừa phải, phù hợp với thể trạng. Tránh lạm dụng quá mức gây ngộ độc và nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.
Như vậy, bạn đọc vừa tìm hiểu xong bài viết phân tích về “cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng”. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình cải thiện chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… an toàn, hiệu quả. Đừng quên, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt được hiệu quả tối ưu.
XEM THÊM:
Thiếu máu lên não gây mất ngủ có thật hay không? Chuyên gia phân tích
60% phụ nữ mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân do đâu? Khắc phục thế nào?
Gợi ý 15 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc HIỆU QUẢ!
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.