[Đúc kết] 7 phương pháp chữa mất ngủ trưa mang lại hiệu quả rõ rệt
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    [Đúc kết] 7 phương pháp chữa mất ngủ trưa mang lại hiệu quả rõ rệt

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    13/08/24

    Giấc ngủ trưa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi giúp tái tạo năng lượng, thư giãn tinh thần, giúp cơ thể tỉnh táo vào buổi chiều. Dù rất muốn ngủ trưa nhưng nhiều người lại không thể chợp mắt. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa mất ngủ trưa.

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Tác dụng của giấc ngủ trưa

    Giấc ngủ trưa có thời gian ngắn nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

    • Tăng sự tỉnh táo, gia tăng hiệu quả công việc: Theo một số nghiên cứu, não bộ chỉ tập trung năng lượng làm việc hiệu quả trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tiếng. Ngủ trưa sẽ giúp “sạc pin” cho não bộ. Từ đó cơ thể được tái tạo năng lượng, tỉnh táo, tăng khả năng sáng tạo.
    • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Khi ngủ, tim chỉ cần hoạt động vừa đủ để duy trì quá trình trao đổi chất. Ngủ trưa sẽ đem tới thời gian giảm hoạt động cần thiết cho tim. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
    • Thư giãn mắt: Ngủ trưa cũng tạo điều kiện cho mắt được nghỉ ngơi, nhất là đối với những người làm việc với máy tính.

    Tuy nhiên, nhiều người bị mất ngủ trưa với các biểu hiện như: Không ngủ trưa được, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, ngủ dậy mệt mỏi…

    7 phương pháp chữa mất ngủ trưa

    2. Nguyên nhân gây mất ngủ trưa

    Tại sao không ngủ trưa được là thắc mắc của không ít người. Nguyên nhân của tình trạng này khá đa dạng.

    2.1. Do không có thói quen ngủ trưa

    Không có thói quen ngủ trưa là lý do tại sao cứ trằn trọc không ngủ được. Nó sẽ khiến bạn mất một khoảng thời gian đầu để làm quen.

    2.2. Áp lực tâm lý

    Áp lực hoàn thành công việc, lo lắng việc gia đình, học tập cũng có thể khiến bạn không thể vào giấc buổi trưa. Thật khó có thể bước vào giấc ngủ khi não bộ của bạn vẫn đang bận với ngổn ngang suy nghĩ, stress.

    Nguyên nhân gây mất ngủ trưa

    Áp lực công việc khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng khó ngủ

    2.3. Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh

    Bên cạnh đó, việc ăn trưa quá no; ngủ quá nhiều vào ban đêm, thức dậy vào buổi sáng muộn cũng cản trở cơ thể thư giãn để ngủ trưa.

    2.4. Tác động từ thực phẩm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa

    Những gì bạn ăn uống có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa của bạn. Một số loại đồ ăn, thức uống có thể làm bạn tỉnh táo trên mức cần thiết; gây khó chịu; cản trở bạn chìm vào giấc ngủ.

    • Đồ uống chứa chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê, trà… gây kích thích hệ thần kinh trung ương.
    • Đồ ăn cay: Thực phẩm dạng này gây khó tiêu; làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe vốn có như đau dạ dày, trà ngược dạ dày – thực quản…
    • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều thực phẩm dạng này vào bữa trưa gây khó khăn cho hệ tiêu hóa; tăng nguy cơ gặp phải đầy bụng, ấm ách, khó chịu.
    • Thực phẩm nhiều đường: Loại thực phẩm này làm tăng đột ngột đường huyết, dẫn tới rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ.

    2.5. Sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ

    Nhiều người có thói quen lướt điện thoại ngay sau khi ăn trưa xong và lúc đã nằm để ngủ trưa. Điều này sẽ kích thích thần kinh; khiến cơ thể lầm tưởng đang trong thời gian làm việc thay vì nghỉ ngơi.

    >>Đừng bỏ lỡ: Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ – Bạn đã biết chưa?

    2.6. Ảnh hưởng của yếu tố không gian

    Buổi trưa ngủ ở nơi làm việc có thể không đem tới những điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Đó có thể là phòng quá sáng, ồn ào, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh…

    2.7. Hệ lụy của bệnh lý gây mất ngủ trưa

    Các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm loét dạ dày, đau nhức xương khớp… có thể cản trở giấc ngủ trưa. Tất nhiên, các triệu chứng của những bệnh lý này cũng có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

    Hệ lụy của bệnh lý gây khó ngủ trưa

    Những cơn đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa

    2.8. Tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc như thuốc đau đầu, thuốc lợi tiểu, steroid cũng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ trưa và cả ban đêm. Do đó, bạn cũng không nên bỏ qua nguyên nhân đến từ các loại thuốc này.

    3. Cách chữa mất ngủ trưa

    Một số cách có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ trưa hơn. Nếu tình trạng của bạn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị. Việc dùng thuốc hoặc đổi loại thuốc có thể được chỉ định trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử một số biện pháp dưới đây.

    3.1. Tập thói quen ngủ trưa

    Như trên đã đề cập, bạn có thể cảm thấy khá khó khăn để bước vào giấc ngủ trưa khi trước đó chưa có thói quen này. Để thiết lập thói quen ngủ trưa hãy lựa chọn một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để bắt đầu và kết thúc ngủ trưa.

    Bạn không nên đi ngủ trưa ngay sau khi ăn xong. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn xong rồi mới đi ngủ. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đầy bụng, trào ngược dạ dày – thực quản, đau dạ dày… Thông thường thời gian ngủ trưa chỉ cần kéo dài từ 15 – 30 phút. Theo khuyến cáo, bạn không nên ngủ trưa quá lâu hơn 1 tiếng.

    3.2. Chữa mất ngủ trưa bằng vệ sinh giấc ngủ 

    Lựa chọn một vị trí thoải mái để có thể ngả lưng xuống thay vì ngồi ngủ gục. Không gian ngủ cũng nên tránh ánh sáng chiếu gắt và tiếng ồn. Nếu bạn không thể can thiệp vào ánh sáng và tiếng ồn hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Một chiếc bịt mắt và tai nghe chống ồn sẽ hữu ích trong trường hợp này.

    Nhiệt độ phòng nên thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nhưng đôi khi ở văn phòng sử dụng điều hòa tổng bạn không thể lựa chọn được nhiệt độ. Hãy mang theo chăn mỏng để giữ ấm nếu điều hòa lạnh. Bạn cũng có sử dụng quạt tích điện nhỏ để làm mát trong trường hợp nóng hơn khi ngủ.

    Cách chữa mất ngủ trưa

    Sử dụng bịt mắt để dễ ngủ

    3.3. Thư giãn tinh thần để dễ ngủ trưa

    Những vấn đề về tâm lý thường làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ. Để thư giãn bạn có thể nghe nhạc qua tai nghe; đồng thời thả lỏng cơ thể; hít thở nhẹ nhàng; massage vùng thái dương và mắt. Đặt chuông báo thức cũng giúp bạn không lo bị ngủ quên.

    3.4. Không sử dụng thiết bị điện tử

    Bạn chỉ cần 15 – 30 phút để ngủ trưa. Do đó hãy hạn chế việc lướt điện thoại trước khi đi ngủ hay khi đã nằm để chuẩn bị ngủ trưa. Để không phải chạm vào điện thoại thời điểm này dù là đặt báo thức, hãy cài đặt báo thức tự động. Như vậy bạn chỉ cần thao tác một lần duy nhất cho tất cả các ngày trong tuần.

    3.5. Rửa mặt với nước ấm trước khi ngủ

    Nhiều người có thói quen rửa mặt bằng nước lạnh sau khi ngủ dậy để gia tăng sự tỉnh táo. Ngược lại để đem lại cảm giác thoải mái dễ đi vào giấc ngủ hơn, bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm trước khi đi ngủ trưa.

    3.6. Chữa mất ngủ trưa bằng liệu pháp mùi hương

    Một trong những mẹo chữa mất ngủ dân gian được nhiều người lưu truyền và cũng được khoa học chứng minh là sử dụng mùi hương. Bạn có thể dùng lọ tinh dầu, nhỏ tinh dầu vào máy xông tinh dầu hoặc thoa một chút tinh dầu lên cơ thể để dễ ngủ trưa hơn. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc có thể việc sử dụng tinh dầu sẽ ảnh hưởng tới người khác. Do đó, bạn nên cân nhắc.

    Chữa mất ngủ trưa bằng liệu pháp mùi hương

    Mùi hương của tinh dầu giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn

    3.7. Lựa chọn bữa trưa lành mạnh

    Thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Do đó ăn uống gì để gây cảm giác buồn ngủ hay uống gì để ngủ trưa không khỏi khiến nhiều người băn khoăn. Trước hết bạn nên tránh ăn quá no vào buổi trưa, hạn chế đồ cay, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích. Thay vào đó, thực đơn nên cân bằng dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây, đồ ăn dễ tiêu.

    KẾT LUẬN

    Mất ngủ trưa khiến bạn thiếu tỉnh táo, giảm khả năng tập trung, suy giảm sự sáng tạo vào buổi chiều. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan tới thị lực, tim mạch. Để tìm lại giấc ngủ trưa, bạn có thể tham khảo 7 cách chữa mất ngủ trưa được nêu trong bài. Nếu cần thêm thông tin về những vấn đề có liên quan hãy truy cập Bệnh Mất ngủ và An thần.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình có nên đi bộ? Giải đáp từ chuyên gia 22/04/24
      Rối loạn tiền đình khiến người bệnh thường bị chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, ù tai, mất thăng bằng...…
      Tổng hợp các bài nhạc cho người mất ngủ hay nhất 04/12/23
      Nhạc cho người mất ngủ là từ khóa được nhiều người tìm kiếm giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại…
      7 cách pha tim sen chữa mất ngủ – Áp dụng ngay nếu bạn “đang đếm cừu” 07/10/23
      Sử dụng tim sen chữa mất ngủ là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực hiện.…
      [REVIEW] Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron có tốt không? 29/05/24
      Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình…
      Xem thêm