Men gan cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo tế bào gan bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài có thể làm suy giảm chức năng gan, gây ra các vấn đề về gan. Đó là lý do mà nhiều người lo lắng và tìm cách hạ men gan nhanh chóng.
1. Men gan cao – Nguyên nhân do đâu?
Men gan là enzyme có trong tế bào gan, chúng có tác dụng như một chất xúc tác chuyển hóa các chất để phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tế bào gan bị tổn thương hoặc viêm, lượng lớn enzyme này bị rò rỉ và phóng thích vào máu nhiều hơn bình thường dẫn đến nồng độ men gan trong máu tăng cao.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến gan bị tổn thương dẫn đến men gan tăng cao? Theo các chuyên gia gan mật, men gan cao có thể do một số nguyên nhân sau:
- Lạm dụng hoặc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc giảm mỡ máu, điều trị tiểu đường…
- Uống rượu bia thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây tăng men gan.
- Men gan cao có thể là hệ quả do mắc các bệnh lý viêm gan như viêm gan A, B, C, gan nhiễm mỡ.
- Những người thừa cân, béo phì, người có xu hướng sử dụng nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, đạm… cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng gan.
Men gan cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan, xơ gan…
Men gan cao – Tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp
2. Có thể hạ men gan được không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể hạ men gan nếu xác định được nguyên nhân gây ra. Nếu tăng men gan không phải là do di truyền hoặc bệnh lý mạn tính thì thời gian điều trị sẽ lâu. Với những trường hợp còn lại thì có thể cải thiện sau 1 – 3 tháng điều trị. Quan trọng là người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3. Tham khảo 13 cách hạ men gan HIỆU QUẢ, áp dụng ngay nếu bạn đang gặp phải
Để hạ men gan, người bệnh có thể tham khảo những cách sau:
3.1. Hạ men gan từ thuốc tây
Thuốc tây là phương pháp được người bệnh đặc biệt quan tâm khi gặp phải tình trạng men gan tăng cao. Bởi lẽ, thuốc tây có tác dụng trực tiếp giúp hạ chỉ số men gan về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định áp dụng phương pháp này.
Với những trường hợp các chỉ số men gan tăng gấp đôi trở lên, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hạ men gan. Căn cứ vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể:
- Các loại acid amin: Arginine, Ornithine… giúp chuyển đổi protid, tái tạo tế bào gan, hỗ trợ giải độc gan. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan gây tăng men gan.
- Thuốc kháng virus: Đây là loại thuốc được chỉ định cho những trường hợp tăng men gan do viêm gan virus gây ra.
- Thuốc hạ mỡ máu: Nhóm thuốc statin, Fibrate… giúp hạ mỡ máu, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, hỗ trợ hạ men gan.
*Lưu ý: Những loại thuốc tây kể trên phải được sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua dùng hoặc tăng, giảm liều lượng.
3.2. Nói “KHÔNG” với rượu bia và đồ uống có cồn
Như đã nói ở trên, rượu bia là một trong những nguyên nhân làm tăng men gan. Chính vì vậy, để giảm men gan, người bệnh cần tuân thủ tiêu chí nói “không” với rượu bia.
Ngoài bia rượu, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc dùng đồ uống có cồn trong thời gian dài cũng gây ra hệ lụy khó lường và làm tổn thương gan.
3.3. Cẩn trọng trong việc dùng thuốc tây
Gan là cơ quan chính trong hoạt động chuyển hóa thuốc và đào thải độc tố. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng thuốc lớn, trong thời gian dài sẽ khiến cho gan bị quá tải gây ngộ độc gan, dẫn tới tăng men gan. Mặt khác, một số loại thuốc khi sử dụng cũng có tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây tổn thương gan.
Theo công bố của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) với hơn 1000 loại thuốc được nghiên cứu thì có hơn 700 loại có thể gây tổn thương gan, trong đó chủ yếu là các loại thuốc như kháng sinh, hạ sốt, thuốc mỡ máu, cao huyết áp…
Vì vậy, các chuyên gia gan mật khuyến cáo, người bệnh cẩn thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng hoặc dùng quá liều.
3.4. Tập thể dục thường xuyên
Như chúng ta đã biết, tập luyện thể dục rất tốt cho sức khỏe, trong đó giúp tăng cường chức năng gan. Với người có nồng độ men gan cao nên duy trì thói quen tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần.
Bạn có thể áp dụng các bài tập phù hợp với sức khỏe như bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga, tập thể dục nhịp điệu…
Ngoài cải thiện tình trạng men gan cao, tập thể dục còn giúp hỗ trợ gan thải độc, đào thải mỡ thừa. Những người thừa cân béo phì nếu tập luyện thường xuyên sẽ giúp giảm cân và ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
3.5. Uống đủ nước mỗi ngày – Cách hạ men gan hiệu quả
Uống đủ nước giúp hạ men gan, nghe thì rất vô lý nhưng thật ra lại cực hiệu quả. Theo chuyên gia gan mật, bổ sung ít nhất 8 ly nước mỗi ngày giúp gan thanh lọc, đào thải độc tố hiệu quả. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước mỗi ngày còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể, điều tiết hoạt động của tế bào gan, giúp gan đào thải độc tố, từ đó hỗ trợ hạ men gan.
Chính vì vậy, mỗi người hãy cho mình thói quen uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là mỗi sáng sau khi thức dậy.
3.6. Bổ sung nhiều rau xanh
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cũng được xem là phương pháp hỗ trợ gan thải độc. Trong đó, phải kể đến việc bổ sung nhiều rau xanh.
Rau xanh là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bổ sung rau xanh giúp bạn loại bỏ độc tố, mỡ thừa trong gan, đồng thời hỗ trợ gan thanh lọc, thải độc. Các loại rau xanh được liệt kê và danh sách tốt cho người men gan như bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn…
3.7. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ giúp cơ thể đào thải cholesterol và kiểm soát nồng độ men gan tốt. Chúng có tác dụng làm tăng lượng mật do gan sản sinh, phá vỡ chất béo. Những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho cơ thể như yến mạch, quả mọng, quả hạch, đậu…
3.8. Hỗ trợ hạ men gan từ thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ hoa quả như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây, ổi…
Ngoài ra, bơ, củ cải đường, hạt dẻ… là những thực phẩm có tính oxy hóa cũng giúp giảm nồng độ men gan, bảo vệ tế bào gan.
3.9. Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, thức ăn sẵn
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn sẵn như pizza, khoai tây chiên, gà rán… không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những thực phẩm này nếu ăn nhiều còn gây tăng cân và có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, thay vì ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, bạn hãy ưu tiên những thực phẩm lành mạnh như đã kể trên để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là lá gan.
3.10. Ngủ đủ giấc
Nhiều người thắc mắc, giấc ngủ thì liên quan gì tới việc hạ men gan. Theo nghiên cứu, từ 23h – 1h sáng là thời điểm gan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ 1 – 3h sáng túi mật trong gan đẩy mạnh tiêu hóa chất béo, mỡ xấu và cholesterol. Gan sẽ thực hiện tốt nhất vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ say. Tuy nhiên, thời gian này vì lý do gì đó bạn chưa đi ngủ sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học, cản trở quá trình thải độc gan, đồng thời tăng sinh phản ứng oxy hóa sản sinh chất độc ảnh hưởng gan, làm tổn thương gan. Với những người bị men gan cao, nếu gặp thêm tình trạng này sẽ làm tăng nồng độ men gan.
Dođó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên đi ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thói quen này giúp gan thải độc, hỗ trợ hạ men gan hiệu quả.
3.11. Uống trà Diệp hạ châu hạ men gan
Diệp hạ châu được nhắc đến với công dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng men gan cao, điều trị viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Cách dùng:
- Chọn cây Diệp hạ châu già, rửa sạch, phơi khô.
- Tiếp theo, bạn cắt khúc và bảo quản trong túi nilon.
- Mỗi lần dùng chỉ cần 1 nắm nhỏ lá khô, đun với nước sôi thật lâu để tinh chất tan trong nước rồi tắt bếp.
- Ngày uống 2 lần, duy trì 15 ngày để thấy hiệu quả.
3.12. Uống trà Nhân trần điều trị men gan cao
Nhân trần có vị đắng, tính hàn. Theo nghiên cứu khoa học, dược liệu này giúp thúc đẩy khả năng bài tiết dịch mật, thanh nhiệt và bảo vệ gan. Ngoài ra, uống trà Nhân trần cũng hỗ trợ điều trị men gan cao hiệu quả.
Cách dùng: Nấu nước nhân trần như trà Diệp hạ châu uống đều đặn hàng ngày.
3.13. Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan. Phương pháp này có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ và cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thảo dược giải độc gan. Vì vậy, người dân nên tìm hiểu những sản phẩm của thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
3. Lưu ý khi điều trị men gan cao
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị men gan cao kể trên, người bệnh còn cần phải lưu ý những điều sau:
- Thăm khám và xét nghiệm men gan định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe gan mật.
- Trong trường hợp phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, phải dùng đúng liều được kê đơn, tuyệt đối không tự ý mua thêm thuốc về sử dụng.
- Thông báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc, bao gồm thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
- Nếu trong quá trình điều trị bệnh xuất hiện dấu hiệu bất thường nào, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.
Trên đây là 13 cách hạ men gan an toàn, không dùng thuốc, bạn có thể áp dụng cho mình. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu còn băn khoăn nào về tình trạng men gan nói riêng, vấn đề gan mật nói chung vui lòng liên hệ hotline 1800 282885 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
- Men gan cao ăn gì kiêng gì? – Chuyên gia tư vấn chế độ ăn uống hàng ngày
- Thuốc trị men gan cao phổ biến 2022 – Người mắc bệnh phải nắm rõ
- Bổ gan Tâm Bình – Sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.