Dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan đồng thời chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần có trong nhà mùa cách ly xã hội. Việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người và tăng cường sức đề kháng sẽ góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.
1. Phân biệt cúm do Virus Corona với cúm thông thường
Hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến thấy thường nên nhiều người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường với cúm do virus SARS-CoV-2.
Theo Ths.BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh cảm cúm thông thường mà chúng ta hay mắc hàng năm là do virus cúm gây ra. Các triệu chứng chủ yếu là: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi. Có thể xuất hiện các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như đau ngực, khó thở và dẫn đến viêm phổi. Đây là bệnh có vắc xin phòng bệnh và các loại thuốc đặc trị.
Còn đối với bệnh Covid-19, đây là một bệnh do chủng mới của Virus Corona gây ra. Người bị bệnh Covid-19 cũng có các triệu chứng tương tự cúm thông thường.
Ngoài ra, người bị nhiễm virus Covid-19 còn có thể xuất hiện các triệu chứng: ớn lạnh và đau nhức cơ thể, mất ý thức tạm thời, vấn đề về tiêu hóa, mắt đỏ, mất vị giác và khứu giác, mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, nghẹt mũi. Một hoặc tất cả các triệu chứng đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng từ 2 – 14 ngày.
Đồng thời, bệnh nhân còn có yếu tố dịch tễ, đó là:
- Đi về từ vùng dịch Covid-19.
- Tiếp xúc với trường hợp đi về từ vùng dịch Covid-19.
- Tiếp xúc với trường hợp bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Covid-19.
Ngoài bệnh cảm cúm, cũng trong thời điểm giao mùa này, các bệnh về đường tiêu hóa cũng rất dễ bùng phát. Các bệnh nhân liên quan đến xương khớp cũng không mấy dễ chịu. Vậy, các loại thuốc cần có trong nhà mùa cách ly xã hội này là gì?
2. Một số loại thuốc thiết yếu cần có trong nhà
Trong thời gian đang thực hiện cách ly xã hội, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thiết yếu cần có trong gia đình.
2.1 Thuốc trị ho
– Trường hợp bị ho khan, bạn có thể tìm mua một số loại thuốc: eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine…
– Nếu bị ho có đờm, bạn nên tìm mua thuốc: Mucomyst, Mucusan, Rinathiol promethafine…
– Đối với người già, bạn nên tham vấn ý kiến của nhà thuốc để sử dụng liều lượng cho phù hợp.
– Đối với trẻ nhỏ nên lựa chọn sử dụng các loại thuốc trị ho dưới dạng siro.
– Lưu ý các loại thuốc đều phải tham vấn ý kiến của bác sỹ.
2.2 Thuốc hạ sốt, trị cảm cúm
– Paracetamol: đây là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và hiệu quả, an toàn nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn. Mỗi viên paracetamol có chứa 325 mg hay 500 mg thuốc.
Mặc dù đây là loại thuốc thông thường nhưng vẫn có nguy cơ gây ngộ độc gan cấp tính nếu sử dụng quá liều. Bạn nên sử dụng theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc hoặc nhân viên y tế.
2.3 Thuốc trị rối loạn tiêu hóa
– Smecta, Imodium, Berberin, Biseptol…: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau bụng và tiêu chảy liên quan tới virus đường ruột. Tuy nhiên, bạn chỉ dùng nếu bị tiêu chảy trong thời gian ngắn và không có các dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng dữ dội, sốt, đại tiện ra máu, chất nhầy hoặc đi hơn 6 lần/ngày.
– Trường hợp bạn không muốn sử dụng thuốc tây, bạn có thể dự phòng trong gia đình thuốc trị rối loạn tiêu hóa bằng thảo dược thiên nhiên.
– Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài hơn 3 ngày liên tục hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng như trên, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
– Bên cạnh đó, bạn cần bù nước và chất điện giải bằng Oresol khi bị tiêu chảy, nhất là trẻ em, người già.
2.4 Các loại thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Bên cạnh việc chuẩn bị các loại thuốc trị cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, trong mùa dịch này chúng ta rất cần phải tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.
Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người già, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh nền như thoái hóa khớp, viêm khớp, tiểu đường… nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho các bệnh lý này.
2.5 Các dụng cụ, sản phẩm hỗ trợ
– Ngoài các loại thuốc trên, bạn nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế, túi chườm nóng, nước rửa tay khô có cồn, xà bông và máy đo huyết áp hoặc đo đường huyết (nếu cần).
3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
– Một số loại thuốc trị cảm cúm có thể gây buồn ngủ hoặc mất ngủ, bạn cần lựa chọn thuốc cho phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình và gia đình.
– Với trẻ em, cần sử dụng theo cân nặng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Ngoài ra, theo khuyến cáo của Bộ Y tế Pháp, cần thận trong khi hạ sốt bằng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen, bởi chúng có thể gây ra các bất thường về đường tiêu hóa như: xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, tăng men gan….
– Với những người có bệnh mạn tính, đặc biệt là người lớn tuổi không thể ra khỏi nhà có thể hỏi bác sĩ tư vấn và tìm mua các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ theo bệnh của mình trong thời gian dài hơn bình thường.
– Đối với những người có tiền sử bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng thuốc tây bởi nó dễ gây ra tác dụng phụ. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm bằng thảo dược.
Trường hợp bạn đang có tiền sử bệnh nền liên quan đến thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đại tràng hay rối loạn tiêu hóa… bạn hãy liên hệ tới hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.