Với đặc thù thường xuyên ngồi lâu, ít vận động, dân văn phòng trở thành đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, bệnh trĩ ở dân văn phòng ngày càng có xu hướng tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tham khảo bài viết sau để có thêm hiểu biết về căn bệnh này cũng như biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
1. Vì sao dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành khi hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng bị căng giãn quá mức. Điều này làm giảm lưu thông máu, từ đó hình thành các búi trĩ. Do đặc thù công việc, dân văn phòng trở thành đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này bởi các lý do sau:
1.1 Do ngồi lâu, ít vận động
Một ngày dân văn phòng phải ngồi từ 7-8 tiếng đồng hồ với máy tính, giấy tờ, sổ sách. Tình trạng ngồi lâu, ít đi lại vận động vô hình trung làm tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng. Do đó, không chỉ dân văn phòng, mà những người ngồi nhiều, ít vận động sẽ có nguy cơ cao mắc trĩ.
1.2 Ăn ít rau xanh, uống ít nước
Nhiều nhân viên văn phòng có thói quen ăn ngoài. Do đó, khẩu phần ăn không được đảm bảo, đặc biệt là tình trạng thiếu rau xanh. Mặt khác, nhiều người có thói quen ăn đồ khô, đồ ăn nhanh, lười hoặc quên mất việc phải uống nước. Những yếu tố này dẫn đến táo bón. Trong trường hợp táo bón kéo dài sẽ từ từ hình thành các búi trĩ.
Táo bón – Lật tẩy 7 nguyên nhân gây bệnh hàng đầu
1.3 Sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng
Nhiều cánh mày râu có thói quen ăn nhậu sau giờ tan tầm. Việc thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ trong các bữa nhậu sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến táo bón, đại tiện ra máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra căng thẳng, stress, áp lực công việc cũng là tác nhân khiến trĩ ở dân văn phòng ngày càng phổ biến.
2. Biểu hiện bệnh trĩ ở dân văn phòng
Bệnh trĩ có thể tiến triển âm thầm trước khi xuất hiện các triệu chứng rầm rộ. Do đó, nhiều người chỉ thực sự biết mình mắc bệnh trĩ khi thấy các biểu hiện như:
Triệu chứng | Biểu hiện |
☑️ Đau rát vùng hậu môn | ⭐ Đau tăng lên khi đại tiện xong, điếng người khi ngồi xuống ghế. |
☑️ Xuất hiện búi trĩ | ⭐ Búi trĩ có thể to nhỏ tùy mức độ bệnh, người bệnh có thể tự nhận thấy được. |
☑️ Chảy máu | ⭐ Đặc biệt khi đại tiện, máu có thể nhỏ giọt hoặc chảy thành tia màu đỏ tươi. Nhiều trường hợp mạch máu tắc vỡ có thể gây thiếu máu. |
3. Các biến chứng có thể gặp phải
Nhân viên văn phòng bị trĩ lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời khiến bệnh kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Cơ thể suy nhược vì mất máu: Người bệnh thường xuyên bị chảy máu sẽ khiến cơ thể mất máu quá nhiều dẫn đến suy nhược, thiếu máu.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Trĩ lâu ngày là nguyên nhân gây ra hiện tượng rò hậu môn. Người bệnh lúc này phải đối mặt với tình trạng hôi hám, nhớp nháp.
- Mắc các bệnh ở vùng kín: Trĩ có thể gây ra một loạt các vấn đề ở vùng kín do vị trí giữa hậu môn và vùng kín ở nữ giới rất gần nhau.
- Viêm nhiễm dẫn đến hoại tử: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi các búi trĩ bị nghẹt. Lúc này các búi trĩ có thể bị hoại tử dẫn đến viêm nhiễm.
4. Cách điều trị bệnh trĩ ở dân văn phòng
Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ở dân văn phòng nói riêng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như:
4.1 Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
Các loại thuốc giảm triệu chứng trĩ thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh như corticosteroid, thuốc bôi glyceryl trinitrate 0,2% cho người bệnh trĩ cấp I hoặc II. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng Prep-H (Pfizer Incorporated, Kings Mountain, NC) để giảm triệu chứng cấp tính như chảy máu và đau khi đại tiện.
4.2 Can thiệp bằng thủ thuật
Một số thủ thuật được sử dụng phổ biến để loại bỏ búi trĩ có thể kể đến như:
– Thắt dây chun: Phù hợp với dân văn phòng mắc trĩ độ II và III. Thắt dây chun sẽ chặn đứng nguồn cung cấp máu đến búi trĩ. Từ đó khiến búi trĩ co lại và rụng đi.
– Liệu pháp xơ hóa: Phù hợp với trĩ độ I và II hoặc người đang điều trị với thuốc đông máu. Thông qua ống nội soi, các búi trĩ được định vị và tiêm vào chất xơ hóa để làm tiêu biến mô trĩ.
– Quang đông hồng ngoại (HCPT): Chiếu sóng ánh sáng hồng ngoại vào các mô trĩ để triệt tiêu chúng. Phù hợp với các trường hợp trĩ nội độ I và II. Thủ thuật này rất an toàn, chỉ gây đau và chảy máu nhẹ.
– Đốt laser: Phương pháp phổ biến dành cho các nhân viên văn phòng mắc trĩ độ I đến độ III. Phương pháp laser có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp khác.
4.3 Phẫu thuật loại bỏ trĩ cho dân văn phòng
Với các trường hợp trĩ nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ các búi trĩ cho người bệnh. Một số phương pháp phổ biến được áp dụng có thể kể đến như:
- Phẫu thuật kinh điển (mổ mở)
- Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo
- Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler (THD)
- Cắt trĩ dưới niêm mạc (thủ thuật Parks)
5. [Tip] 4 cách giúp phòng ngừa bệnh trĩ ở dân văn phòng
Để phòng ngừa và tránh tình trạng trĩ tái phát ở dân văn phòng, chúng ta cần:
Tip 1: Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Cần ăn đủ chất, đủ bữa để nhu động ruột hoạt động bình thường, tránh tình trạng thức ăn lắng đọng gây táo bón.
- Lựa chọn thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Các thực phẩm nên bổ sung như: Rau dền, rau lang, mồng tơi…
- Tránh các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng…
Tip 2: Kiểm soát tâm trạng, tránh làm việc quá sức
Lên kế hoạch làm việc khoa học, tránh thức khuya dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, nên chú trọng khám sức khỏe định kỳ để sớm có phương pháp điều trị trĩ kịp thời và hiệu quả.
Tip 3: Hạn chế đi đại tiện quá lâu
Thói quen đại tiện lâu có thể làm rối loạn chức năng đường ruột. Khi thời gian hậu môn mở quá dài sẽ khiến chất thải bị tích tụ, lượng máu tĩnh mạch ở khu vực này giảm, dẫn đến bệnh trĩ.
Tip 4: Tăng cường vận động phòng ngừa bệnh trĩ
Thường xuyên vận động là cách phòng tránh bệnh trĩ cho dân văn phòng vô cùng hiệu quả. Dân văn phòng nên đứng lên đi lại khoảng 5-10 phút giúp khí huyết lưu thông, đồng thời giảm căng thẳng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa để phòng táo bón. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
🔜 Nhân viên văn phòng nên chọn các môn thể thao phù hợp như: chạy bộ, bơi lội, yoga, nhảy dây…
Như vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ những người làm việc văn phòng cần tập thói quen như tích cực vận động, đứng lên đi lại sau mỗi giờ làm việc, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, rèn luyện thói quen đi đại tiện hàng ngày… Đây là những thói quen tốt không những giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn phòng tránh được nhiều bệnh khác như xương khớp, mắt, tim mạch…
ĐỌC NHIỀU
- 5 vấn đề đe dọa sức khỏe xương khớp dân văn phòng cần chú ý
- Viêm đại tràng và nỗi ám ảnh của dân lái xe – Những hệ lụy tiềm ẩn
- Ăn ít, ăn nhanh no do đâu? Bác sĩ cảnh báo 5 bệnh lý thường gặp
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Các phương pháp phẫu thuật trĩ
https://www.healthline.com/health/hemorrhoid-surgery - Tổng quan về bệnh trĩ và cách điều trị
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.