Bệnh gút (gout) ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt. Tuy nhiên bạn cần biết mình đang gặp phải gout cấp tính hay mãn tính để biết cách điều trị kịp thời. Cùng Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp thắc mắc này.
1. Bệnh gút là gì?
Bệnh gout (gút) là bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, dẫn đến lượng axit uric trong máu tăng cao, hình thành tinh thể urat lắng đọng ở các khớp.
Đây là một trong những bệnh viêm khớp gây nhiều đau đớn, khó chịu. Dấu hiệu bệnh gút dễ nhận thấy nhất là hiện tượng sưng và đau ở các khớp. Cơn đau thường đột ngột, dữ dội, khiến người bệnh có cảm giác như bị ngàn mũi kim châm cùng một lúc. Nếu không điều trị kịp thời, gút còn gây ra những biến chứng nặng nề như: tăng huyết áp, đột quỵ não, suy thận, tàn phế… Do đó, bạn cần chú ý đến sự thay đổi trên cơ thể, không nên bỏ qua các triệu chứng cảnh báo, tránh dẫn đến những hệ lụy về sau.
Theo các chuyên gia, bệnh gout thường được chia làm 3 giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng sau:
- Giai đoạn đầu: chưa xuất hiện các cơn đau nhức, khó nhận biết triệu chứng, tuy nhiên nồng độ acid uric cao hơn bình thường (trên 420 µmol/l với nam và 360 µmol/l với nữ).
- Giai đoạn cấp tính: Những cơn đau dữ dội kèm hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ các khớp, phổ biến ở ngón chân cái, mắt cá chân, khớp bàn chân, khớp đầu gối, cổ tay…
- Giai đoạn ngủ đông: Các cơn đau không xuất hiện, người bệnh không phải chịu những cơn đau do gout cấp. Trong giai đoạn này, các tinh thể muối urate vẫn tiếp tục hình thành trong mô.
- Giai đoạn có tophi mạn tính: Giai đoạn cuối của bệnh gút với biểu hiện đặc trưng là các tinh thể muối urat bám chắc vào tổ chức khớp, tạo thành các hạt tophi trồi lên bề mặt dưới da, gây biến dạng tay chân, làm suy giảm chức năng vận động.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Gout cấp tính là gì?
Gout cấp tính là giai đoạn giữa của bệnh gout, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với những biến chứng nguy hiểm. Các cơn đau do gout cấp gây nên thường được kích thích bởi một số yếu tố như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều hải sản và thịt đỏ trong thời gian dài.
Nồng độ acid uric dư thừa sẽ hình thành nên các tinh thể muối urate, có xu hướng lắng đọng thành từng mảng và tích tụ quanh khớp, thường ở khớp ngón chân cái.
Các triệu chứng thường gặp:
- Đau nhức dữ dội, có mức độ nặng nề hơn đau do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp
- Khớp sưng, nóng, đỏ
- Triệu chứng có thể bùng phát và kéo dài trong vòng 6-24 giờ.
- Các cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ, khó khăn trong việc đi lại.
- Triệu chứng có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau 3-10 ngày.
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, có thể sốt đến 38-38,5 độ C.
Các cơn đau do gout cấp đến rất bất ngờ. Có khoảng 60% bệnh nhân có thể gặp những cơn gout cấp tính trong vòng 1-3 năm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ gặp phải duy nhất một đợt tấn công của bệnh và chuyển sang giai đoạn ngủ đông.
3. Gout mạn tính là gì?
Mặc dù ở giai đoạn ngủ đông, người bệnh không thấy dấu hiệu bất thường tuy nhiên các tinh thể muối urate vẫn tiếp tục lắng đọng. Sau khoảng thời gian dài kể từ đợt gout cấp diễn ra, bệnh gút sẽ tiến triển nhanh hơn nếu không được điều trị và chuyển sang giai đoạn có tophi mạn tính.
Các dấu hiệu nhận biết:
- Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn so với gút cấp tính.
- Tần suất cơn đau dày đặc và mức độ đau dữ dội hơn.
- Xuất hiện các hạt tophi ở nhiều vị trí trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, lòng mạch máu, thậm chí cả van tim.
- Gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở xương khớp, biến dạng sụn khớp.
- Suy giảm chức năng thận do lượng acid uric dư thừa gây nên
Khi các hạt tophi bị vỡ ra, vết thương sẽ khó lành, dễ gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm. Ngoài ra người bệnh cũng gặp phải nhiều biến chứng nặng nề khác như suy thận, tai biến mạch máu não, tàn phế.
4. Đối tượng có nguy cơ mắc gout
- Nam giới sau 40 tuổi
- Nữ giới tuổi mãn kinh
- Người thừa cân, béo phì
- Người có tiền sử gia đình mắc gout
- Người ăn uống thiếu khoa học
>> Xem thêm: Béo phì có tác hại gì? Xem ngay câu trả lời từ chuyên gia!
5. Chẩn đoán
Ngoài nhận biết những triệu chứng, dấu hiệu thường thấy xuất hiện các vết sưng, tấy đổ trên da, các bác sĩ có thể dựa trên tiêu chuẩn của Ilar và Omeract 2006.
- Có các tinh thể urat trong dịch khớp
- Có các hạt tophi xuất hiện dưới da
- Có 6/12 triệu chứng sau:
- Viêm khớp tiến triển tối đa trong vòng một ngày
- Có hơn một cơn viêm khớp cấp
- Viêm ở một khớp
- Xuất hiện vết đỏ ứng ở vùng khớp viêm
- Sưng, đau khớp bàn ngón chân cái
- Viêm khớp bàn ngón chân cái ở một bên
- Viêm khớp cổ chân
- Nhìn thấy được hạt tophi
- Chỉ số acid uric trong máu tăng
- Sưng khớp không đối xứng
- Nang dưới vỏ xương, không khuyết xương (trên phim X-quang)
- Cấy vi khuẩn trong dịch khớp âm tính
6. Điều trị bệnh gout hiệu quả
6.1. Điều trị gout cấp tính
Nguyên tắc điều trị càng sớm càng tốt, nhanh, mạnh và ngắn. Tuy nhiên lưu ý khi dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng các loại thuốc tây như:
- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs):
- Ưu tiên cho bệnh nhân không có các bệnh lý khác đi kèm, nên chọn loại có tác dụng nhanh
- Bắt đầu với liều cao trong 2-3 ngày đầu và giảm liều lượng trong khoảng 2 tuần tiếp theo.
- Corticoisteroid:
- Sử dụng trong trường hợp người bệnh không dung nạp hoặc chống chỉ định với NSAIDs hoặc colchicine.
- Có thể dùng đường uống, tiêm vào bắp, khớp.
- Có thể dùng prednisolone liều 20 – 50 mg từ 1-3 ngày sau đó giảm liều trong 2 tuần.
- Colchicin:
- Nên dùng 0,5mg x 3 lần/ngày.
- Ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận GFR < 50ml/ph nên giảm nửa liều
- Không dùng cho người bệnh có GFR < 10ml.ph, rối loạn chức năng gan, tắc mật.
6.2. Điều trị gout mạn tính
Nguyên tắc điều trị: Dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống để giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
- Thuốc Allopurinol
- Làm giảm nồng độ acid uric trong máu, hạn chế quá trình sản sinh axit uruc và hòa tinh tinh thể acid uric trong tophi.
- Thuốc Probenecid
- Giảm acid uric bằng cách tăng lượng bài tiết trong nước tiểu
- Ít tác dụng phụ hơn Allopurinol nhưng khuyến cáo không nên sử dụng cho người bệnh thận.
- Thuốc Pegloticase
- Sử dụng trong trường hợp nặng, các thuốc khác không làm giảm acid uric trong máu
- Được điều chế dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch
- Quá trình tiêm mất khoảng 2 giờ, phù hợp với người không có phản ứng với truyền dịch.
- Sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp như glucosamine, diacerin, acid hyaluronic kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
- Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi khi ảnh hưởng tới chức năng vận động.
6.3. Một số bài thuốc dân gian đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gút
6.3.1. Đẩy lùi triệu chứng bệnh gout từ cây ngải cứu
- Nguyên liệu: Một nắm lá ngải cứu và 2 thìa mật ong
- Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng để khử trùng.
- Giã nhỏ ngải cứu chắt lấy nước và pha chung với mật ong
- Uống hai lần vào buổi chưa và buổi chiều trong ngày.
6.3.2. Chữa gout bằng lá tía tô
- Nguyên liệu: Lá tía tô rửa sạch
- Cách thực hiện:
- Sắc lá tía tô như sắc thuốc bắc
- Chia nhỏ uống trong ngày
- Có thể sử dụng trực tiếp trong mỗi bữa ăn
6.3.3. Chữa bệnh gút bằng lá lốt
- Nguyên liệu: 5-10 lá lốt khô
- Cách thực hiện:
- Sắc nước lá lốt khô với hai chén nước. Khi nước cạn còn 1 chén thì uống sau bữa tối.
- Nên kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày.
6.3.4. Sử dụng lá trầu không
- Nguyên liệu:
- 100g lá trầu không tươi, 1 quả dừa xiêm
- Cách thực hiện:
- Xắt nhuyễn lá trầu không và ngâm trong trái dừa diêm
- Ủ trong vòng 30 phút sau đó chắt lấy nước uống
- Nên uống trước khi đi tiểu buổi sáng để hoạt chất được hấp thụ
Xem thêm: Những thảo dược có công dụng tốt với bệnh gút
7. Lưu ý đối với bệnh gout cấp tính, mạn tính
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, mặc dù ở giai đoạn cấp tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị kịp thời để sang gút mạn sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, vận động khó khăn, tay chân biến dạng, mất thẩm mĩ.
Do vậy, cách tốt nhất chính là phát hiện kịp thời để tìm phác đồ điều trị hợp lý, cắt những cơn đau do gout cấp gây ra và giảm lượng acid uric trong máu.
Cụ thể:
- Trong sinh hoạt
- Ở giai đoạn gout cấp nên để khớp nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
- Qua đợt gout cấp cần sinh hoạt điều độ, tránh stress
- Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, duy trì chỉ số BMI ở mức bình thường.
- Chế độ ăn uống:
-
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh hỗ trợ giảm viêm, sưng
- Uống nhiều nước khoáng có kiềm
- Tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric như lợi tiểu, aspirin liều thấp, corticoid kéo dài
- Kết hợp điều trị các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường…
- Sử dụng các thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sức mạnh xương khớp.
Trên đây là những thông tin cần biết về triệu chứng, cách điều trị của bệnh gout cấp tính và mãn tính. Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám để can thiệp kịp thời đồng thời luôn giữ cho mình sức khỏe ổn định, tránh biến chứng nguy hiểm không đáng có.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.