Tập yoga không chỉ nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, căng thẳng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian mỗi ngày để thực hiện những bài tập yoga chữa bệnh gan dưới đây.
1. Lợi ích của tập yoga với gan
Tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó không thể kể đến tác dụng hỗ trợ giải độc, bảo vệ gan. Cụ thể:
1.1. Tập yoga giúp giảm mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh gan. Nguyên nhân là do gan chuyển hóa kém, năng lượng dự trữ giảm, tổn thương hệ miễn dịch. Lúc này, bên cạnh các phương pháp điều trị tổn thương gan thì tập yoga cũng góp phần cải thiện sức khỏe gan.
1.2. Giảm đầy bụng, chậm tiêu
Những người bị bệnh gan thường gặp các vấn đề hệ tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, chướng bụng. Việc tập thể dục sẽ tăng cường vận động các cơ trên đường tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
1.3. Hỗ trợ giải độc gan
Yoga có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh glutathione, đây là chất tham gia vào quá trình thải độc gan, khử gốc tự do sinh ra tại gan. Đồng thời, việc tập yoga giúp bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, cần thiết cho người bệnh gan.
1.4. Giảm quá trình oxy hóa
Vận động cơ thể giúp tăng tuần hoàn máu, tăng oxy nuôi dưỡng các mô, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tại gan. Từ đó, giúp giảm việc sản sinh gốc tự do gây tổn thương gan.
1.5. Giảm nguy cơ tổn thương gan
Khi mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì… người bệnh thường phải sử dụng thuốc tây thường xuyên gây áp lực cho gan. Việc tập luyện yoga, thể dục thể thao giúp hỗ trợ gan thải độc, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
>>> [Giải đáp] Cấu tạo và chức năng của gan – Hiểu về tầm quan trọng của gan để có biện pháp bảo vệ gan
2. Tổng hợp 10 bài tập yoga chữa bệnh gan tốt từ chuyên gia
Hãy dành 30 – 60 phút mỗi ngày để thực hiện những bài tập này, kiên trì sau một thời gian sẽ thấy kết quả khả quan.
2.1. Bài tập thở Kapalbhati pranayama
Pranayama là bài tập được biết đến với tác dụng tăng cường sức khỏe lá gan, cải thiện tình trạng vàng da, viêm gan và các bệnh khác.
Ngoài ra, bài tập thở Kapalbhati pranayama còn được biết đến là bài tập yoga hỗ trợ phục hồi tổn thương gan, cải thiện tình trạng điều trị gan.
Cách thực hiện tư thế như sau:
- Tư thế ngồi yoga, bắt chéo chân;
- Thực hiện hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh;
- Tập trung của bạn nên được thở ra;
- Thực hiện ít nhất 15 phút mỗi ngày.
2.2. Tư thế vặn mình
Tư thế vặn mình được gọi là vua của cá. Nó biết đến với công dụng tốt cho gan, giảm áp lực lên gan, ngăn ngừa tổn thương gan. Đồng thời, tư thế vặn mình giúp hỗ trợ giải độc gan tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Tư thế ngồi yoga, khoanh chân và bắt chéo chân trái qua phải;
- Đầu gối từ từ nâng lên, hướng lên cao;
- Di chuyển bàn tay phải qua chân trái và giữ chân trái, tiếp theo ấn nhẹ chân trái vào bụng, quay đầu sang bên phải một lúc.
2.3. Tư thế cánh cung tốt cho gan
Tư thế cánh cung hay còn gọi là Bow bose, bài tập có tác dụng với những người bị gan nhiễm mỡ. Tư thế này giúp kích thích, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ đào thải chất béo tích tụ nhiều trong gan.
Cách thực hiện bài tập:
- Nằm sấp và nâng cao chân, thân của bạn cùng một lúc;
- Tiếp theo, giữ bàn chân bằng tay, kéo căng cơ thể như một cánh cung, cánh tay hoạt động như dây cung;
- Giữ nguyên tư thế này càng lâu càng tốt;
- Sau đó, quay trở lại vị trí nghỉ ngơi của bạn, thực hiện bài tập nhiều lần nhất có thể.
2.4. Tư thế mặt bò – Bài tập yoga chữa bệnh gan
Đây là tư thế tốt để điều trị xơ gan. Khi bị xơ gan, lưu lượng máu bị ngăn chặn bởi các mô sẹo. Gan không thể thực hiện hết chức năng đào thải độc tố, chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ… Thực hiện những bài tập này giúp gan hoạt động hiệu quả, đảm bảo oxy và lưu lượng máu chảy tốt.
Cách thực hiện:
- Ngồi xổm trên bề mặt với một chân bắt chéo chân bên kia.
- Cho phép cột sống của bạn kéo dài ra, đặt hai tay ra sau lưng, một tay trên vai, 1 tay dưới sườn của bạn.
- Sau đó, chắp hai tay ở phía sau lại với nhau, giữ nguyên tư thế này.
2.5. Bài tập với tư thế con ếch
Tư thế con ếch có lợi cho hầu hết các bộ phận của hệ tiêu hóa, gan. Bài tập này khuyến khích chuyển động trong đường tiêu hóa của bạn.
Ngoài ra, tư thế con ếch còn giúp cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ.
Cách thực hiện:
- Khuỵu gối, hai đầu gối rộng bằng hông;
- Gập và uốn cong đầu gối của bạn, sau đó ngồi lên hai chân;
- Hai tay đặt lên rốn, hít vào;
- Khi thở ra, ấn nhẹ vào bụng, giữ bụng của bạn bị ép, uốn cong về phía trước.
- Tiếp tục thở và giữ nguyên tư thế trong 20 – 30 giây.
Lưu ý: Khi thực hiện tư thế này, nhớ ấn vào bụng một cách nhẹ nhàng, không mạnh tay. Sự thúc ép tích cực mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, với những người bị xơ gan thì không nên thực hiện tư thế này.
2.6. Thực hiện tư thế cái cày
Tư thế cái cày giúp bạn giảm mệt mỏi, lưu thông máu và tăng cường chức năng thải độc gan. Hơn nữa, bài tập giúp tăng cường chức năng tim mạch, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, giữ hai chân nối lại, đặt dưới đất;
- Nâng cơ thể và chân lên trên cao, tư thế thẳng đứng ngược;
- Vai chống xuống đất, giữ thăng bằng cho toàn cơ thể phía trên;
- Sau đó, đưa tay đỡ hông, co chân khỏi hông và từ từ đưa xuống qua đầu;
- Tiếp đến, bạn hít thở đều, giữ nguyên tư thế này trong 5 – 7 nhịp thở.
Lưu ý: Khuỵu chân xuống, đầu gối có xu hướng uốn cong và mở rộng ra bên ngoài. Bạn phải chống lại nó, nếu thấy khó hãy hạ chân xuống, thả hông xuống một chút nhưng vẫn giữ bằng tay.
2.7. Bài tập Naukasana (tư thế con thuyền) cho người xơ gan
Naukasana là bài tập yoga chữa bệnh gan hiệu quả, nhất là với người xơ gan. Bài tập có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp cải thiện tình trạng xơ gan, ung thư gan.
Bên cạnh đó, các chuyên gia yoga cũng cho biết, naukasana giúp giải độc gan, bảo vệ gan hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
- Đầu tiên, nằm thẳng trên thảm tập, đặt hai bàn chân vào nhau, hai cánh tay ở hai bên.
- Giữ cánh tay thẳng, các ngón tay duỗi thẳng về phía ngón chân.
- Bắt đầu hít vào, khi bạn thở ra, nâng ngực và bàn chân khỏi mặt đất, duỗi thẳng tay về phía chân. Cảm nhận vùng bụng căng lên khi cơ bụng co lại.
- Giữ trọng lượng cơ thể dồn hoàn toàn vào môn. Mắt, ngón tay, ngón chân nằm trên 1 đường thẳng. Lúc này hơi thở và tư thế nguyên trong vài giây.
- Tiếp đến, bạn thở ra từ từ, đưa cơ thể về vị trí ban đầu và thư giãn.
- Thực hiện bài tập này 3 – 4 lần, lặp lại hàng ngày nhưng đừng quá lạm dụng.
2.8. Tư thế gập người giúp gan khỏe mạnh hơn
Tư thế nằm ngửa, nâng đầu kéo chân giúp thư giãn phần thân giữa. Chúng được ví như bài tập yoga dành cho các cơ quan nội tạng, trong đó có gan.
Bằng những động tác cơ bụng hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường chức năng gan, tăng khả năng lưu thông của gan. Bên cạnh đó, bài tập cũng giúp bạn giảm căng thẳng, giúp gan làm tốt công việc của mình.
Cách thực hiện động tác:
- Nằm trên thảm yoga hoặc bề mặt mềm, nâng chân trái lên co đầu gối, tay và người bên phải hơi gập về bên trái.
- Giơ tay lên, gấp cánh tay phải, lòng bàn tay phải đặt lên tai. Tiếp tục nâng người, đưa cơ thể về phía trước, chếch sang trái. Giữ vị trí này trong 2 giây.
- Từ từ trở về vị trí ban đầu, thư giãn hoàn toàn vùng bụng.
- Lặp lại 20 lần cho mỗi bên.
2.9. Tư thế xoay vòng tay kiểu khí công Trung Quốc giúp gan thư giãn
Theo Y học, căng thẳng có thể gây mất cân bằng thể chất ở gan, khiến cho gan bị ảnh hưởng. Vì vậy, những bài tập căng cơ giúp chúng hoạt động tốt hơn, giảm căng thẳng.
Cách thực hiện:
- Tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, cánh tay buông thõng theo cơ thể.
- Giơ hai tay lên ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trời.
- Tiếp theo, giơ hai tay và hướng lên trời.
- Sau đó, đưa cánh tay về vị trí ban đầu và đảo ngược vị trí cánh tay. Thực hiện tư thế này 50 lần.
2.10. Bài tập Hundred
Bài tập Hundred được các chuyên gia yoga phân tích là có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa và giải độc gan tốt. Vì vậy, bạn có thể áp dụng bài tập này tại nhà để cải thiện sức khỏe gan của mình.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, nâng cao vai, tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể.
- Tiếp theo, nâng cao hai chân lên sao cho tư thế vuông góc 90 độ, giống như ghế ngược.
- Thực hiện các nhịp đập nhỏ với cánh tay của mình, như thể đang ở dưới nước, hít vào 5 giây, thở ra 5 giây.
- Lặp lại động tác này tổng cộng mười nhịp thở.
3. Lưu ý chuyên gia
Bên cạnh những bài tập yoga kể trên, các chuyên gia gan mật chia sẻ, để bảo vệ lá gan của mình cần có lối sống khoa học. Cụ thể:
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Giám sát việc sử dụng thuốc của bản thân, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Áp dụng chế độ ăn uống thân thiện, tốt cho gan.
- Thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày để cải thiện sức khỏe nói chung, lá gan nói riêng.
- Tìm hiểu và bổ sung những sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc, tăng cường chức năng gan. Phương pháp này giúp bảo vệ gan và phòng ngừa bệnh gan.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được cho mình những bài tập yoga chữa bệnh gan tốt. Mặc dù phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, tuy nhiên giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.
Xem thêm:
- Top 10 cách tăng cường chức năng gan – Chăm sóc lá gan từ những việc đơn giản
- Giải độc gan bằng đậu xanh – Bạn đã thử mẹo đơn giản này chưa
- Bổ gan Tâm Bình – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thực hành với 5 bài tập yoga giải độc gan
https://www.yogiapproved.com/5-yoga-poses-to-detoxify-your-liver/ - Yoga giải độc gan có hiệu quả không
https://www.theguardian.com/science/sifting-the-evidence/2014/jan/13/demystifying-detox-can-yoga-really-cleanse-the-liver
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.