Viêm loét dạ dày uống cà phê được không? Những điều cần biết!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    [Hỏi – Đáp] Viêm loét dạ dày uống cà phê được không? Những điều cần biết!

    Cà phê là thức uống quen thuộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên với những người bị đau dạ dày, câu hỏi “Viêm loét dạ dày uống cà phê được không?” luôn là mối quan tâm lớn. Tham khảo ngay thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp!

    Đánh giá article

    1. Tác động của cà phê đối với viêm loét dạ dày

    Cà phê được biết đến là thức uống quốc dân được nhiều người yêu thích. Thức uống này không chỉ mang hương vị đặc trưng hấp dẫn mà còn giúp người uống có tinh thần tỉnh táo, thoải mái và sảng khoái hơn.

    Mặc dù vậy, không phải ai cũng thích hợp uống cà phê, nhất là người bị dạ dày. Theo một số nghiên cứu, trong cà phê chứa nhiều thành phần khiến vết loét dạ dày trầm trọng hơn. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

    Theo đó, uống nhiều cà phê có thể ảnh hưởng tới tình trạng viêm loét dạ dày như sau:

    1.3 Cà phê có thể làm tăng axit dạ dày

    Trong cà phê có chứa nhiều caffeine – một chất kích thích có thể làm tăng tiết axit trong dạ dày. Khi lượng axit này tăng quá mức cần thiết sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi và đau rát vùng thượng vị.

    1.2 Cà phê gây kích ứng niêm mạc dạ dày

    Bởi cà phê có tính axit nên có thể gây kích ứng thành bụng và đau bụng. Ngoài ra, người bị đau dạ dày khi uống nhiều cà phê sẽ làm tăng tiết axit và dịch vị dạ dày. Điều này khiến các vết loét tại niêm mạc lan rộng và có thể gây xuất huyết dạ dày.

    1.3 Cà phê làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày

    Caffeine trong cà phê cũng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Đây là bộ phận giúp ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ vòng thực quản dưới giãn nở, axit có thể trào ngược lên gây ợ nóng, tức ngực và trào ngược.

    Vì vậy, theo các khuyến cáo, những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng nhiều cà phê để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

    2. Viêm loét dạ dày có uống cà phê được không?

    Nếu bạn đang băn khoăn “Viêm loét dạ dày có uống được cà phê không” thì câu trả lời là Không.

    Mặc dù cà phê không phải là nguyên nhân gây ra những tổn thương ở niêm mạc. Tuy nhiên, khi bạn bị viêm loét dạ dày, cà phê có thể gây kích thích làm tăng các triệu chứng khó chịu.

    Đặc biệt với người viêm loét dạ dày cấp tính, đau dạ dày dữ dội, trào ngược, nên tránh uống cà phê hoàn toàn cho đến khi tình trạng ổn định. Bởi việc uống cà phê có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Cà phê có thể làm kích thích tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc và làm gia tăng nguy cơ trào ngược.

    Do đó, nếu bị viêm loét dạ dày, bạn nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh sử dụng cà phê để bảo vệ dạ dày.

    >>> Xem thêm: Viêm loét dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    3. Lưu ý khi uống cà phê cho người bị viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày không nên uống cà phê. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ gặp các vấn đề dạ dày nhẹ và không thể bỏ cà phê mà vẫn muốn hạn chế tác động lên dạ dày, cần lưu ý một số điều sau:

     [Hỏi – Đáp] Viêm loét dạ dày uống cà phê được không? Những điều cần biết!

    3.1 Lựa chọn các loại cà phê phù hợp

    • Uống cà phê pha lạnh (cold brew): Theo một số nghiên cứu, cà phê lạnh thường có hàm lượng axit thấp hơn cà phê nóng. Điều này giúp giảm kích ứng dạ dày.
    • Ưu tiên các loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp: Nên hạn chế lượng caffeine trong cà phê. Bạn có thể ưu tiên lựa chọn các loại cà phê ít caffeine hoặc cà phê pha loãng.
    • Hạn chế cà phê rang đậm (dark roast): bởi loại cà phê này thường có hàm lượng axit cao dễ gây kích ứng dạ dày.
    • Giảm tần suất uống: nên duy trì uống 2-3 lần/tuần thay vì uống mỗi ngày.
    • Tránh cà phê có nhiều đường hoặc sữa: sữa và đường có thể làm tăng lượng axit dạ dày và làm tình trạng viêm loét nặng hơn.

    3.2 Chọn thời điểm uống thích hợp

    • Không uống cà phê khi đói: bạn nên tránh uống cà phê khi đói bụng. Bởi uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây kích ứng niêm mạc. Tốt nhất nên uống cà phê sau khi ăn sáng từ 30-60 phút. Điều này giúp giảm tác động có hại lên dạ dày.

    • Uống cà phê sau bữa ăn: Việc uống cà phê khi bụng no giúp giảm thiểu tác hại của axit dạ dày. Bởi thức ăn có thể làm trung hòa một phần axit do cà phê gây ra.

    3.2 Uống cà phê với tốc độ chậm

    Thay vì uống nhanh, bạn nên nhâm nhi từng ngụm nhỏ cà phê giúp cơ thể thích ứng dần. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ kích ứng cho dạ dày.

    4 Gợi ý 6 loại đồ uống tốt cho dạ dày thay thế cà phê

    4.1 Nước ép cải bắp

    Bắp cải là thực phẩm giàu chất oxy hóa. Chúng có công dụng giúp ngăn ngừa và chữa lành viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể xay thành nước ép hoặc làm sinh tốt để uống hàng ngày

    4.2 Sinh tố chuối

    Quả chuối giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt dồi dào kali. Những dưỡng chất này có tác dụng giúp giảm đầy hơi và tốt cho dạ dày. Do đó thay vì cà phê, bạn có thể uống sinh tố chuối để cải thiện viêm loét dạ dày hiệu quả.

    4.3 Nước mật ong

    Mật ong giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và có tác dụng chống viêm tốt. Thành phần flavonoid có trong mật ong cũng có tác dụng chống axit và hỗ trợ ngăn ngừa hình thành các vết loét dạ dày hiệu quả.

    Để bảo vệ dạ dày, bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống mỗi ngày.

    4.4 Trà nghệ

    Các nghiên cứu đã cho thấy curcumin trong nghệ mang nhiều đặc tính có lợi. Chúng giúp chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt. Hoạt chất này cũng đã được chứng minh có tác dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.

    Do đó, nếu đang băn khoăn uống gì tốt cho người viêm loét dạ dày, đừng bỏ qua trà nghệ.

    >>> Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong – Hiệu quả bất ngờ!

    4.5 Trà Gừng

    Sự kết hợp giữa nước ấm và gừng hoặc trà ấm với gừng là thức uống tuyệt vời giúp làm dịu dạ dày nhanh chóng.

    Với những người bị viêm loét dạ dày, nhấp một ngụm trà gừng có thể hỗ trợ cải thiện đầy hơi, giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả.

    4.6 Trà cam thảo

    Trong Đông y, cam thảo có vị ngọt và tính bình. Loại thảo dược này thường được kết hợp với các dược liệu khác giúp tăng hiệu quả chữa bệnh. Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết axit dịch vị và hỗ trợ làm lành vết loét tại niêm mạc hiệu quả.

    Sử dụng trà cam thảo trước bữa ăn khoảng 30 phút không chỉ tốt cho sức khỏe còn hỗ trợ điều trị viêm loét

    Kết luận

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là trong việc lựa chọn thực phẩm và đồ uống. Mặc dù cà phê có thể đem lại sự tỉnh táo và năng lượng, tuy nhiên người viêm loét dạ dày không nên uống nhiều cà phê. Bởi cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến tình trạng viêm loét nặng hơn.

    Nếu bạn không thể từ bỏ cà phê, hãy uống cà phê một cách hợp lý và chọn lựa những loại cà phê ít axit. Nếu không, bạn có thể thử các đồ uống thay thế như trà thảo mộc, nước ấm hay nước ép trái cây để bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình.

    >>> XEM THÊM

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong – Hiệu quả bất ngờ! 22/03/25
      Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong là giải pháp tự nhiên an toàn không chỉ giúp…
      Viêm loét dạ dày có ăn sữa chua được không? Câu trả lời dưới đây 24/04/25
      Sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Thế nhưng, liệu người…
      Chữa trào ngược dạ dày tại nhà – Áp dụng ngay 16 cách đơn giản này 31/12/24
      Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, phương pháp này có…
      Trào ngược dạ dày nên ăn sáng gì? Gợi ý các món NGON – LÀNH – BỔ 26/02/25
      Bữa sáng là bữa ăn quan trọng hàng đầu, giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe khoắn, năng động…
      Xem thêm