Sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Thế nhưng, liệu người bị viêm loét dạ dày có ăn sữa chua được không? Hẳn đây là băn khoăn của không ít người khi mắc bệnh này. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo.
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Tình trạng này gây ra triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt… Chúng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện bệnh lý, ngoài thuốc chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc ăn gì, kiêng gì luôn được người bệnh quan tâm.
Như chúng ta đã biết, sữa chua là sản phẩm lên men từ sữa, chứa nhiều lợi khuẩn. Tuy nhiên, thực phẩm này lại có vị chua nên nhiều người cho rằng không nên ăn, có người thì nói rất tốt. Vậy, câu trả lời là gì?
Viêm loét dạ dày – Bệnh lý ngày càng phổ biến và trẻ hóa
1. Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua là thực phẩm không thiếu trong khẩu phần ăn của chúng ta, từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Bởi, thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
- Cung cấp protein: Trong 155g sữa chua cung cấp 95calo, 0,6g chất béo, 16g protein, 56mg natri. Hàm lượng protein dồi dào tốt cho xương, sụn, máu, nuôi dưỡng da, tóc, móng tay, góp phần chữa lành vết thương.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Sữa chua cung cấp nhiều loại vi khuẩn axit lactic gồm: Lactobacillus, acidophilus, lactobacillus… Chúng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng vi khuẩn lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch.
- Giảm cân: Protein casein trong sữa chua được tiêu hóa chậm giúp giữ lượng đường máu ổn định. Từ đó, giúp bạn no lâu hơn, chống đói, kiểm soát cơn thèm ăn, giảm cân.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Sữa chua chứa hàm lượng protein, canxi và tác động của vi khuẩn axit lactic giúp ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất làm chậm mức độ kháng insulin.
Ngoài ra, sữa chua còn giúp làm đẹp da, tăng cường khối lượng cơ bắp và tốt cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng liệu rằng người bị viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua hay không?
2. Viêm loét dạ dày có ăn sữa chua được không?
Ăn sữa chua khi đau dạ dày nên hay không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia dạ dày, tiêu hóa, người bị viêm loét dạ dày không những ăn được sữa chua mà còn nên ăn đều đặn để cải thiện bệnh lý.
Bởi, sữa chua mang lại những lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hóa nói chung, dạ dày nói riêng. Cụ thể:
2.1. Sữa chua probiotic cho người đau dạ dày cải thiện đầy hơi, táo bón
Sữa chua là một trong những thực phẩm lên men giàu probiotics – lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Khi được bổ sung vào cơ thể, probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm các rối loạn đường tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.
2.2. Làm lành vết loét niêm mạc dạ dày
Theo Healthline, trong sữa chua chứa các loại probiotics phổ biến như Lactobacillus và Bifidobacterium có khả năng cải thiện môi trường axit trong dạ dày. Từ đó, hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.
2.3. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Một số chủng probiotics phổ biến trong sữa chua như Lactobacillus hay Bifidobacterium còn có khả năng ức chế vi khuẩn có hại như vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Nhờ đó, sữa chua có vai trò hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày, làm dịu tình trạng viêm. Từ đó cải thiện sức khỏe dạ dày một cách tự nhiên.
Với những lợi ích trên, chúng tôi hoàn toàn có thể tự tin khẳng định “sữa chua là thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày”.
3. Bị viêm loét dạ dày nên ăn sữa chua nào? Cách chọn sữa chua cho hệ tiêu hóa yếu
Ngoài băn khoăn “người bị viêm loét dạ dày có ăn sữa chua được không”, ăn sữa chua khi đau dạ dày nên hay không thì nhiều người cũng thắc mắc không biết ăn như thế nào cho hợp lý.
3.1. Sữa chua nào tốt nhất cho người bị viêm loét dạ dày?
Thời điểm ăn sữa chua là điều người bệnh cần hết sức lưu ý. Nếu dạ dày của bạn đang trong thời kỳ ổn định, việc ăn vào buổi sáng là hoàn toàn có thể.
Vậy, sữa chua nào tốt nhất cho người bị viêm loét dạ dày? Dưới đây là những loại được chuyên gia khuyên dùng:
- Sữa chua ít đường cho người đau dạ dày là ưu tiên số 1; vì đường có thể làm tăng axit dạ dày và gây kích ứng niêm mạc.
- Nên chọn loại sữa chua ít béo, dễ tiêu hóa và không gây đầy bụng. Đặc biệt, sữa chua có chứa probiotics như Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium sẽ rất tốt cho việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Sữa chua nào tốt nhất cho người bị viêm loét dạ dày? Nên lựa chọn sữa chua trắng, ít hương liệu, ít chất tạo màu, phụ gia.
Chọn đúng loại sữa chua cho người viêm loét dạ dày không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, mà còn góp phần giảm viêm, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
3.2. Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua vào buổi sáng?
Thời điểm ăn sữa chua là điều người bệnh cần hết sức lưu ý. Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua vào buổi sáng? Nếu dạ dày của bạn đang trong thời kỳ ổn định, việc ăn vào buổi sáng là hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tốt nhất nên ăn sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Cách này giúp lợi khuẩn phát huy tác dụng mà không làm tăng axit dịch vị như khi ăn lúc đói.
- Chỉ nên ăn khoảng 1 hộp sữa chua/ngày. Nên chọn loại ít đường, ít béo và có chứa probiotics hỗ trợ làm lành tổn thương, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm viêm hiệu quả.
- Tránh ăn sữa chua lạnh ngay từ tủ lạnh vì có thể gây co thắt dạ dày. Nên để ở nhiệt độ phòng khoảng 5–10 phút trước khi sử dụng.
3.3. Ăn sữa chua ban đêm có gây đau dạ dày không?
Bên cạnh câu hỏi người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua vào buổi sáng thì ăn sữa chua ban đêm có gây đau dạ dày không cũng là băn khoăn của nhiều người.
Ăn quá sát giờ đi ngủ có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi cơ thể đang chuẩn bị nghỉ ngơi. Điều này có thể gây khó tiêu, ợ nóng hoặc cảm giác nặng bụng, đặc biệt ở những người có dạ dày nhạy cảm.
Ngoài ra, sữa chua có tính axit. Khi bạn nằm xuống sau khi ăn, axit trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản hơn, gây ra cảm giác khó chịu hoặc ợ chua.
Quá trình tiêu hóa cũng thường diễn ra chậm hơn vào ban đêm, khi cơ thể ít vận động. Điều này có thể khiến sữa chua lưu lại trong dạ dày lâu hơn, làm tăng nguy cơ kích ứng nếu dạ dày bạn đang có vấn đề.
Vì vậy, ban đêm là thời điểm mà bạn nên hạn chế ăn sữa chua.
3.4 Ăn sữa chua lúc đói có hại không
Dạ dày vốn đã có môi trường axit để tiêu hóa thức ăn. Khi bạn ăn sữa chua lúc đói, lượng axit tự nhiên trong dạ dày sẽ kết hợp với axit lactic có trong sữa chua, làm tăng độ axit của môi trường dạ dày; từ đó làm cảm giác khó chịu, ợ chua, hoặc thậm chí là đau bụng.
Ăn sữa chua lúc đói có hại không? Thời điểm ăn này có thể khiến một lượng lớn lợi khuẩn trong sữa chua bị tiêu diệt do ảnh hưởng bởi môi trường pH trong dạ dày. Vì thế, khi đang đói cũng không phải là lúc thích hợp để ăn sữa chua.
4. Những thực phẩm khác tốt cho người viêm loét dạ dày
Bên cạnh sữa chua, người bị viêm loét dạ dày nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, ít axit và dễ tiêu hóa. Đây là nhóm thực phẩm giúp làm dịu niêm mạc và hỗ trợ làm lành vết loét.
- Chuối chín: Giúp trung hòa axit dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Yến mạch: Giàu chất xơ hòa tan, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ nhu động ruột.
- Khoai lang luộc: Chống viêm, giàu vitamin A và chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành vết loét.
- Bông cải xanh, cải bó xôi: Nguồn vitamin C và sulforaphane có khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori – nguyên nhân chính gây viêm loét.
- Trứng luộc, thịt nạc, cá hấp: Cung cấp protein dễ tiêu, hỗ trợ tái tạo mô tổn thương mà không gây kích ứng.
- Nước ấm, trà gừng loãng: Giúp làm dịu cơn đau dạ dày, giảm co thắt và hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và không ăn sát giờ ngủ để hạn chế trào ngược và viêm loét nặng hơn.
>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? – Điểm mặt 10 loại tốt nhất và 8 cấm kỵ!
Kết luận
Sữa chua hoàn toàn có thể là “người bạn đồng hành” cho người bị viêm loét dạ dày nếu được sử dụng đúng cách. Với hàm lượng probiotics cao, sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh sữa chua, chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày thì đừng bỏ qua Dạ dày Tâm Bình. Gọi ngay tổng đài miễn cước 1800 282885 để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm:
- Chữa viêm loét dạ dày bằng dân gian – 13 cách đơn giản giúp giảm đau tức thì!
- Viêm loét dạ dày uống cà phê được không? – Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ
- Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong – Bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả khó tin