Uống rượu đỏ mặt là tình trạng không ít người gặp phải khi “nâng lên đặt xuống” vài chén rượu trong các bữa tiệc liên hoan hay cuộc nhậu cùng bạn bè. Liệu đây có phải là một tín hiệu nguy hiểm và có cách nào để giảm bớt tình trạng này? Hãy cùng đến với câu trả lời ngay dưới đây.
1. Uống rượu đỏ mặt là gì?
Mặt bị đỏ bừng sau khi uống rượu được xác định là một trong những phản ứng xả rượu của cơ thể. Tình trạng này không phụ thuộc vào việc bạn uống ít hoặc nhiều. Nó có thể xảy ra ngay khi bạn mới nhấp đc một vài ngụm rượu. Mặt bạn có thể chỉ hơi hồng hào hoặc đỏ tía.
Ngoài biểu hiện trên khuôn mặt, nó có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như:
- Uống rượu đỏ mặt tim đập nhanh
- Nổi mề đay
- Buồn nôn
- Đau đầu
2. Nguyên nhân gây uống rượu đỏ mặt
Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ tình trạng không dung nạp rượu do các biến thể di truyền trong gen của một số enzym hoặc tác dụng phụ của thuốc.
2.1. Thiếu hụt enzym làm giảm chuyển hóa rượu
Quá trình chuyển hóa rượu bình thường của cơ thể sẽ có sự tham gia của 2 enzym ADH và ALDH2. Trong khi ADH chuyển hóa cồn thành Acetaldehyde – chất độc với cơ thể thì ALDH2 sẽ góp phần chuyển hóa Acetaldehyde thành các dạng không độc. Nếu Acetaldehyde không được chuyển hóa sẽ giải phóng histamin gây đỏ bừng mặt cùng một loạt các triệu chứng khác.
Ở một số người bị thiếu hụt enzym ALDH2 sẽ khiến tích tụ Acetaldehyde. Việc chuyển hóa cồn trong rượu vì thế trở nên kém hiệu quả.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc gây uống rượu đỏ mặt
Việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa rượu. Từ đó gây sản sinh nhiều Acetaldehyde hơn dẫn tới đỏ bừng mặt. Một số loại thuốc có thể kể đến là:
- Thuốc trị tiểu đường
- Thuốc trị mỡ máu cao
- Thuốc chữa nhiễm trùng
3. Đối tượng có nguy cơ cao
Các nhà khoa học ước tính rằng có khoảng 8% dân số trên thế giới gặp phải tình trạng này. Trong đó, có từ 36 – 70% người gốc Đông Á bị phản ứng xả rượu. Do đó hiện tượng này còn được gọi là chứng “Đỏ mặt châu Á”. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người gốc Do Thái cũng có thể xảy ra tình trạng tương tự. Ngoài ra, nếu bạn có bố hoặc mẹ uống rượu bị đỏ mặt thì khả năng cao bạn cũng bị di truyền tình trạng này.
4. Uống rượu đỏ mặt tốt hay xấu?
Tình trạng đỏ mặt sẽ dần dần biết mất khi Acetaldehyde được chuyển hóa và đào thải ra ngoài cơ thể. Bạn càng uống nhiều rượu thì thời gian mặt bị đỏ sẽ càng kéo dài hơn. Do đó bản thân việc bị đỏ mặt không gây nguy hại nhưng nó có thể cảnh báo những rủi ro khác cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu năm 2013, những người bị đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ mắc cao huyết cao hơn. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đặc biệt là đối với những người: thừa cân, cao tuổi, lạm dụng đồ uống có cồn, lười vận động…
Theo một số nghiên cứu, những người bị đỏ mặt khi uống rượu phản ánh tình trạng kém chuyển hóa rượu, tích tụ nhiều Acetaldehyde hơn người bình thường. Acetaldehyde cao có thể tấn công DNA trong các tế bào từ đó kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó, nếu bạn có cơ địa dễ bị đỏ mặt khi dùng rượu mà tiếp tục quá chén thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ bị ung thư cao hơn người khác. Đặc biệt là ung thư thực quản ở nam giới Đông Á.
Vậy uống rượu không đỏ mặt có tốt không? Việc bạn không đỏ mặt chỉ cho thấy khả năng chuyển hóa cồn ở mức bình thường. Nó không làm biến mất các tác hại của rượu đối với cơ thể. Do đó, bạn không nên vì không đỏ mặt mà lạm dụng rượu. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan, bệnh tim, đột quỵ và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Xem thêm: {SOS} 11 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người
5. Uống rượu đỏ mặt phải làm sao?
Đối với những người thiếu hụt gen chuyển hóa rượu thì cách tốt nhất là hạn chế uống rượu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc và liệu pháp cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng đỏ mặt. Tuy nhiên các cách này chỉ giúp “che” đi dấu hiệu bên ngoài mà không thực sự giải quyết được vấn đề do gen. Các cách có thể kể tới là:
- Thuốc chẹn histamine-2: Pepcid, Tagamet… Loại thuốc này làm chậm quá trình chuyển hóa rượu thành Acetaldehyde.
- Thuốc bôi ngoài da: Brimonidine, Oxymetazoline… Giảm kích thước của các mạch máu trên mặt từ đó giảm tình trạng đỏ bừng.
- Tia laser và liệu pháp ánh sáng giúp giảm tình trạng mẩn đỏ.
Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng này. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, đối với nguyên nhân đỏ mặt do tác dụng phụ của thuốc hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.
6. Mẹo uống rượu bia không đỏ mặt.
Nhiều người thường tìm kiếm các cách uống rượu không đỏ mặt. Nếu vấn đề là do thiếu hụt enzyme thì không thể giải quyết được triệt để. Tốt nhất là nên hạn chế uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác. Tuy nhiên, bạn có thể phần nào hạn chế được tình trạng này bằng các cách dưới đây:
- Chọn rượu có nồng độ cồn thấp.
- Không pha trộn nhiều loại rượu, rượu bia hoặc rượu với nước ngọt với nhau. Việc pha trộn này sẽ khiến bạn dễ say hơn.
- Uống với lượng ít, dừng đúng lúc. Uống chậm, từ từ để cơ thể có thời gian phản ứng, chuyển hóa cồn.
- Ăn nhẹ trước khi uống.
- Uống nhiều nước lọc trước, trong và sau khi uống rượu bia.
- Sau khi uống rượu bia có thể uống nước trái cây, trà actiso, mật ong… để giải rượu.
Người bị đỏ mặt khi uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu nên chú ý tầm soát các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, ung thư. Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm hãy chat trực tiếp với chuyên gia.
XEM THÊM
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Phản ứng xả rượu
https://www.niaaa.nih.gov/publications/alcohol-flush-reaction - Mặt đỏ khi uống rượu - Đây là nguyên nhân
https://www.healthline.com/health/red-face-alcohol
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.