Thận yếu hay còn gọi là suy giảm chức năng thận, nếu không có phương pháp cải thiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị thận yếu tại nhà để nâng cao khả năng hoạt động của cơ quan này, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
1. Vì sao nên lựa chọn chữa thận yếu tại nhà
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm vai trò đào thải những chất cặn bã, dư thừa thông qua lọc máu. Thận yếu gây ảnh hưởng đến hoạt động sống nói chung của cơ thể. Nếu không có biện pháp cải thiện, bệnh càng ngày càng tiến triển nạng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đối với những người thận yếu giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện rõ rệt thì việc điều trị tại nhà được xem là phù hợp và mang lại hiệu quả tốt. Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn, cần thăm khám tại bệnh viện và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Có thể kết hợp các phương pháp điều trị hiện đại với chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian tại nhà để tăng hiệu quả.
Việc thay đổi các thói quen và sử dụng các bài thuốc tại nhà không chỉ tốt cho thận mà còn giúp nâng cao sức khỏe nói chung. Ngoài ra, cách chữa bệnh này giúp người dùng tiết kiệm chi phí; có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên mà vẫn đem lại hiệu quả.
2. TOP 14 cách chữa thận yếu tại nhà tốt nhất
Theo Chuyên gia Đông y Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh, về cơ bản, sử dụng thuốc Nam chữa thận yếu là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Dưới đây là các cách dân gian điều trị thận yếu tại nhà mang lại hiệu quả tốt:
2.1 Trị thận yếu tại nhà với đu đủ xanh
Theo Đông y, quả đu đủ xanh có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ, nhuận tràng. Chính vì thế, nhiều người nội trợ thường sử dụng đu đủ xanh trong các món hầm để làm phong phú thực đơn cho gia đình. Đây cùng có thể coi là một vị thuốc dân gian, dùng chữa nhiều bệnh, trong đó có thận yếu.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đu đủ bánh tẻ (không non quá nhưng cũng chưa chín): 400-600g;
- Muối tinh: 2 thìa cà phê.
# Hướng dẫn thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ, cắt thành từng miếng hình bao diêm;
- Cho đu đủ vào xửng hấp, rắc muối tinh;
- Hấp cách thủy khoảng 30 phút cho đến khi đu đủ chín mềm.
- Nên ăn nóng để bài thuốc phát huy công dụng tốt nhất.
2.2 Râu ngô giúp tăng cường chức năng thận
Râu ngô là dược liệu phổ biến trong Đông y. Công dụng của râu ngô là lợi tiểu, hỗ trợ thận đào thải tốt hơn. Những người thận yếu, tiểu ra máu, sỏi thận có thể sử dụng nước đun từ râu ngô uống hàng ngày để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, râu ngô còn rất tốt cho bàng quang.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Râu ngô phơi khô: 30g
- Nước lọc: 1 lít
# Hướng dẫn thực hiện:
- Râu ngô rửa dưới vòi nước cho hết bụi bẩn
- Cho râu ngô vào nồi với nước lọc rồi đun sôi
- Khoảng 5 phút tắt bếp, lọc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
2.3 Cách chữa bệnh yếu thận tại nhà bằng cây cỏ xước
Cỏ xước là loại cây không khó tìm ở nông thôn Việt Nam. Hiện nay, nhiều nơi đã phát triển vùng trồng dược liệu, trong đó có trồng cây cỏ xước. Bên cạnh tác dụng đối với xương khớp, tim mạch, huyết áp…, cỏ xước còn có tác dụng chữa sỏi thận, nâng cao chức năng thận.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cỏ xước: 10g (đã phơi hoặc sấy khô)
- Nước lọc: 1500ml
# Hướng dẫn thực hiện:
- Cây cỏ xước rửa sạch, để ráo nước
- Nấu cỏ xước với 1,5 lít nước để uống hàng ngày, có thể sử dụng thay nước lọc.
- Nên uống khi nước ấm để phát huy hiệu quả tốt hơn.
2.4 Cây mã đề
Một trong những cách trị thận yếu tại nhà mang lại tác dụng tốt là sử dụng cây mã đề. Với hàm lượng cao các hoạt chất như Rinatin, Aucubozit… cùng các vitamin nhóm C, K; cây mã đề giúp thúc đẩy quá trình lọc thải độc tố, tăng cường chuyển hóa trong cơ thể. Đối với người bệnh thận, dược liệu này giúp hỗ trợ làm thông dòng chảy, chống tắc nghẽn tại thận.
# Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cây bông mã đề khô: 10g
- Cam thảo: 2g
- Nước lọc: 600ml
# Hướng dẫn thực hiện:
- Mã đề và cam thảo rửa sạch, để khô ráo.
- Cho vào ấm, sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 300ml thì dừng lại.
- Chia làm 3 phần, uống sáng, trưa, chiều.
2.5 Mẹo chữa thận yếu từ cây bòng bong
Cây bòng bong theo ghi chép của sách Đông y có vị ngọt, tính hàn, quy vào 2 kinh là tiểu trường và bàng quang. Công dụng của dược liệu này là thanh nhiệt, làm mát cơ thể, lợi thấp, tả thấp nhiệt ở tiểu trường và bàng quang. Những bài thuốc từ cây bòng bong giúp trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, giảm viêm thận, phù do suy thận, mụn nhọt…
# Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bòng bong: 15g
- Hạt bìm bịp: 25g
- Râu ngô: 15g
# Cách thức thực hiện:
- Hạt bìm bịp sao vàng.
- Cho chung tất cả nguyên liệu, sắc cùng 800ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 300ml thì dừng lại.
- Để nguội, gạn lấy nước, ngày uống 2 lần vào sáng, chiều.
2.6 Trị thận yếu tại nhà với cây rau ngổ
Một trong những cách chữa thận yếu tại nhà là sử dụng cây rau ngổ. Đây là loại cây sống dưới nước, có mùi thơm đặc trưng. Rau ngổ được dùng nhiều trong chế biến món ăn, làm rau thơm. Theo Đông y, loại cây này có tính mát, giúp lợi tiểu, kháng viêm, thúc đẩy hoạt động lọc ở thận. Ngoài ra, các thành phần trong rau ngổ còn giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện khả năng làm việc nói chung của thận.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau ngổ tươi: 30g
- Nước lọc: 150ml
# Hướng dẫn thực hiện:
- Nhặt sạch rau ngổ, bỏ gốc, rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
- Vớt rrau ra ngoài, để ráo, cắt khúc.
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm nước rồi lọc bỏ bã.
- Chia 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều.
2.7 Tăng cường chức năng thận với cây rau diếp cá
Cây rau diếp cá với các thành phần hoạt chất như Acetaldehyde, Myrcene capric acid…; có khả năng sát khuẩn mạnh, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tại thận và đường tiết niệu. Ngoài ra, thảo dược này còn có công dụng làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy lưu thông nước tiểu. Từ đó giúp hoạt động tiểu tiện diễn ra suôn sẻ, bình thường.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau diếp cá tươi (200g), nếu dùng loại khô thì chuẩn bị khoảng 100g.
- Nước lọc: 2 lít.
# Hướng dẫn thực hiện:
- Diếp cá nhặt bỏ phần úa, rửa sạch, để ráo.
- Cho vào ấm đun cùng 2 lít nước, sau khi sôi hạ lửa nhỏ, đun khoảng 10 phút nữa thì dừng.
- Gạn lấy nước , uống hàng ngày.
2.8 Chữa thận yếu tạo nhà bằng cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo là dược liệu khá quen thuộc trong chữa bệnh thận. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây mắt trâu. Đặc tính của chúng là lợi tiểu, giúp thúc đẩy khả năng đào thải của cơ thể, cải thiện triệu chứng tiểu bí, tiểu rắt… Vì thế, người thận yếu thường dùng kim tiền thảo để chữa bệnh hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim tiền thảo: 20-30g
- Nước lọc: 500ml
# Hướng dẫn thực hiện:
- Kim tiền thảo sắc chung với nước khoảng 60 phút.
- Uống vài lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
2.9 Nhân sâm – Dược liệu quý giúp bổ thận
Nhân sâm là dược liệu quý trong “tứ đại danh dược” của Y học cổ truyền, có tác dụng chữa bệnh thận yếu. Thành phần của nhân sâm gồm các hoạt chất đặc trưng như glucose, panaxynol, fructose…; giúp hỗ trợ bổ thận, tráng dương, tăng cường thể lực, cải thiện trí lực… Không chỉ được biết đến với cát dụng tăng cường chức năng thận, nhân sâm còn được sử dụng trong các bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe.
# Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nhân sâm: 5g
- Hạt sen: 10g
- Đường phèn: 2 thìa
# Hướng dẫn thực hiện:
- Nhân sâm thái lát mỏng, hạt sen khô ngâm nở.
- Chưng hoặc hấp cách thủy nhân sâm, hạt sen cùng đường phèn.
- Chắt lấy nước cốt, uống ngày 3 lần giúp thận khỏe hơn.
2.10 Trà nhân trần
Uống trà nhân trần là thói quen tốt, giúp cơ thể thanh mát. Ngoài ra, nhân trần có có tác dụng bổ thận, giúp các tế bào thận khỏe mạnh hơn nhờ các hoạt chất như flavonoid, cumarin, pinen… Với những người thận hư, thận yếu, có thể kết hợp nhân trần và râu ngô để chữa bệnh.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nhân trần khô: 30g
- Râu ngô: 30g
# Thực hiện như sau:
- Nhân trần, râu ngô rửa sạch, cho vào ấm
- Đổ khoảng 1 kít nước, đun sôi 15 phút
- Uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
2.11 Bài thuốc từ rễ cau chữa thận yếu
Hoạt chất Ancaloit có trong rễ cau có tác dụng kích thích hoạt động tiểu tiện. Vì vậy, người bị tiểu rắt, tiểu bí, tiểu són… thường dùng dược liệu này để chữa bệnh. Ngoài ra, những người thận yếu dẫn đến đau lưng, mỏi gối, rụng tóc, mất ngủ… cũng có thể dùng rễ cau.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rễ cau: 1kg
- Rượu nếp trắng: 5 lít
# Hướng dẫn thực hiện:
- Rễ cau rửa sạch đất cát, hong khô ráo.
- Cho vào bình thủy tinh, rót rượu rồi đậy kín nắp.
- Bảo quản rượu ngâm nơi khô ráo, thoáng mát.
- Ngâm trong 2 tháng.
- Mỗi ngày dùng 1-2 ly nhỏ (khoảng 10-15ml).
2.12 Các món ăn chữa thận yếu tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian, khi điều trị thận yếu tại nhà, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho thận. Dưới đây là một số món ăn người bệnh thận nên dùng:
– Ba ba hầm đỗ trọng
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 con ba ba, 15g đỗ trọng, gia vị (muối, hạt nêm, tiêu…).
- Chế biến: Ba ba sơ chế, chặt thành từng miếng, ướp gia vị rồi hầm cùng đỗ trọng trong khoảng 3 tiếng. Ăn nóng, mỗi tuần khoảng 2 lần.
– Đuôi lợn hầm đậu phộng
- Nguyên liệu: 1 cái đuôi lợn, 50g đậu phộng (lạc), gia vị.
- Chế biến: Đuôi lợn rửa sạch, bóp muối, chặt vừa miếng, ướp gia vị; lạc giã dập. Cho nguyên liệu vào nồi, hầm khoảng 2 tiếng cho đến khi chín mềm. Ăn kèm trong bữa cơm.
– Cháo hẹ
- Nguyên liệu: 50g gạo nếp, 100g lá hẹ, thịt bằm, gia vị.
- Cách chế biến: gạo nếp nấu cháo mềm, thịt bằm xào thơm, hẹ rửa sạch, xắt khúc ngắn. Khuấy đều cháo, nêm thêm gia vị rồi ăn nóng.
Bên cạnh sử dụng các món ăn tốt cho thận, người bệnh cần chú ý hạn chế bia rượu, thuốc lá, các món ăn dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn… Đặc biệt, cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều Natri, Kali bởi chúng làm gia tăng gánh nặng cho quả thận.
2.13 Các bài tập tại nhà giúp tăng cường chức năng thận
Để cải thiện chức năng thận mà không cần dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp khác, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập như sau:
- Xoa bụng dưới và 2 bên hông: Trước khi đi ngủ, có thể dùng tay massage nhẹ nhàng phần bụng dưới và hai bên hông để tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích thận làm việc hiệu quả hơn.
- Xoa vành tai: Đây là động tác đơn giản nhưng lại giúp kích thích máu lưu thông hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Dùng 2 tay nắm vào 2 vành tai, xoa nhẹ đến khi tai nóng lên. Mỗi ngày làm khoảng 2 lần.
- Massage gan bàn chân: Gan bàn chân là vị trí tập trung các khí độc. Massage gan bàn chân kết hợp ngâm nước ấm và muối giúp tiêu trừ, giải phóng khí độc. Từ đó giúp giảm tải hoạt động của thận.
- Nắm bàn tay: Đây là bài tập chữa thận yếu đơn giản mà hiệu quả khá tốt. Dùng hai tay nắm chặt vào nhau rồi lại thả lỏng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác dụng của bài tập này là tăng nguyên khí cho thận, giúp thận làm việc tốt hơn.
2.14 Sử dụng TPCN giúp hỗ trợ bổ thận tráng dương
Bên cạnh các mẹo, các bài thuốc dân gian, nam giới có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ bổ thận, tăng cường chức năng cho bộ phận này. Nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược bởi chúng an toàn, không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Với sự kết hợp nhiều thành phần, ngoài tác dụng bổ thận, TPCN còn có tác dụng đại bổ nguyên khí, hỗ trợ nâng cao sức khỏe toàn thân, cải thiện các triệu chứng mãn dục ở nam giới.
>> Tìm hiểu thêm: Kiểm tra chức năng thận cần làm những gì? Khi nào cần thiết?
3. Phòng tránh thận yếu, giúp nam giới giữ vững phong độ
Như đã nói ở trên, biện pháp chữa thận yếu tại nhà bằng các bài thuốc dân gian, dược liệu tự nhiên… chỉ mang lại tác dụng với những người bệnh nhẹ. Đối với những trường hợp nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, sức khỏe của người bệnh lúc này cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, đến tuổi trung niên, nam giới cần có những biện pháp nhằm chăm sóc sức khỏe nói chung và tăng cường chức năng thận nói riêng. Thận yếu có thể là nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý, tiểu đêm, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, kể cả khi chưa mắc bệnh, cũng cần có những kiến thức nhất định nhằm phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân. Tránh tình trạng bệnh sức khỏe suy giảm nghiêm trọng mới bắt đầu tìm cách chưa trị.
4. Lưu ý khi áp dụng các biện pháp chữa thận yếu tại nhà
Theo các chuyên gia y tế, trị thận yếu tại nhà chỉ phát huy tác dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh đã nặng, cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ. Lúc đó, có thể kết hợp các biện pháp tăng cường chức năng thận nói trên để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể phát huy tác dụng.
- Trong quá trình áp dụng các bài thuốc, nếu thấy các dấu hiệu lạ, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến thầy thuốc.
- Kết hợp ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục hàng ngày.
- Uống đủ lượng nước cơ thể cần.
- Không nhịn tiểu bởi điều đó có thể gây tổn hại đến thận…
Trên đây là những thông tin liên quan đến trị thận yếu tại nhà và một số lưu ý cần thiết. Quan trọng, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm được diễn tiến bệnh. Có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp bổ thận có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để nâng cao chức năng bộ phận này.
>>> XEM THÊM:
- Bồi bổ chức năng thận – Biện pháp bảo vệ sức khỏe dài lâu cho nam giới
- Thận yếu nên ăn gì, kiêng gì? Tổng hợp 13 loại đồ ăn, thức uống
- Chữa thận yếu bằng đậu đen – Bật mí 4 cách đơn giản, hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.