Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    11/11/24

    Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng cần được xử lý y tế khẩn cấp, nếu kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Trào ngược dạ dày nôn ra máu là gì?

    Trào ngược dạ dày kèm triệu chứng nôn ra máu thường xuất hiện khi có các tế bào niêm mạc dạ dày hoặc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng. Lượng máu nôn, khạc ra có thể ít hoặc nhiều, tùy vào mức độ tổn thương.

    nguyên nhân trào ngược dạ dày nôn ra máu

    Vì sao trào ngược dạ dày có thể gây nôn hoặc khạc ra máu? Các nguyên nhân trực tiếp gồm:

    • Nứt động mạch dạ dày: Khi áp lực tại dạ dày quá lớn (ví dụ trường hợp nôn, khạc, viêm dạ dày cấp…), động mạch dạ dày bị tác động có thể gây nứt, dẫn đến chảy máu.
    • Viêm loét dạ dày, thực quản: Những ổ viêm loét bị tổn thương nặng gây chảy máu.
    • Các bệnh khác: Viêm đại tràng, bệnh Crohn, ung thư đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh nôn ra máu.

    Ngoài nôn ra máu, trào ngược dạ dày sẽ có các biểu hiện khác đi kèm, tùy vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng nặng nhẹ.

    2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nôn ra máu

    Thông thường, trào ngược dạ dày nôn ra máu là giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này, cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Sau đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

    2.1 Xuất huyết thực quản

    Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, lâu ngày có thể làm tổn thương, gây viêm tại vị trí này. Những mạch máu ở thực quản phải chịu áp lực, cùng với hiện tượng giãn nở quá mức gây vỡ mạch máu.

    Lúc này, máu sẽ chảy rất nhiều. Người bệnh có thể bị mất máu cấp gây sốc,  thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    2.2 Trào ngược dạ dày nôn ra máu do xuất huyết dạ dày

    Xuất huyết dạ dày là bệnh lý đường ruột nguy hiểm; xảy ra khi các mạch máu trong dạ dày bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Nôn ra máu là triệu chứng điển hình nhất của tình trạng này.

    Trào ngược dạ dày có thể nôn ra máu đen hoặc máu tươi. Điều này tùy thuốc vào vị trí chảy máu và thời gian mà máu tiếp xúc với dịch vị dạ dày.

    2.3 Trào ngược dạ dày – thực quản

    Trào ngược dạ dày lên thực quản khiến các niêm mạc thực quản bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Khi tình trạng nặng, niêm mạc thực quản bị axit dạ dày ăn mòn, đặc biệt các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, có thể gây chảy máu.

    2.4 Ung thư dạ dày

    Ung thư dạ dày thường đi kèm với loét, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây chảy máu. Mặt khác, khi các khối u phát triển, chúng có thể ăn sâu vào các mạch máu trong dạ dày khiến máu ở bộ phận này chảy ra.

    3. Triệu chứng cụ thể từng giai đoạn

    Giai đoạn nhẹ:

    • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
    • Tiết nhiều nước bọt, đắng miệng
    • Cảm giác vướng ở họng, khó nuốt
    • Buồn nôn, nôn; ho khan hoặc có đờm, giọng khàn…

    Giai đoạn nặng hơn:

    • Cơ thể mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn
    • Suy nhược cơ thể
    • Cổ họng nghẹn, khó thở
    • Lưỡi trắng
    • Sụt cân nhanh chóng
    • Nhịp tim rối loạn

    Giai đoạn nghiêm trọng:

    • Liên tục mệt mỏi, uể oải, chán ăn
    • Cơ thể suy kiệt, da dẻ xanh tái, nhợt nhạt
    • Nôn hoặc khạc ra máu
    • Đau dữ dội vùng thượng vị
    • Đi ngoài phân đen…

    Xem thêm:

    Ho do trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Tham khảo ngay 5 loại thuốc này

    4 Cách xử lý hiệu quả khi bị trào ngược dạ dày sau khi uống rượu

    trao ngược

    4. Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

    Trào ngược dạ dày nôn ra máu bất kể vì nguyên nhân nào cũng là tình trạng y tế nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị ngay lập tức. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:

    biến chứng trào ngược dạ dày nôn ra máu

    4.1 Mất máu cấp

    Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Mất máu liên tục do nôn ra máu có thể dẫn đến sốc, suy tuần hoàn thậm chí tử vong.

    4.2 Thiếu máu, suy dinh dưỡng

    Mất máu kéo dài, cơ thể không thể tự sản xuất được lượng máu bù vào gây thiếu máu. Mặt khác, bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn, khó khăn trong việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược, mệt mỏi…

    4.3 Suy đa tạng

    Mất máu quá nhiều và đột ngột khiến máu không đủ để nuôi các cơ quan trong cơ thể; đặc biệt là các cơ quan quan trọng như gan, thận, tim… Từ đó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là suy đa tạng.

    4.4 Phát sinh các vấn đề về đường hô hấp

    Axit dạ dày là một chất có tính ăn mòn cao, khi tiếp xúc với niêm mạc đường hô hấp sẽ gây ra tình trạng viêm, sưng tấy, kích ứng. Lúc này, các cơn ho sẽ xuất hiện như một phản ứng tự nhiêm để tống đẩy axit ra khỏi đường hô hấp.

    Ngoài ra, sxit dạ dày cũng có thể gây co thắt các ống phế quản, dẫn đến khó thở, hen suyễn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang… Nguy hiểm hơn, máu và dịch dạ dày trào ngược lên phổi có thể gây viêm phổi.

    4.5 Tổn thương thực quản

    Các tổn thương thực quản khi bị axit dạ dày ăn mòn có thể gây: viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, barrerr thực quản – làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

    5. Điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu

    Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, tại các cơ sở y tế chuyên môn.

    điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu

    5.1 Cấp cứu và hồi sức

    Ngay sau khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiến hành:

    • Bù dịch: Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch Ringer lactase để cơ thể tỉnh táo, bù lại lượng nước, giúp cân bằng điện giải.
    • Truyền máu: Tùy theo mức độ mất máu và tình trạng, bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền máu toàn phần, hồng cầu lắng hoặc huyết tương tươi đông lạnh.
    • Hỗ trợ thở: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, khó thở thì sẽ được thở oxy, đặt nội khí quản.
    • Sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc cầm máu, thuốc chống trào ngược, thuốc giảm tiết, giảm loét…

    5.2 Nội soi cầm máu

    Trong trường hợp chảy máu nhiều do loét dạ dày, tá tráng, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi cầm máu. Bên cạnh đó, có thể thực hiện tiêm hoặc đốt điện cầm máu, kẹp hoặc thắt nút mạch máu để cầm máu…

    5.3 Phẫu thuật

    Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp chảy máu nặng, không thể cầm máu hoặc xảy ra các biến chứng như tắc ruột, thủng dạ dày…

    6. Phòng tránh trào ngược dạ dày nôn ra máu

    Khi bị trào ngược dạ dày, để hạn chế sự tiến triển của bệnh gây nôn ra máu, người bệnh cần chú ý:

    6.1 Xây dựng lối sống lành mạnh

    • Thói quen ăn uống: Không bỏ bữa, không nên ăn quá no và quá nhanh. Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
    • Hạn chế dầu mỡ, đồ cay nóng: Những loại thức ăn này khiến dạ dày bị kích ứng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét, trào ngược dạ dày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế đồ ăn, đồ uống chứa đường hóa học.
    • Tăng cường rau xanh, chất xơ: Rau xanh, củ quả có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày; đồng thời cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể…

    6.2 Tăng cường sức khỏe dạ dày bằng thực phẩm có lợi

    Để dạ dày khỏe mạnh, ổn định hơn, nên thêm vào thực đơn những thực phẩm sau đây:

    • Sữa chua: giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
    • Đu đủ chín: giảm ợ chua, ợ nóng, tăng cường tiêu hóa protein.
    • Hạt sen: kháng viêm, giảm loét
    • Củ cái trắng: giảm đầy bụng, ợ chua, giúp dễ tiêu…

    6.3 Thiết lập những thói quen tốt

    • Không nằm ngay khi ăn: Nên ngồi nghỉ ngơi, thư giãn, tránh nằm hoặc vận động mạnh khoảng 30 phút sau khi ăn.
    • Không mặc quần áo chật chội: Nên mặc đồ rộng rãi để tránh áp lực lên vùng bụng.
    • Dùng gối phù hợp chống trào ngược: Dùng gối chuyên dụng hoặc nâng đầu giường lên khoảng 15-20cm.
    • Hạn chế rượu bia, caffeine…

    6.4 Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

    Tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì thế, cần hạn chế suy nghĩ tiêu cực, áp lực, căng thẳng. Điều đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi để khí huyết lưu thông, hạn chế áp lực lên dạ dày, giảm tiết dịch vị…

    Như vậy, trào ngược dạ dày nôn ra máu là bệnh lý nghiêm trọng, cần can thiệp y tế khẩn cấp. Sau khi bệnh ổn định, không còn ra máu, người bệnh nên bổ sung các thảo dược tự nhiên để tăng cường chức năng dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      TPBVSK Dạ dày Tâm Bình: Công dụng, thành phần, liều dùng 16/10/24
      Theo Hội Khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc viêm loét dạ dày tá…
      Khám trào ngược dạ dày ở đâu Hà Nội? Top 9 địa chỉ uy tín 14/11/24
      Khi nghi ngờ mắc phải bất kỳ bệnh lý nào và muốn biết chính xác về tình trạng của mình,…
      Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 08/11/24
      Theo thống kê năm 2022, Việt Nam có tới 5 - 10 triệu người bị trào ngược dạ dày –…
      Trào ngược dạ dày lưỡi trắng có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào? 12/11/24
      Trào ngược dạ dày lưỡi trắng gây ra hiện tượng nấm miệng không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà…
      Xem thêm