Trào ngược dạ dày gây ho đờm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, cảm cúm… Tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và các triệu chứng điển hình, giúp người bệnh chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng ngừa biến chứng.
1. Tại sao trào ngược dạ dày gây ho đờm?
Cơ thắt thực quản đóng mở không theo cơ chế là nguyên nhân chính khiến bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường, nhóm cơ này sẽ mở ra để tiếp nhận thức ăn xuống dạ dày. Tuy nhiên, nếu cơ thắt thực quản yếu, chúng sẽ mở ra ngay cả khi không có thức ăn khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Không chỉ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày còn có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, điển hình là tình trạng ho đờm. Vậy, nguyên nhân tại sao trào ngược dạ dày gây ho đờm?
Thứ nhất, đây là cơ chế phản xạ của đường ho hấp. Khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ tiếp xúc với niêm mạc đường hô hấp, gây kích thích và kích hoạt phản xạ ho để loại bỏ chất kích thích này ra khỏi đường thở. Ho cũng là một cơ chế bảo vệ phổi, ngăn không cho axit tràn vào phổi và gây tổn thương phổi.
Nguyên nhân thứ 2 được cho là nghiêm trọng hơn khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, hầu họng khiến các khu vực này bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Lúc này, họng sẽ tiết ra nhiều dịch nhày (đờm) và phản ứng ho liên tục để tống đờm ra.
Thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
2. Phân biệt ho đờm do trào ngược dạ dày và ho đờm do bệnh hô hấp
Tuy có cùng triệu chứng là ho có đờm nhưng trào ngược dạ dày do bệnh hô hấp (thường là viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản…) và ho đờm do trào ngược dạ dày lại có những điểm khác biệt. Cụ thể là:
đặc điểm | HO ĐỜM DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY | HO ĐỜM DO BỆNH HÔ HẤP |
Thời điểm ho | Thường ho nhiều về đêm, sau khi ăn, khi nằm xuống | Có thể ho bất cứ lúc nào, thường nặng hơn vào sáng sớm hoặc khi thay đổi thời tiết, khi trời lạnh. |
Đặc điểm của đờm | Có màu trắng hoặc vàng nhạt, trong; có thể kèm vị chua. | Đờm thường đặc quánh, có màu vàng hoặc ngả xanh, nặng có thể kèm mủ tanh. |
Yếu tố khởi phát | Ăn quá no, ăn thức ăn cay nóng, đồ dễ gây kích thích như đồ uống có ga, rượu bia, căng thẳng… | Ho đờm thường không kéo dài nếu được điều trị đúng cách. |
Thời gian kéo dài | Thường dai dẳng, không triệt để kể cả có dùng thuốc điều trị triệu chứng. | Viêm thanh quản mãn tính, viêm thực quản, hẹp thực quản… |
Nguy cơ tái phát | Nguy cơ tái phát cao nếu bệnh trào ngược dạ dày không được điều trị. | Nguy cơ tái phát thấp. |
Triệu chứng kèm theo | Ợ chua, ợ nóng, nóng rát ngực, khó nuốt, đau thượng vị, hôi miệng… | Sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, khó thở, viêm tai… |
Điều trị | Điều trị nguyên nhân trào ngược dạ dày, thuốc giảm acid, thay đổi lối sống. | Uống thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh (nếu do vi khuẩn), súc miệng bằng nước muối. |
3. Trào ngược dạ dày gây ho đờm có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp
Mặc dù không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng, nhưng nếu chủ quan có thể khiến tình trạng ho đờm do trào ngược dạ dày trở nên phức tạp hơn. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng như:
- Viêm họng mãn tính: Viêm họng kéo dài, gây hôi miệng, khàn tiếng.
- Viêm thanh quản: Axit dạ dày trào ngược lên dây thanh quản gây viêm, ảnh hưởng đến giọng nói.
- Hẹp thực quản: Viêm loét thực quản kéo dài có thể dẫn đến hình thành sẹo, làm hẹp lòng thực quản, gây khó nuốt.
- Viêm phổi: Trong một số trường hợp, axit dạ dày có thể trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.
- Ung thư thực quản: Mặc dù ít gặp, nhưng viêm loét thực quản mãn tính do trào ngược dạ dày có thể tăng nguy cơ ung thư thực quản.
4. Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho đờm
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho đờm có phải do trào ngược dạ dày không, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng để loại trừ các bệnh lý ho hấp. Cụ thể là:
4.1 Đo pH, trở kháng thực quản 24h
Đo pH, trở kháng thực quản 24h là một xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Xét nghiệm này giúp đo lượng axit trào ngược lên thực quản trong 24 giờ, đồng thời ghi nhận số lượng các cơn trào ngược.
4.2 Đo áp lực nhu động thực quản HRM
HRM (High-Resolution Manometry) là một kỹ thuật y tế hiện đại được sử dụng để đo áp lực và nhu động của thực quản. Xét nghiệm này giúp đánh giá cách thức thực quản co bóp để đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản; từ đó đánh giá các cơn ho có phải do trào ngược hay không.
4.3 Chụp X-quang thực quản
Chụp X-quang thực quản là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh; giúp đánh giá mức độ tổn thương của thực quản. Những biến chứng như loét, teo hẹp, thoát vị hoành… có thể được phát hiện bởi hình ảnh chụp.
4.4 Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng
Quá trình nội soi giúp đánh giá chính xác độ hẹp và mức tổn thương thực quản. Ngoài ra, việc nội soi xuống dạ dày, tá tràng giúp đánh giá tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày. Kèm theo đó là xét nghiệm urese nhanh để phát hiện vi khuẩn HP nếu có.
Tầm quan trọng của nội soi dạ dày khi khám trào ngược
5. Đánh giá mức độ trào ngược khi xuất hiện ho đờm
Việc đánh giá mức độ trào ngược khi xuất hiện triệu chứng ho đờm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm:
- Tần suất các cơn ho: Ho nhiều hay ho ít, ho tập trung vào thời điểm nào (ban ngày, ban đêm, sau khi ăn…).
- Cường độ ho: Ho húng hắng hay ho dữ dội, có đờm hay không.
- Mức độ các triệu chứng kèm theo như nóng rát ngực, ợ chua, khó nuốt, khàn tiếng…
- Thời gian mắc bệnh dài hay ngắn
- Kết quả siêu âm, xét nghiệm…
Dựa trên các yếu tố trên, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, trào ngược dạ dày được chia thành các cấp độ khác nhau:
- Cấp độ nhẹ: Các triệu chứng xuất hiện thỉnh thoảng, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
- Cấp độ trung bình: Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Cấp độ nặng: Các triệu chứng xuất hiện liên tục, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, Barrett, ung thư thực quản.
6. Điều trị ho đờm do trào ngược dạ dày
Điều trị ho đờm do trào ngược dạ dày chủ yếu tập trung vào điều trị nguyên nhân. Phương pháp này giúp mang lại hiệu quả triệt để, hạn chế nguy cơ tái phát.
6.1 Điều trị bằng thuốc
Ho đờm đi kèm với các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ chua, nôn, nóng rát ngực… gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng, bạn có thể được chỉ định thuốc điều trị trào ngược dạ dày:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị trào ngược dạ dày. Các thuốc này có tác dụng ức chế mạnh mẽ sự tiết acid của dạ dày, giúp giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng và ho.
- Thuốc kháng H2: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm tiết acid dạ dày nhưng không mạnh bằng PPI. Các thuốc kháng H2 thường được sử dụng để điều trị các trường hợp nhẹ hoặc trung bình.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các thuốc này giúp tạo một lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày và thực quản, giúp giảm tổn thương do acid dạ dày gây ra.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng ho và long đờm, cải thiện tình trạng khó thở. Tuy nhiên, chúng chỉ là thuốc triệu chứng và không điều trị được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.
6.2 Sử dụng thảo dược tự nhiên giảm ho, giảm trào ngược
Việc sử dụng thảo dược an toàn, lành tính cũng mang lại tác dụng tốt; giúp làm dịu cơn ho, rát cổ. Một số thảo dược còn giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm đầy bụng, giảm trào ngược.
- Hoa cúc: Giúp thư giãn hệ tiêu hóa, giảm viêm, cải thiện căng thẳng, mất ngủ do cảm giác khó chịu trào ngược dạ dày gây nên.
- Lá khôi: Giảm tiết axit dạ dày, giúp kháng viêm, làm lành niêm mạc.
- Bạc hà: Giúp làm dịu cổ họng và giảm ho, hơi thở thơm mát.
- Cây xạ hương: Xạ hương giúp giảm ho, long đờm, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng khi bị ho do trào ngược dạ dày…
Để mang lại hiệu quả tốt, người bệnh có thể kết hợp các loại thảo dược hoặc sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên. Phương pháp chữa bệnh này nếu sử dụng kiên trì có thể mang lại tác dụng tốt, an toàn và lành tính.
6.3 Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Để cải thiện tình ho đờm do trào ngược dạ dày, việc điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Tránh các thực phẩm kích thích như cà phê, trà, rượu bia, nước có ga, ớt…
- Hạn chế dầu mỡ, đồ ăn có tính axit như cà chua, cam chanh…
- Nhai kỹ, ăn chậm tránh gây đầy hơi, tức bụng
- Không ăn quá no
- Bổ sung chất xơ như rau xanh và các thực phẩm tốt cho dạ dày như sữa chua, trái cây, các loại hạt…
- Không nằm ngay sau khi ăn
- Nâng cao đầu giường hoặc gối cao khi ngủ
- Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, tập thể dục đều đặn…
Như vậy, trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể được điều trị hiệu quả nếu có phương pháp thích hợp. Đừng để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm.
>>> XEM THÊM:
- Thử ngay mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi
- Vì sao bạn thường bị trào ngược dạ dày vào ban đêm? Có nguy hiểm không?
- Herbagut – Chiết xuất từ 14 thảo dược giảm trào ngược dạ dày tới 72%
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.