Trào ngược dạ dày ban đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH DẠ DÀY

    Trào ngược dạ dày ban đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Ánh

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    09/12/24

    Trào ngược dạ dày ban đêm là nỗi kinh hoảng, ám ảnh của nhiều người. Bởi lẽ, nó gây ra cảm giác chua, đắng miệng, ho, trào ngược… ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn đi tìm cách điều trị dứt điểm.

    Đánh giá article

    Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trào ngược dạ dày ban đêm và cách điều trị.

    1. Trào ngược dạ dày ban đêm là gì?

    Trào ngược dạ dày ban đêm là tình trạng phổ biến ở nhiều người hiện nay. Hội chứng này được hiểu là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác đau rát, khó chịu, nhất là ban đêm.

    Khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

    • Cảm giác đau tức vùng ngực kèm hiện tượng khó thở, thở khò khè.
    • Có cảm giác khó chịu ở vùng cổ họng, ho khan.
    • Luôn cảm thấy khát nước vì cổ họng khô rát.
    • Buồn nôn, thậm chí nôn mửa tùy thuộc vào mức độ trào ngược.

    Tất cả những triệu chứng này đều khiến cho hầu hết người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí mất ngủ. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, chứng trào ngược vào ban đêm với nhiều người là cơn ác mộng.

    Trào ngược dạ dày ban đêm

    Click xem thêmTrào ngược dạ dày – Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm, phòng ngừa biến chứng

    2. Trào ngược dạ dày ban đêm có nguy hiểm không?

    Khi mắc hội chứng này, hầu hết người bệnh đều có chung câu hỏi “trào ngược dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không”.

    Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày khi ngủ khó kiểm soát hơn những trường hợp trào ngược ban ngày. Ngoài ra, có một nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng trào ngược vào ban đêm làm tăng nguy cơ ung thư 30% so với trào ngược ban ngày.

    Ngoài ra, những người bị trào ngược về đêm có thể gặp phải những biến chứng sau:

    • Trào ngược dạ dày gây ho khi ngủ: Dịch vị trào quá nhiều tiếp xúc với dây thanh quản làm co thắt dây thanh quản, kích thích cổ họng gây ra phản ứng ho.
    • Cơn ngưng thở khi ngủ: Nếu hiện tượng co thắt dây thanh quản do trào ngược diễn ra trầm trọng sẽ làm co thắt đường hô hấp. Từ đó, oxy không được đưa vào phổi và có nguy cơ hình thành cơn ngưng thở khi ngủ.
    • Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng trào ngược axit dịch vị sẽ khiến cho người bệnh mất ngủ, khó ngủ thường xuyên. Từ đó dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, suy nhược.
    • Biến chứng bệnh: Trào ngược vào ban đêm khó kiểm soát tăng nguy cơ viêm loét thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản…

    Tóm lại, hiện tượng trào ngược dạ dày ban đêm có thể nói là nguy hiểm hơn so với ban ngày. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan nếu đang bị tình trạng này.

    Trào ngược dạ dày ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ

    Trào ngược dạ dày ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ

    3. Làm gì khi bị trào ngược dạ dày ban đêm

    Để cải thiện triệu chứng trào ngược khi ngủ và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp sau:

    3.1. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược

    Trào ngược dạ dày ban đêm không chỉ khiến cho người bệnh mất ngủ mà còn làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định những thuốc sau:

    3.1.1 Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

    Thuốc PPI có tác dụng ức chế bài tiết axit dạ dày bằng cách gắn với bơm proton ở tế bào thành dạ dày. Chúng làm bất hoạt hệ thống enzyme, ngăn cản sự bài tiết axit dạ dày.

    Nhóm thuốc này được đánh giá hiệu quả vì có tác dụng lâu hơn trong việc giảm trào ngược axit dạ dày thực quản.

    Các loại thuốc thường được chỉ định như Nexium, Lansoprazole, Omeprazole…

    3.1.2. Thuốc kháng histamin H2

    Nhóm thuốc histamine H2 giúp giảm tiết axit dạ dày, điển hình như Cimetidin, Famotidin, Ranitidin… Đây là nhóm thường dùng để trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

    3.1.3. Thuốc kháng acid

    Tác dụng của thuốc là trung hòa aicd dạ dày, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu. Tuy nhiên, thuốc thường chỉ định với những trường hợp nhẹ, giảm triệu chứng trong thời gian 1-2 giờ.

    3.1.4. Thuốc kháng sinh

    Thường được chỉ định cho những trường hợp trào ngược dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

    Nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng liên tục 10 – 15 ngày kèm các loại thuốc khác.

    *Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc nào, nhóm thuốc nào trong điều trị dạ dày thực quản đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, bạn phải đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Thông báo với bác sĩ kịp thời khi có những triệu chứng bất thường.

    3.2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

    Ngoài biện pháp sử dụng thuốc, bạn cần chú ý lối sống, sinh hoạt của mình. Cụ thể:

    • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, tăng khả năng trào ngược axit. Do đó, với những người thừa cân nên giảm cân lành mạnh.
    • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản. Từ đó, điều hòa quá trình bài tiết dịch vị, hạn chế trào ngược khi ngủ. Vì vậy, hãy dành thời gian luyện tập thể dục thường xuyên.
    • Thực đơn ăn uống khoa học: Một số thực phẩm khi ăn có thể gây ra triệu chứng trào ngược như đồ ăn chiên rán, cay nóng, rượu bia… Vì vậy, nên tránh những thực phẩm này, bổ sung rau xanh, sữa chua kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
    • Thư giãn tinh thần: Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược và gây mất ngủ. Vì vậy, hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái như ngồi thiền, nghe nhạc, vẽ tranh… để thư giãn đầu óc.
    • Tránh ăn tối muộn: Người bị trào ngược không nên ăn tối muộn hoặc đi ngủ sau khi ăn.
    • Kê cao đầu khi ngủ: Điều này tránh axit không đẩy lên thực quản khi nằm. Hãy kê cao chừng 10 – 15cm, dùng gối chuyên dụng hoặc kê gối mỏng để thoải mái.
    Thói quen kê cao đầu khi ngủ giúp hạn chế trào ngược

    Thói quen kê cao đầu khi ngủ giúp hạn chế trào ngược

    3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi thói quen, lối sống, hiện nay nhiều người đang tìm đến các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của thương hiệu uy tín để sử dụng.

    Lưu ý, nên tìm hiểu thành phần, công dụng, thương hiệu uy tín để tránh “tiền mất tật mang”.

    4. Gợi ý những tư thế nằm ngủ để tránh trào ngược dạ dày ban đêm

    Theo các chuyên gia, người bệnh khi ngủ nên chọn cho mình tư thế phù hợp để ngăn bệnh tiến triển. Đồng thời, tư thế ngủ tốt giúp giảm trào ngược, tránh mất ngủ, khó ngủ.

    4.1. Tư thế nằm ngửa

    Đây là tư thế ngủ tốt nhất dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm ngửa để ngủ hãy nhớ kê cao gối nằm sao cho vùng thực quản cao hơn dạ dày. Tư thế này sẽ tránh được axit dư thừa đi ngược lên vùng thực quản.

    Trường hợp trào ngược nghiêm trọng có thể kê thêm gối hoặc nâng cao chân giường ở phần đầu lên khoảng 20 – 25cm.

    Tư thế nằm ngửa tốt cho người trào ngược dạ dày ban đêm

    Tư thế nằm ngửa tốt cho người trào ngược dạ dày ban đêm

    4.2. Tư thế nằm nghiêng qua bên trái

    Ngoài tư thế nằm ngửa bạn có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng qua bên trái. Khi đó, dạ dày và tuyến tụy sẽ giữ vị trí thấp hơn so với thực quản, hạn chế trào ngược.

    Đồng thời, việc nằm nghiêng bên trái cũng giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm thiểu rối loạn tiêu hóa.

    Nằm nghiêng bên trái cũng hạn chế tình trạng trào ngược

    Nằm nghiêng bên trái cũng hạn chế tình trạng trào ngược

    4.3. Những tư thế người bị trào ngược dạ dày nên tránh khi ngủ

    Bệnh nhân không nên nằm úp, nhất là với người thừa cân, béo phì. Vì việc tạo áp lực lên dạ dày có thể đưa axit hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản.

    Hạn chế nằm nghiêng quay về bên phải. Bởi tư thế này có nguy cơ làm tăng trào ngược dịch vị dạ dày gây ra hiện tượng ợ chua, ợ nóng.

    Trào ngược dạ dày ban đêm là hội chứng nguy hiểm. Kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị dứt điểm khi gặp hội chứng này. Nếu muốn được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc về bệnh trào ngược dạ dày ban đêm bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 282885.

    Kết luận

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vì sao trào ngược dạ dày khó thở? Cảnh báo bệnh tiến triển nặng 25/11/24
      Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng y tế cảnh báo bệnh đang có chiều hướng chuyển…
      Xem ngay 4 cách giảm trào ngược dạ dày gây đau lưng trên 13/11/24
      Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau lưng trên sau khi ăn hoặc nằm đi kèm với buồn…
      Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Lưu ý khi đi khám bệnh 11/11/24
      “Gần đây tôi hay bị ợ chua, nóng ran vùng ngực. Tìm hiểu trên mạng thì được biết có thể…
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào? 11/11/24
      Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng cần được xử lý y tế khẩn cấp, nếu kéo…
      Xem thêm