Tiểu đêm không kiểm soát là nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Đây có phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa? Có biện pháp nào cải thiện tình trạng tiểu đêm mất tự chủ hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Thế nào là tiểu đêm không kiểm soát?
Tiểu đêm không kiểm soát (đái dầm) là tình trạng người bệnh không thể điều khiển được hành vi tiểu tiện của mình. Triệu chứng này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân.
Theo thống kê, tiểu không kiểm soát gây phiền toái cho khoảng 30% nữ giới và 15% nam giới ở độ tuổi ngoài 50. Tình trạng kéo dài khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng, gây tâm lý hoang mang, xấu hổ và bị ám ảnh.
Đặc biệt, ở những bệnh nhân không có khả năng di chuyển, toàn thân hoặc bán thân bất động. Khi nước tiểu khi rò rỉ gây ẩm ướt, kích ứng vùng da. Lâu dần có thể dẫn đến lở loét, hoại tử vùng mông và đùi.
Ngoài vấn đề tuổi tác, tiếu đêm không kiểm soát còn bị tác động mạnh mẽ bởi lối sống, chế độ ăn uống và vận động. Người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực nếu duy trì những thói quen lành mạnh trong đời sống hàng ngày.
Nguyên nhân tiểu đêm ở nam giới
2. Phân loại tiểu đêm không tự chủ
Mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện được chia làm 5 nhóm, cụ thể như sau:
2.1 Tiểu mất kiểm soát cấp kỳ
Đây là triệu chứng mà người bệnh phát sinh nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, đa số các trường hợp đều không thể “nhịn” được. Tiểu gấp không tự chủ thường xảy ra với người cao tuổi, phổ biến là chứng tiểu đêm, đái dầm. Tuy nhiên, một bộ phận những người trẻ tuổi hơn cũng có thể mắc chứng này.
Tiểu gấp sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu. Đối với phụ nữ, chứng teo âm đạo cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu gấp.
2.2 Tiểu không kiểm soát dưới áp lực
Tiểu không kiểm soát dưới áp lực là sự rò rỉ nước tiểu do sự gia tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng. Nguyên nhân do người bệnh thực hiện các động tác mạnh như nâng nhấc vật nặng, vặn mình, uốn người. Một số trường hợp, chỉ cần ho, hắt hơi, cười hoặc giật mình… cũng gây són tiểu. Thể tích chất lỏng rò ra thường ở mức nhỏ hoặc trung bình.
Tiểu không tự chủ dưới áp lực nghiêm trọng hơn ở những người béo phì. Áp lực từ sức nặng của các cơ quan trong ổ bụng đè nặng trên bàng quang khiến nhu cầu đi tiểu liên tục và dồn dập hơn.
Nam giới sau khi thực hiện thủ thuật cắt tuyến tiền liệt, nữ giới sau sinh nở là những đối tượng phổ biến gặp phải triệu chứng này.
2.3 Tiểu không tự chủ (đái dầm) do bàng quang suy giảm chức năng
Bàng quang hoạt động như một khoang chứa nước tiểu. Sau khi tích trữ một lượng chất lỏng nhất định (khoảng 300 – 400ml), bàng quang sẽ phát tín hiệu để cơ thể có cảm giác “mắc tiểu”.
Tuy nhiên, trong trường hợp bàng quang gặp các vấn đề như giãn cơ, tắc nghẽn, tăng hoạt hoặc sự truyền dẫn tín hiệu từ bàng quang lên não kém thì đái dầm là điều khó tránh khỏi. Bàng quang đầy khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Đôi khi người bệnh không thể nhận thức được, nhất là vào ban đêm.
2.4 Mất kiểm soát tiểu tiện chức năng
Với một số trường hợp, khả năng duy trì tự chủ hệ bài tiết không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, người bệnh không thể làm chủ được hoạt động tiểu tiện do sa sút trí tuệ, lú lẫn hoặc do không đủ sức khỏe để tự giải quyết nhu cầu bản thân (bại liệt, mất khả năng di chuyển…).
Ngoài ra, những rào cản gây ra bởi môi trường cũng có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát. Chẳng hạn do nhà vệ sinh quá xa, không biết nhà vệ sinh nằm ở chỗ nào…
2.5 Tiểu không kiểm soát hỗn hợp
Sự đan xen, kết hợp bất kỳ các loại trên được gọi là tiểu không kiểm soát hỗn hợp. Tựu chung lại, những triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất ở người tiểu đêm không kiểm soát là:
- Tần suất đi tiểu: Nhiều hơn mức bình thường mỗi đêm, có thể nhiều hơn cả vào ban ngày
- Đái dầm trong khi ngủ
- Đau rát lỗ niệu đạo khi đi tiểu
- Tiểu gấp: Cần được “giải quyết” nhu cầu tiểu tiện ngay lập tức
Tổng hợp các loại thuốc chữa tiểu đêm kèm lưu ý sử dụng
3. Nguyên nhân tiểu đêm không kiểm soát ở nam giới
Tiểu không kiểm soát thực chất không phải là căn bệnh mà là một triệu chứng. Đây là hệ quả của thói quen sinh hoạt hàng ngày, bệnh lý nền gặp phải hoặc các vấn đề sức khỏe có liên quan.
3.1 Mất kiểm soát tiểu tiện tạm thời
Đối với mất kiểm soát tiểu tiện trong thời gian ngắn, một số nguyên nhân được chỉ ra gồm:
- Sử dụng các chất kích thích: rượu bia, caffeine, nước soda, nước ngọt có ga…
- Dùng nhiều ớt và các gia vị cay nóng, đặc biệt vào bữa tối
- Các loại trái cây có tính axit (như cam, quýt…) cũng có thể là nguyên nhân
- Uống thuốc thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tim mạch, huyết áp, thuốc an thần,… có thành phần gây lợi tiểu.
- Bổ sung Vitamin C liều cao
- Bị táo bón lâu ngày
3.2 Mất kiểm soát tiểu tiện lâu ngày
Tiểu không tự chủ thường xuyên, dai dẳng ở nam giới phần lớn liên quan đến các vấn đề như:
Tuổi tác:
Người tuổi trung niên (khoảng 50 trở đi) bắt đầu nhận thấy sự lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Trong đó đặc biệt là bàng quang. Sự suy giảm chức năng bàng quang làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu. Đồng thời gia tăng các cơn co thắt, khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác “mắc tiểu”.
Bệnh lý
Các bệnh lý như: u xơ hoặc ung thư tiền liệt tuyến, tắc nghẽn bàng quang và niệu đạo, thận yếu, tiểu đường… có thể được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu đêm, tiểu mất kiểm soát. Ngoài ra, các bệnh lý về thần kinh như bệnh Parkinson, u não, đột quỵ hoặc tổn thương cột sống cũng ảnh hưởng đến “độ nhạy” của não bộ, gây tiểu không tự chủ.
Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể cũng là yếu tố gây áp lực lên bàng quang, làm gia tăng tình trạng tiểu són khi gắng sức.
Yếu tố di truyền
Những người có người thân (bố mẹ hoặc anh chị em ruột) bị chứng tiểu không kiếm soát thì nguy cơ mắc cũng sẽ cao hơn người khác. Người bệnh cấn lưu ý liệt kê bệnh sử gia đình với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể nhất.
4. Phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát
Ngoài vấn đề tuổi tác, bệnh lý thì chế độ sinh hoạt, vận động cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự rối loạn tiểu tiện. Dưới đây là các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao:
4.1 Luyện để hình thành thói quen tốt
- Tập tiểu tiện theo đúng khung giờ (khoảng 2-3 tiếng/ lần) thay vì đợi khi buồn tiểu mới đi. Việc làm này giúp đề phòng tiểu gấp, đồng thời tạo nhịp sinh lý đều đặn cho cơ thể.
- Làm trống hoàn toàn bàng quang sau mỗi lần đi tiểu bằng cách tiểu 2 lần liên tiếp (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút). Thói quen này giúp người bệnh hạn chế tiểu không tự chủ do giãn bàng quang, hoặc bàng quang đầy gây rò rỉ nước tiểu.
- Đi tiểu trước khi ngủ để hạn chế lượng nước tiểu tích trữ tại bàng quang.
- Hạn chế tối đa đồ ăn, đồ uống gây kích thích (đồ cay nóng, chứa cồn và thực phẩm chứa axit). Tiết giảm những món ăn có tính lợi tiểu (canh bí, bầu, mướp, rau cải…).
4.2 Tăng kiểm soát tiểu tiện bằng bài tập cơ sàn chậu
Các bài tập sàn chậu (Kegel) giúp tăng độ dẻo dai, bền bỉ của nhóm cơ kiểm soát tiểu tiện. Từ đó giúp người bệnh hạn chế đái són, tiểu không tự chủ. Cần có sự tham vấn của huấn luyện viên trước khi tiến hành các bài tập. Tránh trường hợp chấn thương do tập sai thư thế hoặc quá sức.
4.3 Dùng thuốc điều trị
Thuốc Tây điều trị tiểu mất kiểm soát được sử dụng khá phổ biến, mang lại tác dụng nhanh, cải thiện triệu chứng tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ. Các hiện tượng phổ biến nhất phải kể đến là: đau đầu, hoa mắt, nhược mỏi cơ, dị ứng, nổi mẩn, giảm thị lực, thính lực,…
Chính vì thế, các bài thuốc dân gian chữa tiểu đêm đã được nhiều chuyên gia Y học cổ truyền khuyên dùng. Các vị thuốc Đông y như sơn thù, kỷ tử, nhục thung dung, sâm cau, lộc nhung, nhân sâm… được sử dụng phổ biến, giúp củng cố và nâng cao chức năng tạng thận, bồi bổ nguyên khí. Từ đó giảm tình trạng tiểu đêm do thận yếu.
4.4 Phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát
Nếu các phương pháp trên không đem lại kết quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để khắc phục những khiếm khuyết hệ bài tiết. Hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu không tự chủ.
5. Biện pháp phòng ngừa tiểu không kiểm soát
Để phòng ngừa chứng mất kiểm soát tiểu tiện, nam giới, nhất là những người ở độ tuổi trung niên cần lưu ý:
- Chú ý cân bằng lượng nước trong cơ thể. Nên nạp vào mỗi ngày khoảng 2 lít nước (bao gồm cả nước lọc và nước có trong các loại thức ăn, canh…)
- Hạn chế các chất kích thích gây kích ứng bàng quang như: bia rượu, đồ ăn cay nóng, ớt…
- Từ bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm chứa Cafein như trà, cà phê, chocolate…
- Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tiết chế đồ ăn ngọt để giảm áp lực cho bàng quang
- Tránh xa đồ uống có ga vì chúng làm trầm trọng hơn chứng són tiểu
- Không ăn các loại trái cây có tính axit cao như: cam, quýt, việt quất, dâu tây…
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ tiểu không kiểm soát, nam giới cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường chức năng tạng thận. Từ đó phòng ngừa chứng rối loạn tiểu tiện do thận thận hư, thận yếu.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chứng tiểu đêm không kiểm soát. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì, đừng ngần ngại gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
XEM THÊM:
- Bao nhiêu lần một ngày là tiểu nhiều? Xem ngay để biết tình trạng
- Cải thiện thận yếu như thế nào? Tiểu nhiều có phải do thận yếu?
- Người tiểu đêm nhiều nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia tư vấn
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.