Nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, từng bước vươn ra thị trường quốc tế, Dược phẩm Tâm Bình đã đầu tư xây dựng và được chứng nhận vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO. Bước tiến này góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, một mắt xích quan trọng đem tới sản phẩm chất lượng, lành tính với giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng.
1. GACP-WHO là gì?
GACP là viết tắt của Good Agricultural and Collection Practices tức “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái”. GACP-WHO là “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)”. Đây là các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của dược liệu.
2. Các tiêu chuẩn GACP-WHO
Tiêu chuẩn của GACP-WHO rất chặt chẽ, bao gồm nhiều công đoạn như:
2.1. Chọn dược liệu
Xác định dược liệu muốn trồng, có thể gửi mẫu lên các viện dược liệu cấp quốc gia hoặc khu vực nhờ giám định loài.
2.2. Chọn giống
- Lựa chọn nhà cung cấp giống
- Đánh giá lai lịch nguồn giống
- Kiểm tra chất lượng nguồn giống
2.3. Tiêu chuẩn GACP-WHO về lựa chọn địa điểm
- Chọn vùng đất trồng phù hợp
- Khảo sát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng trồng trọt
- Đánh giá tác động của việc trồng trọt đến môi trường sinh thái xung quanh.
2.4. Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây
- Quy định cụ thể về làm đất, trồng trọt, chế độ chăm sóc (làm cỏ, tưới nước bón phân và các thuốc bảo vệ thực vật (nếu cần)… trong quá trình trồng trọt).
- Yêu cầu về nhân sự các trang thiết bị cần thiết.
2.5. Thu hoạch, thu hái
- Quy định thời điểm, thời gian, bộ phận và quy trình thu hái
- Yêu cầu về nhân sự và các trang thiết bị cần thiết.
2.6. Tiêu chuẩn GACP-WHO về sơ chế dược liệu
- Quy định sơ chế dược liệu sau khi thu hái (phương pháp sơ chế, dụng cụ sơ chế, máy móc…)
- Yêu cầu về nhân sự tham gia sơ chế (được đào tạo, có sức khoẻ…)
2.7. Bảo quản dược liệu
- Quy định về bảo quản dược liệu trước khi đưa vào sản xuất hoặc bán ra thị trường (điều kiện bảo quản, cách bố trí kho, ghi nhãn…)
- Yêu cầu về nhân sự quản lý kho bảo quản (được đào tạo, nhiệm vụ, trách nhiệm…)
3. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO
3.1. Chủ động được nguồn dược liệu
Theo Cục quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 60 nghìn tấn dược liệu. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ tự cung cấp được 25 – 30% nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, còn lại phải nhập khẩu.
Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài ảnh hưởng lớn tới sản xuất của các doanh nghiệp. Thậm chí độ rủi ro càng tăng cao trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Việc tự xây dựng vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho dược liệu nước nhà, thậm chí mở đường cho xuất khẩu.
3.2. Kiểm soát được chất lượng dược liệu
Một trong những thực trạng đáng báo động hiện nay là việc dược liệu giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Dù công tác kiểm tra, kiểm soát đã được thắt chặt hơn nhưng vẫn không thể kiếm soát hết nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.
Việc sở hữu vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng nguồn dược liệu. Bởi tất cả các công đoạn đều được doanh nghiệp tự thực hiện với tiêu chuẩn khắt khe. Đây là một yếu tố quan trọng làm nên sản phẩm chất lượng.
3.3. Bảo tồn nguồn dược liệu quý của Việt Nam
Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú với hơn 5.000 loài cây thuốc, trong đó có có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn. Việc trồng, chăm sóc các loại dược liệu sẽ giúp duy trì và nhân giống các gen quý, giúp bảo tồn nguồn gen dược liệu của Việt Nam.
3.4. Góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội
Như trên đã đề cập, nhu cầu dược liệu của nước ta là rất lớn. Nhưng người dân trồng tự phát vẫn “loay hoay” tìm đầu ra cho dược liệu do không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Từ đó, tạo sinh kế cho bà con, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu bên vững.
Có thể nói, việc triển khai các vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO là cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Người dân được đảm bảo về đầu ra. Doanh nghiệp tự chủ được nguồn nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng dược liệu ở mức cao nhất. Từ đó, người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm chất lượng, an toàn với giá thành hợp lý.
4. Vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO của Dược phẩm Tâm Bình
4.1. Tỉ mỉ trong lựa chọn giống, vùng trồng
Xác định rõ việc lựa chọn vùng trồng phù hợp sẽ đảm bảo số lượng, chất lượng, hàm lượng hoạt chất cao nhất của dược liệu, Dược phẩm Tâm Bình đã khảo sát thổ nhưỡng, khí hậu của vùng trồng sao cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng của dược liệu. Sau quá trình trồng thử, dược liệu được gửi tới các đơn vị uy tín như Phòng kiểm nghiệm của Viện Dược liệu để kiểm tra, xác nhận mẫu đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó, vùng trồng được mở rộng về quy mô, diện tích để đảm bảo sản lượng thực tế.
Riêng đối với Ba kích, từ năm 2014, Dược phẩm Tâm Bình đã hợp tác với các hộ dân trên địa bàn xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc để trồng thử Ba kích. Bởi Ba kích là cây dây leo, ưa sáng khi trưởng thành, “thích” loại đất feralit và đất đồi núi thấp như vùng núi Tam Đảo. Tính đến cuối tháng 11 năm 2020, Công ty có tổng cộng 6 lô đất trồng Ba kích tại Tam Đảo, vùng trồng đã thẩm định đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
4.2. Kiểm soát chặt chẽ quá trình trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Dược phẩm Tâm Bình luôn đảm bảo tốt yêu cầu về vệ sinh an toàn nhà xưởng, kho chứa, dụng cụ sản xuất, phòng thực nghiệm, thiết bị kiểm tra chất lượng. Các quy định về biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng được cụ thể hóa. Việc làm đất, bón phân thực hiện theo quy trình. Đặc biệt, vùng trồng của Công ty không dùng thuốc trừ sâu nên không gây nguy hại đến môi trường cũng như sức khoẻ của nông dân.
Công ty đã áp dụng hài hoà giữa kinh nghiệm của người dân bản địa với quy trình được nghiên cứu kỹ lưỡng của các dược sĩ, kỹ sư nông nghiệp cùng sự phối hợp của các chuyên gia đầu ngành từ Viện Dược liệu. Nhờ đó, đội ngũ trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu hiểu rõ về quy trình, có kỹ năng thực hiện đúng theo yêu cầu GACP-WHO.
4.3. Đảm bảo chất lượng dược liệu đạt chuẩn
Vùng trồng dược liệu của Dược phẩm Tâm Bình được đoàn thanh tra đánh giá cao vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chí GACP-WHO ở mức tốt nhất. Dược liệu đảm bảo thành phần dược tính, hoạt chất, không chứa tạp chất, không tồn dư các hoá chất gây hại cho cơ thể.
Không chỉ tự chủ được nguồn dược liệu an toàn và chất lượng, Dược phẩm Tâm Bình còn sở hữu Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP. Với trang thiết bị tiên tiến cùng quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, dược liệu được bào chế dưới dạng viên nang hiện đại, chứa đầy đủ dược tính. Từ Nhà máy GMP, sản phẩm mang thương hiệu Tâm Bình tỏa đi khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân Việt.
Với phương châm “làm thật sẽ bền”, Dược phẩm Tâm Bình sẽ tiếp tục mở rộng vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý của Việt Nam.
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.