Một số thói quen hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tới gan mà bạn không hề hay biết. Việc nhận diện chúng đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ lá gan của bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem liệu bạn có đang “sở hữu” một trong số những thói quen xấu có hại cho gan sau đây không nhé.
1. Top 12 thói quen xấu có hại cho gan
Theo Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền: Gan đảm nhiệm nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là chức năng chuyển hóa thực phẩm thành chất dinh dưỡng, bài tiết mật, lọc và đào thải độc tố. Có lẽ nhiều người không biết rằng cơ quan này có thể chịu tác động từ những hành động vô tình lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Đó có thể là những tác động tích cực nhưng cũng có những tác động bất lợi, làm suy giảm chức năng gan, khởi nguồn của các bệnh lý về gan như: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Vậy đâu là thói quen không tốt cho gan? Dưới đây là danh sách 12 thói quen phổ biến.
1.1. Uống ít nước – Thói quen hại gan
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn tích tụ chất độc, giúp dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Theo khuyến cáo, cơ thể cần ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Thường nam giới là đối tượng hay quên uống nước hơn nữ giới. Để cải thiện tình trạng này hãy để sẵn nước ở bên cạnh bạn. Thỉnh thoảng hãy nhấp vài ngụm nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
1.2. Uống quá nhiều rượu bia
Gan là cơ quan chính phải lọc và đào thải độc tố từ rượu bia ra khỏi cơ thể. Rượu khi vào tới gan sẽ hình thành nên chất Acetaldehyd gây độc cho tế bào gan. Lúc này gan sẽ sản sinh là các enzyme để chuyển hóa chất này thành Acetat ít độc hơn và dễ đào thải ra ngoài cơ thể.
Việc sử dụng một lượng lớn rượu bia sẽ khiến cho gan bị quá tải. Điều này dẫn tới gan không đủ sức đào thải hết độc tố ra ngoài. Hơn nữa, việc tập trung đào thải độc tố trong rượu cũng khiến gan “xao nhãng” các chức năng khác, làm ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những người nghiện rượu bia có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan cao hơn bình thường.
>>Xem thêm: Điểm danh 11 tác hại của bia rượu với sức khỏe
1.3. Không ăn sáng – Thói quen xấu có hại cho gan
Có lẽ bạn đã từng nghe nói “ăn sáng cho mình, ăn trưa cho bạn và ăn tối cho kẻ thù”. Câu nói này phản ánh tầm quan trọng của bữa sáng đối với cơ thể. Tuy là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng nó lại thường không được xem trọng. Thậm chí nhiều người không có thói quen ăn sáng.
Nhịn bữa sáng đồng nghĩa với việc bạn không cung cấp cho cơ thể nói chung và gan nói riêng nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động. Vì thế gan không sản sinh ra đủ enzyme để đào thải độc tố. Thêm vào đó, khi nhịn bữa sáng bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Điều này vô tình làm tăng áp lực lên gan, buộc nó phải làm việc nhiều hơn trong khi vẫn đang khá “mệt mỏi” vì thiếu dưỡng chất.
1.4. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Sự tiện lợi của thực phẩm chế biến sẵn khiến nó trở thành lựa chọn của không ít người. Tuy nhiên, đồ ăn sẵn lại chứa hàm lượng không nhỏ chất bảo quản, phụ gia, hương liệu, chất béo chuyển hóa. Càng ăn nhiều, các chất này sẽ càng tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng tới gan và các bộ phận khác.
1.5. Ăn mặn không tốt cho gan
Các món ăn chứa quá nhiều muối được xếp vào danh sách thực phẩm hại gan, thận. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là nhiều người vẫn giữ thói quen ăn mặn và chỉ ăn “đậm đà” mới thấy ngon miệng. Lượng muối lớn trong cơ thể sẽ gây trở ngại cho quá trình hoạt động của gan và thận. Nó cũng có thể gây tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành không nên dùng quá 5g muối/ngày.
1.6. Sử dụng thực phẩm chứa quá nhiều đường
Bên cạnh ăn mặn, việc ăn quá nhiều đồ ngọt cũng là thói quen xấu có hại cho gan. Cơ thể không thể dung nạp nhiều fructose. Khi lượng fructose quá lớn sẽ được chuyển hóa thành triglyceride tại gan. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, nước ngọt…
1.7. Dùng thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề tồn dư chất bảo vệ thực vật, sử dụng hóa chất cấm để bảo quản sản phẩm hay chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh đang trở thành vấn đề nhức nhối. Việc chúng ta vô tình ăn phải những thực phẩm này sẽ gây tích tụ độc tố trong gan. Ngoài ra, thói quen dùng thực phẩm lưu trữ lâu ngày cũng có nguy cơ gây nhiễm độc gan do thức ăn chứa nấm mốc.
1.8. Hút thuốc lá – Thói quen xấu có hại cho gan
Hút thuốc lá gây ra những tổn hại cho sức khỏe nói chung và gan nói riêng. Các chất độc hại trong khói thuốc sẽ sản sinh các gốc tự do trong gan, kích thích quá trình hình thành mô sẹo tại gan. Hút thuốc lá cũng gây tăng sản sinh Cytokine tiền viêm, gây tổn thương tế bào gan.
1.9. Lạm dụng thuốc Tây
Gan đóng vai trò chuyển hóa thuốc Tây. Nhiều loại thuốc Tây gây ra tác dụng phụ là ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, gây tăng men gan. Có thể kể tới như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc ngủ, thuốc điều trị mỡ máu cao… Khi sử dụng với liều lượng nhỏ thì gan có thể xử lý được. Nhưng khi lạm dụng thuốc vượt quá ngưỡng dung nạp gan toàn của gan sẽ gây hại cho gan.
1.10. Thức khuya – Thói quen xấu có hại cho gan
Tình trạng thức quá khuya phổ biến ở giới trẻ nhiều hơn. Thường những “cú đêm” hay thức khuya để làm việc, học tập hay đơn giản là xem phim, lướt mạng… Trong khi đó, đây lại là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Khi cơ thể ở trạng thái tĩnh, nhu cầu máu ở các bộ phận giảm xuống, máu sẽ trở lại gan nhiều hơn.
Ban đêm cũng là lúc quá trình đào thải độc tố tại gan diễn ra mạnh mẽ nhất. Thức khuya sẽ làm trì hoãn quá trình này. Thiếu ngủ cũng khiến gan không xử lý chất béo hiệu quả. Từ đó có thể gây tích tụ chất béo dư thừa trong gan gây gan nhiễm mỡ và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
1.11. Ít vận động
Ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh một người ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình tivi, máy tính… Công việc bận rộn khiến nhiều người không dành thời gian cho tập luyện thể dục thể thao, thậm chí là ngại đứng dậy đi lại.
Việc tăng cường vận động, tập luyện sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và gan. Hơn nữa, đổ mồ hôi khi tập luyện cũng là cách để đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
1.12. Căng thẳng kéo dài – Thói quen xấu có hại cho gan
Hiện nay, nhiều người phải đối mặt với áp lực từ công việc và nỗi lo toan cho cuộc sống gia đình. Thường xuyên lo âu, căng thẳng trong đời sống hàng ngày chính là “ngọn nguồn” của nhiều vấn đề về sức khỏe.
Stress sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng sinh học. Từ đó sản sinh ra Epinephrine, Cortisol và Cytokine gây viêm cho gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Hơn nữa, nhiều người thường giải tỏa stress bằng cách hút thuốc lá, uống rượu bia. Đây đều là thói quen xấu gây hại cho gan.
2. Lời khuyên dành cho bạn
- Nhận diện những thói quen xấu để dần dần loại bỏ và thay thế bằng những thói quen tốt cho gan.
- Tạo lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho gan. Thêm vào thực đơn thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B hỗ trợ cho chức năng thải độc gan. Cụ thể là: Lòng đỏ trứng gà, cá, gạo lứt, các loại đậu… Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn hoặc nhiều đường, rượu bia, thuốc lá…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Ăn đúng giờ, đủ bữa. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Rèn luyện thể lực đều đặn với việc tranh thủ vận động mọi lúc và dành ra 30 phút mỗi ngày cho thể thao.
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan. Không dùng chung các vật dụng cá nhân.
- Chỉ sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua về dùng hoặc tăng liều mà chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là danh sách 12 thói quen xấu có hại cho gan mà bạn có thể đang gặp phải. Nếu cần thêm thông tin hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.
Để nhận biết rõ hơn các dấu hiệu chức năng gan suy giảm, bạn có thể tham khảo video dưới đây:
- Bổ gan Tâm Bình: Hỗ trợ bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan
- Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của gan
- Gợi ý 15+ thực phẩm bổ gan dành cho bạn
- Tham khảo 15+ thuốc giải độc gan
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”