Gần đây tôi có hiện tượng chán ăn, người mệt mỏi, chân hơi sưng phù. Đi khám bác sĩ bảo bị thận nhiễm mỡ. Xin hỏi thận nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? (Trịnh Xuân Sang – 57 tuổi, Bắc Giang).
1. Thận nhiễm mỡ là gì?
Thận nhiễm mỡ hay còn gọi là thận hư nhiễm mỡ là sự tích tụ của các tế bào mỡ trong ống thận. Bên cạnh đó, nước tiểu có nồng độ đạm cao, phù nề cũng là những biểu hiện điển hình của bệnh lý này.
Ở những người khỏe mạnh, protein (chất đạm) không thể “phát tán” ra ngoài và đi vào đường nước tiểu do kích thước lỗ lọc ở cầu thận rất nhỏ. Tuy nhiên, với những người mắc chứng thận hư, màng lọc ở đáy cầu thận bị tổn thương dẫn đến “rò rỉ” lượng đạm đáng kể ra đường tiểu.
Các chỉ số đặc trưng của hội chứng thận hư, thận nhiễm mỡ quá sinh hóa máu và nước tiểu:
CHỈ SỐ |
ĐẶC ĐIỂM |
✅ Nồng độ Protein trong máu | ⭐Giảm xuống <60g/l |
✅ Nồng độ Protein nước tiểu | ⭐ Tăng lên >=3,5g/24h |
✅ Albumin máu | ⭐ Giảm xuống >30g/l |
✅ Lipid máu | ⭐ Tăng |
2. 5 Nguyên nhân dẫn đến thận nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận nhiễm mỡ, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân do bệnh lý.
2.1 Do chứng thận hư nguyên phát
Bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể khởi phát từ chính các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Các bác sĩ gọi đó là chứng thận hư nguyên phát. Những tổn thương ở cầu thận do nhiều nguyên nhân khiến chức năng thận suy giảm.
Hệ quả của quá trình thoái hóa, hư hỏng của thận là tích mỡ ở ống thận, tiểu ra đạm, đạm trong máu giảm.
2.2 Do chứng thận hư thứ phát
Ở một số trường hợp khác, ống cầu thận có dấu hiệu nhiễm mỡ nhưng cầu thận lại không có bất kỳ tổn thương nào. Xét nghiệm vẫn thấy nồng độ đạm trong máu và niệu tăng cao. Vậy, nguyên nhân chứng bệnh không nằm ở thận, nhưng lại gây ảnh hưởng đến thận và tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân. Các bác sĩ gọi đó là chứng thận hư thứ phát.
Các bác sĩ lý giải rằng, đối với bệnh nhân thận hư thứ phát, hiện tượng phù nề, tiểu ra đạm có thể do hệ thống miễn dịch suy giảm, do các bệnh mãn tính hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị.
2.3 Do sự tăng cao của nồng độ protein trong nước tiểu
Sự dư thừa đạm trong nước tiểu tất yếu dẫn đến sụt giảm protein trong máu. Hiện tượng này kéo theo sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Do vậy, cơ thể dễ bị vi trùng, vi khuẩn tấn công gây bệnh hơn.
Bên cạnh đó, độ đạm trong nước tiểu cao còn gián tiếp gây ứ nước, phù chân tay, phù mặt…
2.4 Thận nhiễm mỡ do ăn uống, sinh hoạt kém khoa học
Cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, nếu không được quan tâm đầy đủ bằng dinh dưỡng thì chức năng thận cũng dần suy yếu. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều muối, dầu mỡ trong các bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân quan trọng gia tăng áp lực cho thận. Từ đó tăng nguy cơ thận hư nhiễm mỡ.
Ngoài ra, thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên làm việc căng thẳng, ngủ nghỉ không điều độ… cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Lâu ngày gây suy giảm chức năng và phát sinh các bệnh về thận.
2.5 Thận nhiễm mỡ do mắc các bệnh lý khác
Ngoài các nguyên nhân trên, một số bệnh lý khác có liên quan như viêm thận, viêm cầu thận, xơ cầu thận… cũng có thể là nguyên nhân gây thận nhiễm mỡ.
Viêm đài bể thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3. Triệu chứng thận nhiễm mỡ thường gặp nhất
Đối với các vấn đề về thận, đặc biệt là thận nhiễm mỡ, cách chẩn đoán chính xác nhất là xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể “nhận diện” căn bệnh qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
3.1 Phù chân tay, phù mặt
Khi mắc hội chứng thận hư, thận suy, màng lọc cầu thận bị tổn thương dẫn đến sự gia tăng kích thước các lỗ lọc. Bên cạnh đó, các điện tích âm giảm thấp khiến các albumin trong máu dễ dàng thoát ra ngoài.
Albumin trong máu thất thoát dẫn đến lượng đạm trong máu giảm nhanh, cơ thể không kịp tổng hợp để bù đắp lượng thiếu hụt. Chức năng của đạm là tạo ra và duy trì áp lực keo, giúp giữ nước trong các lòng mạch. Đạm giảm làm áp lực keo yếu dần, nước trong lòng mạch thoát ra ngoài khiến người bệnh phù toàn thân, thường biểu hiện trước tiên ở chân tay và mặt.
Nếu không điều trị kịp thời, dịch có thể tràn ra nhiều hơn ảnh hưởng đến màng tim, màng phổi hoặc gây phù não. Một số trường hợp thận nhiễm mỡ còn gây biến chứng như tăng Cholesterol, tăng Tryglicerid dẫn đến mỡ máu cao, thành mạch xuất hiện cục máu đông dẫn đến nguy cơ tắc mạch, đột quỵ.
3.2 Chán ăn, người xanh xao
Chức năng thận suy giảm khiến quá trình bài tiết, đào thải các chất độc hại trong máu bị ảnh hưởng. Người bệnh có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi. Lâu ngày dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy kiệt thể chất, da xanh xao, người gầy yếu…
3.3 Tiểu ít, nước tiểu đặc
Thận nhiễm mỡ khiến quá trình đào thải chất lỏng ra khỏi cơ thể gặp khó khăn. Một số trường hợp còn đi kèm với chứng thận ứ nước. Lượng nước tiểu đào thải ra ngoài rất ít. Nước tiểu có màu vàng sậm và cô đặc.
4. Phương pháp điều trị thận nhiễm mỡ
Để phòng ngừa nguy cơ biến chứng do thận hư, thận nhiễm mỡ như tổn thương thận cấp tính, bệnh thận mạn tính, xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu…, người bệnh cần thăm khám sớm khi có dấu hiệu bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
4.1 Điều trị bằng Tây y
Đối với thận nhiễm mỡ, nguyên tắc điều trị của Tây y là giảm nhanh các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc.
4.1.1 Dùng thuốc lợi tiểu
Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh được chỉ định thuốc lợi tiểu để điều trị chứng tích nước gây phù nề. Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng đào thải nước và muối tại thận. Do đó, khi sử dụng, người dùng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Các nhóm thuốc lợi tiểu phổ biến hiện nay là:
- Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid: Bumetanide, Furosemide…
- Nhóm thuốc lợi tiểu quai
- Nhóm kháng Aldosteron: Triamteren, Spironolactone…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh thường gặp phải các tác dụng phụ như: mất cân bằng điện giải, tăng axit uric máu, tăng Kali máu… Cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi thường xuyên.
4.1.2 Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp thận nhiễm mỡ đi kèm triệu chứng nhiễm trùng, viêm đài bể thận, viêm đường tiết niệu… Kháng sinh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm lành các tổn thương bề mặt do các ổ viêm nhiễm gây nên.
Trước khi đưa ra kháng sinh đồ, người bệnh sẽ được chỉ định cấy máu hoặc cấy niệu để xác định đúng loại vi khuẩn bị nhiễm. Mỗi đợt kháng sinh sẽ kéo dài liên tục khoảng 7 đến 14 ngày. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, cần cấy lại hoặc kết hợp nhiều nhóm kháng sinh cùng lúc.
4.1.3 Truyền albumin máu
Giảm albumin máu là triệu chứng đặc trưng của thận nhiễm mỡ. Mức độ giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh lý về gan, thể chất sẵn có của người bệnh…
Albumin máu có nhiệm vụ duy trì áp lực keo, giữ cho nước không rò rỉ ra khỏi thành mạch. Đồng thời, albumin còn có vai trò liên kết, vận chuyển một số chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa đi khắp cơ thể.
Qua xét nghiệm định lượng albumin, nếu nồng độ xuống thấp, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hoặc truyền albumin qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp bù albumin nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, người dùng thường gặp một số tác dụng phụ như:
- Tụt huyết áp
- Dị ứng, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa ngáy.
- Co thắt phế quản.
- Đau đầu, chóng mắt, nôn ói.
- Sốt, gai người…
4.1.4 Thuốc hạ huyết áp
Một trong những chức năng quan trọng của thận là điều hòa và ổn định huyết áp. Khi thận suy giảm chức năng, huyết áp của người bệnh có thể tăng bất thường. Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chính vì thế, trong điều trị thận nhiễm mỡ, người bệnh thường được chỉ định thuốc chống tăng huyết áp để dự phòng những tình huống xấu.
4.2 Hỗ trợ điều trị thận nhiễm mỡ bằng Đông y
Bên cạnh các biện pháp điều trị tích cực bằng Tân dược, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các bài thuốc đông y, món ăn từ y học cổ truyền để hỗ trợ tăng cường chức năng thận, giảm triệu chứng phù thũng, ứ nước do thận nhiễm mỡ gây nên.
4.2.1 Bài thuốc khử thấp tiêu thũng
– Công dụng: giúp bổ thận, tăng cường khả năng hoạt động của thận, đồng thời giảm phù nề do tích nước.
– Chuẩn bị:
- Hạt sen: 100g
- Sơn dược: 225g
- Hạt của cây hoa súng: 225g
- Đậu cô ve khô: 75g
– Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu trên và chia thành 5 phần nhỏ. Mỗi ngày, dùng 1 phần ninh nhừ và thêm chút đường phèn để ăn. Sử dụng liên tiếp trong 5 ngày để thấy rõ tác dụng.
4.2.2 Bài thuốc bổ thận, kháng viêm
– Công dụng: nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào thận bị hư hại, giảm mệt mỏi, bồi bổ sức khỏe.
– Chuẩn bị:
- Ngũ gia bì: 6g
- Thục địa: 6g
- Hoa hồi: 6g
- Quế chi: 10g
- Đỗ trọng: 10g
- Hương nhu: 16g
- Lá tre: 16g
– Cách làm: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào ấm đất, thêm khoảng 1,5 lít nước rồi sắc uống. Uống 3 lần vào sáng, trưa và chiều tối, liên tục trong 10 ngày.
4.2.3 Bài thuốc lợi tiểu, chống mệt mỏi
– Công dụng: chữa phù chân tay, mặt mũi do thận hư; giúp đi tiểu dễ dàng hơn, chống tiểu rắt, tiểu khó; bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi do thể chất kém.
– Chuẩn bị:
- Râu ngô, bông mã đề, hương nhu: mỗi vị 20g
- Quế, thiên niên kiện, trần bì, chích thảo: mỗi loại 10g
- Phá cổ chỉ: 6g
- Ngũ gia bì: 16g
- Cẩu tích: 12g
– Cách làm: Tất cả nguyên liệu đem sửa sach, sắc uống. Ngày dùng 3 lần, tiên tiếp trong 15 ngày.
5. Lời khuyên để phòng ngừa các bệnh về thận
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống trong cơ thể con người. Thận hư, thận yếu dẫn đến hàng loạt hệ lụy, khiến sức khỏe suy sụp nhanh chóng. Vì thế, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe thận, phòng tránh những bệnh lý có liên quan, trong đó có thận nhiễm mỡ.
Theo chuyên gia Y học cổ truyền, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh, cần lưu ý những vấn đề sau để duy trì chức năng thận:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn mặn và sử dụng đồ hộp, đồ ăn nhanh.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên. Nếu đã bị bệnh thì nên tập nhẹ nhàng.
- Ngủ đủ giấc, không ngủ quá khuya để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
- Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá vì chúng rất có hại cho gan thận.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về thận nhiễm mỡ và các phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu bởi điều đó sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
>>> XEM THÊM:
- Tiểu nhiều có sao không? Tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?
- Tiểu không kiểm soát ở nam giới là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?
- Thận yếu gây rụng tóc – Nguyên nhân và cách phòng tránh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.