Rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc - Làm sao để hạn chế?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH SINH LÝ

    Rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc – Làm sao để hạn chế?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    26/07/22

    Gần đây, tôi bị chứng mất ngủ nên có điều trị bằng thuốc an thần. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, tôi thấy có hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Xin hỏi bác sĩ về chứng rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc. Tôi phải làm gì để khắc phục? (Nguyễn Xuân Ý – Ý Yên, Nam Định).

    5/5 - (129 bình chọn)

    Qua tham vấn y khoa của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh, chúng tôi xin gửi đến bạn câu trả lời như sau:

    1. Rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc là gì?

    Rối loạn tiểu tiện là những bất thường về tần suất và quá trình tiểu tiện. Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng một trong các loại thuốc điều trị bệnh lý khác. Lúc này  gọi đó là hiện tượng rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc.

    rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc

    Ở những người khỏe mạnh, bàng quang có khả năng chứa khoảng 400 đến 600 ml chất lỏng. Khi bàng quang đầy thì não bộ sẽ phát tín hiệu, làm chúng ta có cảm giác “mắc” tiểu, cần giải quyết nhu cầu cá nhân. Với khoảng 2-2,5 lít nước nạp vào, số lần đi tiểu mỗi ngày sẽ khoảng 5-6 lần. Trong đó, số lần đi tiểu về đêm thường rất hạn chế (1 lần hoặc không đi tiểu khi ngủ).

    Nếu một người đi tiểu với tần suất nhiều hơn số lần kể trên hoặc có những triệu chứng như đái són, đái rắt, không thoải mái khi tiểu tiện… thì được coi là rối loạn tiểu tiện.

    2. Tại sao dùng thuốc có thể gây rối loạn tiểu tiện?

    Quá trình bài tiết của con người được điều phối bởi nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng hơn cả là sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương, sức chứa và sức chịu đựng của bàng quang, quá trình thẩm thấu nước tiểu tại thận… Một trong các yếu tố trên gặp vấn đề thì quá trình bài tiết cũng không thể diễn ra suôn sẻ.

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Nguyên nhân do phạm vi tác động của thuốc tân dược không chỉ dừng lại ở tác dụng điều trị mà còn tác động đến nhiều cơ quan, bộ phận khác. Điều này nằm ngoài mong muốn và về cơ bản không thể can thiệp được.

    Bên cạnh công dụng điều trị bệnh, các loại thuốc có thể gây ra nhiều hiện tượng như: kích thích cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu, làm suy yếu chức năng của bàng quang, làm yếu cơ bàng quang… Từ đó dẫn đến rối loạn tiểu tiện, mất kiểm soát tiểu tiện, tiểu bí, rắt…

    3. Các loại thuốc có thể gây rối loạn tiểu tiện

    Theo nghiên cứu, có nhiều loại thuốc được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết. Việc sử dụng các loại thuốc sau đây có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn tiểu tiện:

    thuốc tây gay rối loạn tiểu tiện

    3.1 Thuốc đối kháng alpha-Adrenergic

    Các loại thuốc nói trên thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính. Việc sử dụng các loại thuốc trên kích thích các thụ thể alpha 1, dẫn đến ngăn cản đường ra của chất lỏng từ bàng quang.

    Không chỉ ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thông qua tác động trực tiếp đến cơ trơn mà còn tác động đến hạch tủy sống và các đầu dây thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc chẹn alpha làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát ở phụ nữ da trắng gấp 5 lần. Đồng thời nó khiến 1 nửa nữ giới bị són tiểu.

    3.2 Thuốc chủ vận alpha-Adrenergic

    Thuốc chủ vận alpha-adrenergic như clonidine và methyldopa hoạt động tương tự norepinephrine tại các thụ thể. Chúng gây cản trở đường ra của nước tiểu bằng cách làm co cổ bàng quang, gây bí tiểu, làm tràn dịch ra ngoài một cách mất kiểm soát.

    3.3 Thuốc chống loạn thần

    Một số thuốc chống loạn thần có liên quan đến chứng tiểu không kiểm soát. Các loại thuốc bao gồm: chlorpromazine, thioridazine, chlorprothixene, thiothixene, trifluoperazine, fluphenazine (bao gồm enanthate và decanoate), haloperidol và pimozide.

    Thuốc chống loạn thần điển hình chủ yếu chứa chất đối kháng dopamine, dẫn đến chứng tiểu không kiểm soát do căng thẳng. Trong hầu hết các trường hợp, chứng tiểu không kiểm soát sẽ tự nhiên thuyên giảm khi ngừng thuốc chống loạn thần.

    3.4 Thuốc chống trầm cảm

    Một trong những loại thuốc Tây gây rối loạn tiểu tiện là thuốc chống trầm cảm. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm là chất ức chế hấp thu norepinephrine hoặc serotonin. Tất cả chúng đều có thể dẫn đến bí tiểu và cuối cùng là tiểu không kiểm soát.

    3.5 Thuốc lợi tiểu

    Mục đích của thuốc lợi tiểu là làm tăng sự hình thành nước tiểu qua thận. Do đó, thuốc lợi tiểu làm tăng số lần đi tiểu, có thể gây tiểu gấp và tiểu không kiểm soát do quá tải sức chứa bàng quang của bệnh nhân.

    Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng kết hợp thuốc lợi tiểu với thuốc chẹn alpha làm tăng gần như gấp đôi nguy cơ són tiểu so với chỉ dùng riêng rẽ thuốc chẹn alpha.

    3.6 Thuốc chẹn kênh canxi

    Thuốc chẹn kênh canxi làm giảm sự co bóp của cơ trơn trong bàng quang. Điều này gây ra bí tiểu. Do đó, dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát, rò rỉ nước tiểu ở người bệnh.

    3.7 Thuốc ngủ, thuốc an thần

    Thuốc an thần gây ra bất động thứ phát, dẫn đến mất kiểm soát chức năng, kể cả chức năng tiểu tiện. Hơn nữa, các thuốc benzodiazepin có thể gây giãn cơ vân vì tác động lên các thụ thể gamma-aminobutyric acid loại A trong hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm giảm sự truyền dẫn tín hiệu, gây ra rối loạn tiểu tiện.

    Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin, Hydroxychloroquine, liệu pháp thay thế Estrogen… cũng có thể gây ra rối loạn tiểu tiện.

    Xem thêmTiểu đêm ở nam giới Nguyên nhân và biện pháp cài thiện

    4. Triệu chứng rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc

    Rối loạn tiểu tiểu do tác dụng phụ của thuốc là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi dùng các loại thuốc trên cũng đều gặp vấn đề về bài tiết. Điều đó còn phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể đối với “tác nhân lạ”.

    Nếu gặp những triệu chứng dưới đây trong quá trình dùng thuốc, có thể bạn đang phải đối mặt với tác dụng phụ của chúng:

    • Tiểu gấp, không có khả năng nín tiểu trong điều kiện không thuận lợi
    • Rò rỉ nước tiểu, đái dầm
    • Tiểu đêm: tần suất đi tiểu về đêm từ 2 lần trở lên
    • Tiểu ngắt quãng, dòng tiểu ngập ngừng, không thông suốt
    • Tiểu khó, đau khi đi tiểu
    • Cảm giác tiểu không hết bãi, tiểu nhỏ giọt sau khi đi tiểu…

    5. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

    phòng ngừa, hạn chế rối loạn tiểu tiện do dùng thuốc

    Tác dụng phụ của thuốc điều trị là điều rất khó tránh khỏi. Chính vì vậy, khi xác định sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý và có những hiểu biết nhất định để hạn chế tới mức thấp nhất những phản ứng không mong muốn.

    Quan trọng nhất, cần bàn luận với bác sĩ và cân nhắc thiệt hơn trước khi dùng. Nếu có thể áp dụng các phương pháp khác như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống… Việc sử dụng thuốc Đông y… thay cho thuốc Tân dược cũng là một gợi ý tốt cho người bệnh.

    Nếu gặp tình trạng tiểu đêm khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý thay đổi giờ uống thuốc sao cho hợp lý. Không uống thuốc sát giờ đi ngủ bởi thuốc có thể gây kích thích, gây tiểu đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    Với một số loại thuốc, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để thay thế sang loại khác. Nếu bắt buộc sử dụng, có thể dùng thêm thuốc khác để hạn chế tác dụng phụ.

    Trên đây là những thông tin về tình trạng rối loạn tiểu tiện do tác dụng phụ của thuốc. Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị còn có thể gây ra nhiều tác hại khác như ảnh hưởng đến gan, thận, thần kinh… Vì thế, người bệnh cần hết sức lưu ý và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm nhiều lần – Biện pháp phòng ngừa hiệu quả 13/08/22
      Tiểu đêm tưởng chừng là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình…
      [Review] Testoboss có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu? 22/03/21
      Testoboss là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe sinh lý nam.…
      Suy thận có con được không? Làm thế nào để tăng khả năng sinh sản? 29/07/22
      Thận là cơ quan nội tạng quan trọng, chịu trách nhiệm lọc máu, từ đó đào thải các chất dư…
      Cập nhật 9 cách chữa yếu sinh lý bằng tỏi tốt nhất 2024 02/11/21
      Tỏi là gia vị phổ biến để chế biến món ăn trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài ra,…
      Xem thêm