Rối loạn tiền đình có nên đi bộ? Giải đáp từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn tiền đình có nên đi bộ? Giải đáp từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    22/04/24

    Rối loạn tiền đình khiến người bệnh thường bị chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, ù tai, mất thăng bằng… Điều này khiến nhiều người ngại vận động, thậm chí là sợ đi bộ vì lo ngại khả năng tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Vậy rối loạn tiền đình có nên đi bộ hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (9 bình chọn)

    1. Lợi ích của đi bộ với rối loạn tiền đình

    Đi bộ là một trong những phương pháp vận động phổ biến và khá đơn giản. Lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe nói chung là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, liệu người bị rối loạn tiền đình có nên đi bộ không thì vẫn là một thắc mắc đối với nhiều người.

    Trên thực tế, đi bộ có thể đem tới những tác động tích cực đối với người bị rối loạn tiền đình.

    • Kích thích lưu thông máu: Đi bộ giúp tăng tuần hoàn máu tới não. Từ đó, tế bào não được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của tiền đình. Điều này cũng giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh.
    • Cải thiện khả năng giữ thăng bằng, sự ổn định tư thế: Đi bộ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng khả năng phối hợp của cơ thể với các chuyển động.
    • Giảm tình trạng chóng mặt: Trong một nghiên cứu người bị suy giảm chức năng tiền đình một bên mạn tính đi bộ 30 phút/ngày trong 3 tháng giúp tăng sự kích thích của tiểu não và nhân tiền đình. Từ đó giúp gia tăng sự thích nghi của tiền đình, giảm tình trạng choáng váng, chóng mặt.
    • Giảm căng thẳng, lo âu: Đi bộ nói riêng, vận động thể chất nói chung sẽ giúp giải phóng endorphin – hormone hạnh phúc. Điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng cho người bị rối loạn tiền đình.

    Với những lợi ích kể trên có thể thấy người rối loạn tiền đình có thể đi bộ.

    Rối loạn tiền đình có nên đi bộ

    Click xem thêmDấu hiệu dễ nhận biết khi bị rối loạn tiền đình

    2. Người bị rối loạn tiền đình đi bộ như thế nào?

    Dù đi bộ được một số người lựa chọn như một tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc thì vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn. Lời khuyên cho người bị rối loạn tiền đình khi đi bộ như sau:

    2.1. Lựa chọn địa điểm, thời điểm đi bộ an toàn

    Để tránh trường hợp vấp ngã, tai nạn có thể xảy ra hãy lựa chọn nơi đi bộ bằng phẳng, không trơn trượt. Địa điểm đi bộ không nên có nhiều xe cộ qua lại hay quá đông đúc. Thời điểm đi bộ nên vào khi trời có đủ ánh sáng, không mưa hay nắng gắt, không quá lạnh.

    Địa điểm đi bộ an toàn

    Lựa chọn cung đường đi bộ an toàn

    2.2. Trang phục thích hợp

    Trang phục cũng là một trong những điều cần lưu tâm. Hãy mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, đội mũ nếu cần thiết. Giày đi bộ cũng cần tạo cảm giác thoải mái, có độ bám tốt, chống trơn trượt.

    2.3. Giữ cường độ tập luyện phù hợp

    Nếu là người mới bắt đầu tập luyện hãy đi bộ với tốc độ chậm và quãng đường ngắn. Bước chân nên ngắn, nhìn thẳng, không đổ người về phía trước. Nếu bạn thở gấp, không thể nói chuyện bình thường khi đi bộ tức là bạn đang tập quá sức. Hãy đi chậm lại. Bạn có thể bắt đầu với 10 phút đi bộ sau đó tăng dần.

    2.4. Luôn có người đồng hành

    Người bị rối loạn tiền đình cần có người đồng hành khi đi bộ. Sự khích lệ, động viên của người đi cùng sẽ giúp bạn hoàn thành được quãng đường một cách dễ dàng hơn. Quá trình tập luyện cũng sẽ trở nên thú vị hơn. Điểm quan trọng là nếu xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc tai nạn khi đi bộ sẽ có người giúp đỡ người bệnh.

    Người bị rối loạn tiền đình đi bộ như thế nào

    Người bị rối loạn tiền đình cần có người đồng hành khi đi bộ

    2.5. Nghỉ ngơi đúng lúc

    Nếu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng khi đi bộ hãy ngưng lại ngay. Bạn hãy tìm một vị trí an toàn để nghỉ ngơi. Hãy mang theo nước và thuốc bên người để sử dụng khi cần thiết. Nếu tình trạng này lặp lại hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    3. Một số lưu ý

    Ngoài việc tìm hiểu rối loạn tiền đình có nên đi bộ không, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện bằng cách đi bộ. Bác sĩ điều trị sẽ giúp bạn kiểm tra xem đi bộ có phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại không và đưa ra một vài lời khuyên cho bạn.
    • Ngoài đi bộ, bài tập thể dục cho người bị rối loạn tiền đình, bài tập điều trị chóng mặt cũng có thể là gợi ý. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, sự trợ giúp của chuyên gia, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
    • Tập luyện chỉ là một phần hỗ trợ. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
    • Duy trì tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng.

    Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc rối loạn tiền đình có nên đi bộ hay không. Những thông tin có liên quan về tình trạng này có tại Bệnh Mất ngủ và an thần.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      7 cách dùng bột sắn dây chữa mất ngủ ai cũng thực hiện được 08/07/24
      Bột sắn dây là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc trong dân gian. Ngoài ra, bột sắn dây…
      {Cảnh báo} 9 tác hại của thuốc ngủ khi lạm dụng, cái cuối nguy hiểm 05/04/24
      Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người giúp cơ thể lấy lại năng lượng sau một…
      Rối loạn lo âu có di truyền không? Câu trả lời chắc chắn khiến bạn bất ngờ 02/02/24
      Rối loạn lo âu là tình trạng tâm thần phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.…
      Thực hư hạt muồng chữa mất ngủ khiến nhiều người ngã ngửa 10/10/23
      Hỏi: Thời gian gần đây tôi thường xuyên mất ngủ. Mỗi đêm tôi chỉ ngủ được chừng 2-3 tiếng, tỉnh…
      Xem thêm