Rối loạn kinh nguyệt có thai được không là lo lắng của nhiều chị trong độ tuổi sinh sản. Sự bất thường này có ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của phái yếu? Hãy cùng Th.S, BS Nguyễn Thị Hằng đi tìm lời giải ngay trong bài viết dưới đây.
1. Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường của chu kỳ “đèn đỏ” bao gồm: thời gian xuất hiện, số ngày kéo dài, lượng máu kinh… Cụ thể, nữ giới có thể gặp các tình trạng như thưa kinh, chậm kinh, kỳ kinh ngắn, ít kinh, xuất huyết bất thường trong kỳ “rụng dâu”, rong kinh, thống kinh, cường kinh, thiểu kinh…
Ở người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt ổn định dao động khoảng từ 28 – 35 ngày. Mỗi kỳ kinh kéo dài khoảng 3-7 ngày với lượng dịch (máu, niêm mạc tử cung và các chất nhầy khác) bị mất sau chu kỳ khoảng 50 – 80ml. Các chị em có thể lấy đó làm tiêu chuẩn, đối chiếu với tình trạng của bản thân để xem mình có bị rối loạn kinh nguyệt hay không.
2. Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Để trả lời câu hỏi câu hỏi này, cần căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến sự thất thường, rối loạn đó. Trên thực tế, nhiều phụ nữ rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân do sinh lý (do căng thẳng, stress, thay đổi môi trường, sinh hoạt…); thì vẫn có khả năng mang thai và sinh con.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi bị rối lọạn kinh nguyệt, nhất là do bệnh lý thì khả năng có thai của chị em giảm thấp. Nhiều trường hợp còn có thể bị vô sinh, hiếm muộn. Nguyên nhân được chỉ ra là:
- Kinh nguyệt thất thường khiến chị em khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng. Không căn được ngày rụng trứng chuẩn xác dẫn đến khả năng thụ thai thấp.
- Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của các bệnh như: u nang buồng trứng; u xơ tử cung; viêm cổ tử cung; ung thư cổ tử cung… Đây là nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
3. Cách thụ thai khi kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt thất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của nữ giới. Để tăng khả năng thụ thai, cần được thăm khám cụ thể để phát hiện chính xác nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt; từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để.
Bên cạnh đó, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện chu kỳ và tình trạng kinh nguyệt của mình:
- Duy trì lối sống lành mạnh, đầy đủ cân bằng dưỡng chất; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài để không ảnh hưởng đến nội tiết tố Estrogen
- Không thức khuya, nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, bia, rượu…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày có nguyệt san
- Ra máu báo: Là đốm máu nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với lượng rất ít. Máu báo xuất hiện do sự tổn thương nội mạc tử cung dẫn tới xuất huyết trong quá trình phôi thai làm tổ. Chị em thấy máu báo sau khoảng 7-15 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
- Sợ mùi thức ăn, vị giác, khướu giác nhạy cảm hơn: Có thể bạn sẽ cảm thấy rất thèm hoặc rất khó chịu với một số loại thực phẩm, kể cả trước đây chưa từng có hiện tượng đó.
- Ốm nghén: Cơ thể uể oải, mệt mỏi, buồn nôn, nôn…
- Đau bụng âm ỉ: Một số người xuất hiện các cơn đau bụng, tương tự như cảm giác trong ngày chu kỳ.
- Khám phá tuyệt chiêu cho sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ
- Khô âm đạo có mang thai được không? Làm sao để khác phục tình trạng này
- Nữ giới bổ sung Vitamin D có cần thiết không? Lợi hay hại?
4. Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều
Với các trường hợp mang thai khi kinh nguyệt không đều, dấu hiệu nhận biết cũng không có gì khác biệt so với phụ nữ có thai thông thường:
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có thai được không. Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Chị em cần được thăm khám y khoa để chắc chắn về khả năng sinh sản của mình.
>>> XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.