Quy trình hiến máu nhân đạo
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • Sự kiện

    Quy trình hiến máu nhân đạo

    20/11/18

    Hiến máu nhân đạo không những không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có một số tác dụng bất ngờ nếu người tham gia hiến máu thực hiện đúng quy trình mà các tình nguyện viên và nhân viên ý tế hướng dẫn.

    5/5 - (1041 bình chọn)

    1. Hiến máu nhân đạo là gì?

    hiến máu nhân đạo là gì

    Hiến máu nhân đạo là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam.

    Hiến máu nhân đạo là việc tình nguyên cho máu của mình để dùng vào mục đích truyền máu hoặc chế tạo dược phẩm bằng quá trình phân đoạn (tách chiết các thành phần trong máu). Đây là hành động thể hiện sự sẻ chia của những người khỏe mạnh và giúp đỡ người bệnh đang cần máu để điều trị cũng như duy trì sự sống.

    Máu là chế phẩm đặc biệt, cho tới nay vẫn chưa có chất nào có thể thay thế hoàn toàn của nó. Lượng máu hiến có thể là máu toàn phần hoặc các thành phần riêng biệt của máu như tiểu cầu. Theo WHO, nhu cầu sử dụng máu của Việt Nam vào khoảng 1.600.000 đơn vị máu. Mặc dù lượng máu hằng năm nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng.

    Việc hiến máu nhân đạo không chỉ là việc làm hữu ích, san sẻ với cộng đồng mà còn là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, thể hiện sâu sắc đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.

    2. Điều kiện tham gia hiến máu nhân đạo

    2.1. Trường hợp đủ điều kiện tham gia hiến máu nhân đạo

    • Tất cả mọi người từ 18-60 tuổi, tình nguyện tham gia hiến máu
    • Cân nặng đối với nam >45kg, nữ > 42kg
    • Không bị nhiễm hoặc không có hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu.
    • Thời gian giữa 2 lần hiến máu tình nguyện là 12 tuần (84 ngày) đối với cả nam và nữ.
    • Có đầy đủ giấy tờ tùy thân, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    2.2. Đối tượng không nên tham gia hiến máu nhân đạo

    • Người đã nhiễm hoặc thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV
    • Người nhiễm viên gan B, viêm gan C và các virus lây qua đường truyền máu
    • Người gặp các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
    • Người đang phục hồi hoặc vừa phục hồi sau can thiệp phẫu thuật
    • Cụ thể sau khi điền vào phiếu đăng ký hiến máu sẽ có danh sách các câu hỏi trắc nghiệm về tình trạng sức khỏe trong thời gian gần nhất để các bác sĩ tiến hành sàng lọc.

    3. Quy trình hiến máu nhân đạo

    3.1. Đăng ký và Tư vấn sức khoẻ

    • Người hiến máu xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận được một bản đăng ký, điền đầy đủ các thông tin cần thiết và ký tên.
    • Trong khi điền phiếu đăng ký người hiến máu có thể trao đổi bất cứ thắc mắc về vấn đề sức khỏe, hiến máu như thế nào với các nhân viên y tế và các bạn tuyên truyền viên.
    • Đảm bảo người hiến máu thật sự thoải mái và tự nguyện khi hiến máu đồng thời đã được tìm hiểu thông tin về hiến máu cũng như tình trạng sức khỏe bản thân.
    • quy trình đăng ký hiến máu

      Khi điền thông tin đăng ký hiến máu bạn sẽ được giải đáp các thắc mắc liên quan.

    2.2. Khám kiểm tra sức khỏe

    – Người hiến máu sẽ được các bác sỹ khám sức khỏe tổng quát để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe, kiểm tra các bệnh về huyết áp, tim mạch, giải đáp thắc mắc về tình hình sức khỏe và các bệnh lý liên quan nếu có.

    – Nếu người hiến máu đảm bảo không có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, không có bệnh về huyết áp, tim mạch, không có tiền sử dùng các chất kích thích thì tiếp theo bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu như:

    • Vấn đề quan hệ tình dục lành mạnh?
    • Trong thời gian gần đây có bị tai nạn không?
    • Có dẫm phải kim tiêm hoặc vật gì gây chảy máu không?
    • Vợ hoặc chồng có mắc các bệnh lây truyền qua đường máu không?
    • Có xăm hình trong vòng 6 tháng trở lại đây hay không?
    quy trình khám và tư vấn sức khỏe

    Ở bước này các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, cân nặng và kiểm tra sức khỏe.

    3.3. Xét nghiệm máu nhanh

    – Người đăng ký hiến máu sẽ được lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:

    • Huyết sắc tố: hay còn gọi là Hemoglobin là thành phần quan trọng của hồng cầu, nhằm đảm bảo máu đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.
    • Xét nghiệm virus HIV, viêm gan B bằng kit xét nghiệm nhanh.

    – Người hiến máu có thể lựa chọn tiến hành thêm các xét nghiệm khác tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, cụ thể:

    • Đối với người trẻ, đặc biệt là ở tuổi sinh đẻ, nên chọn xét nghiệm đánh giá tình trạng sinh máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), hấp thu sắt, sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh…
    • Người hiến máu sau tuổi 35: lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường, chuyển hóa đạm, mỡ, chức năng gan, thận, xét nghiệm chỉ số axit uric trong máu để phát hiện nguy cơ bệnh gout,…
    • Người hiến máu sau tuổi 45: ngoài các xét nghiệm trên có thể lựa chọn thêm xét nghiệm sàng lọc một số dấu ấn có liên quan đến tình trạng phổi, gan, tiêu hóa, thận, tiền liệt tuyến, tử cung, buồng trứng,…

    – Mục đích tiến hành các xét nghiệm

    • Đảm bảo chất lượng máu hiến tặng
    • Kiểm tra tình trạng sức khỏe

    – Sau kiểm tra, các bác sỹ sẽ đọc kết quả và kiểm tra tổng thể một lần cuối cùng và kết luận người hiến máu đó có đủ điều kiện để cho máu không.

    xét nghiệm máu

    Người đăng ký hiến máu sẽ được lấy máu xét nghiệm sàng lọc.

    3.4. Hiến máu

    – Người hiến máu sau khi được bác sĩ khẳng định đủ điều kiện hiến máu sẽ chờ để gọi tên vào bàn hiến máu.

    – Tại đây người hiến máu sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn những điều cần chú ý trước, trong và sau khi lấy máu. Cần phối hợp tốt để việc lấy máu diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

    –  Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250ml, 350ml hoặc 450ml (tùy theo thể trạng từng người và do bác sỹ chỉ định).

    – Chỉ rời bàn lấy máu khi được sự cho phép của nhân viên y tế, nếu thấy bất cứ biểu hiện gì khác thường cần báo cho nhân viên y tế.

    quy trình trong hiến máu

    Khi hiến máu bạn nên giữ tinh thần thoải mái và phối hợp với nhân viên y tế

    3.5. Nghỉ ngơi và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu

    – Sau hiến máu, người hiến máu sẽ nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Người hiến máu sẽ được trao giấy xác nhận hiến máu và quà lưu niệm trước khi ra về.

    nghỉ ngơi sau hiến máu

    Người hiến máu nhân đạo sẽ được cấp giấy xác nhận và tặng những phần quà lưu niệm

    4. Quyền lợi của người đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo

    4.1. Được khám và tư vấn sức khỏe

    Được khám, tư vấn sức khoẻ, được kiểm tra các xét nghiệm: huyết sắc tố, viêm gan B ngay trước khi hiến máu.

    4.2. Được bồi dưỡng trực tiếp

    Theo Thông tư 20/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ Y tế, người hiến máu thành công sẽ được bồi dưỡng trực tiếp bằng một suất ăn nhẹ và tiền mặt trị giá:

    • Phục vụ ăn uống tại chỗ: 30.000 đồng.
    • Hỗ trợ chi phí đi lại: 50.000 đồng.

    4.3. Được nhận quà tặng hoặc gói xét nghiệm

    Lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng gói xét nghiệm có giá trị như sau:

    Đối với hiến máu toàn phần tình nguyện:

    – Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

    – Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

    – Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

    Đối với hiến tiểu cần tình nguyện:

    – Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

    – Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

    – Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

    4.4. Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

    Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

    4.5. Được xét nghiệm nhóm máu và các bệnh truyền nhiễm

    Được xét nghiệm nhóm máu (hệ ABO và hệ Rh), xét nghiệm các virut lây qua đường truyền máu: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai và sốt rét. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo cho người hiến máu qua tin nhắn.

    5. Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu

    lưu ý trước và sau hiến máu

    Một số lưu ý trước và sau hiến máu.

    5.1. Trước hiến máu

    • Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).
    • Nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.
    • Không uống rượu, bia.
    • Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.
    • Mang theo giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.
    • Uống nhiều nước

    5.2. Sau hiến máu

    • Uống nhiều nước, chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái.
    • Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
    • Trong 3 ngày sau hiến máu: Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; không thức quá khuya, không uống rượu bia.

    Là công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, Tâm Bình hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với người bệnh cũng như sự cần thiết của những chế phẩm máu. Chỉ cần một đơn vị máu, bạn đã có thể chia sẻ sự sống đối với người bệnh đồng thời kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình.

    Với tấm lòng nhân ái vì cuộc sống của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng, các CBNV của Dược phẩm Tâm Bình đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện. Đây không chỉ là hành động ý nghĩa, giúp đỡ những người bệnh đang cần cần máu, mà còn lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Hiến máu tình nguyện là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi chương trình thiện nguyện được Tâm Bình tổ chức hằng năm. Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại, đó là nghĩa cử cao đẹp mà cán bộ, nhân viên Tâm Bình luôn nhận thức sâu sắc; lan tỏa sự sẻ chia đến với cộng đồng.

    Video đề xuất:

    XEM THÊM:

    26 bình luận cho “Quy trình hiến máu nhân đạo”

    1. Như Nguyễn viết:

      Xin chào bác sĩ ạ. E năm nay 18t và bị tàn nhang di truyền từ bố, không biết là e có được hiến máu ko ạ? Người nhận máu của em có bị ảnh hưởng gì không ạ? E cũng sợ là da em sẽ tệ đi sau hiến máu. Rất mong được bác sĩ giải đáp, em xin chân thành cảm ơn ạ

      • Chào bạn, tàn nhang do di truyền nguyên nhân do tăng sắc tố melamin. Nếu chỉ bị tàn nhang bạn hoàn toàn có thể hiến máu được. Khi bạn đi hiến máu, bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể mạch, huyết áp, công thức máu để xác định có phù hợp hiến máu hay không nên bạn không cần băn khoăn nhé.

    2. Khánh Linh viết:

      Bác sĩ cho em hỏi nếu có thai thì có được hiến máu không ạ? Và giả sử không biết mình mang thai nhưng vẫn đi hiến máu thì có vấn đề gì không ạ?

      • Chào bạn, phụ nữ có thai thì không nên hiến máu bạn nhé. Nếu bạn lỡ hiến máu mà không biết mình đã có thai, vậy bạn mới đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ? Trước khi hiến máu bạn có được xét nghiệm nhanh để đảm bảo huyết áp, mạch, nhiệt độ là bình thường không? Nếu đã được xét nghiệm thì việc hiến máu của bạn thường không gây ra vấn đề. Bạn có thể đến khám cơ sở y tế để các bác sĩ có dụng cụ xét nghiệm chính xác hơn giúp bạn bớt căng thẳng, lo lắng.

    3. Nguyễn Tiến Huy viết:

      Dạ thưa bác sĩ. Hồi nhỏ cháu có bị bệnh thấp tim suy tim thì bây giờ cháu đang 21 tuổi. Tình trạng sk bình thường có hiến được máu không ạ

    4. Linh viết:

      Cho e hỏi e hiến máu được 6 lần rồi,lần gần đây e mới hiến là tháng 5,hôm nay có người gọi cho e bảo đến bệnh viện huyết học TP.HCM làm xét nghiệm lại. Như vậy thì máu của e phải chăng có vấn đề hay e bị bệnh gì mới cần kiểm tra lại phải không ạ?

    5. Uyên Hnn viết:

      Bác sĩ cho em hỏi hồi nhỏ có bị viêm phế quản và giờ có bị đau thượng vị thì có nên đi hiến máu không ạ?

      • Chào bạn, bạn cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng đau thượng vị, nếu là do bệnh dạ dày thì bạn nên được hỗ trợ điều trị hoàn toàn một thời gian rồi mới đi hiến máu nhé. Bạn có thể gọi vào số hotline 0343446699 để được hỗ trợ trực tiếp và tư vấn cụ thể hơn.

    6. Linh viết:

      Chào bác sĩ, em bị trễ kinh khoảng 10 ngày(25) ạ và em có thử que là 1 vạch. Sau đó em có đăng ký hiến máu và được cho phép hiến ,vậy điều đó có chứng minh là em không mang thai không ạ??

      • Chào bạn, các xét nghiệm khi đi hiến máu sẽ xác định bạn thuộc nhóm máu gì và có mắc bệnh truyền nhiễm hay không, không thể dựa vào xét nghiệm hiến máu để đánh giá tình trạng có thai nhất là trong thời kỳ đầu mang thai. Trường hợp của bạn trễ kinh khoảng 10 ngày và dùng thử que là 1 vạch có thể bạn không mang thai, tuy nhiên do các que thử thai hoạt động theo cơ chế tìm và phát hiện nồng độ hormon HCG (một hợp chất được tiết ra nhiều nhất vào thời kỳ đầu của thai kỳ) nên kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (uống nhiều nước, chất lượng que thử có vấn đề, bị mắc bệnh phụ khoa…) khiến kết quả thử thai không đảm bảo chính xác, bạn có thể đợi 7-10 ngày sau để thử thai lại hoặc đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Chúc bạn sức khoẻ.

    7. Kỷ yếu viết:

      Tại điêm hiến máu , e có được làm các xét ngiệm virus và biết kết quả k ạ, hay sau khi hiến máu mới được xét nghiệm ạ

    8. Bùi Tình viết:

      Em chưa hiến máu bao giờ.. năm nay em 21 tuổi. Em cũng không biết mình có đủ sức khỏe để hiến không? Liệu đến điểm hiến mình đc kiểm tra chứ ạ? Và nếu đi hiến trước hôm đi có cần kiêng ăn uống nghỉ hay gì k ak?

      • Chào bạn, bạn có thể yên tâm khi bạn đi hiến máu sẽ có nhân viên y tế xét nghiệm và đánh giá xem bạn có đủ tiêu chuẩn hiến máu không. Trước khi đi hiến máu bạn lưu ý sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh uống các đồ uống có cồn và không sử dụng aspirin trong vòng 02 ngày trước khi hiến máu. Bạn có thể duy trì lượng sắt trong máu ổn định bằng việc ăn nhiều thực phẩm như: thịt đỏ, cá, sữa, đậu…
        Sau khi đi hiến máu, bạn lưu ý uống nhiều nước, không bê vác nặng hay vận động mạnh vào thời gian còn lại trong ngày nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    9. Giang viết:

      16 tuổi có hiến máu được không ạ?

      • Chào cháu, theo thông tin quy định hiện hành, người hiến máu nhân đạo có tuổi từ 18-60 tuổi cháu nhé. Vậy trường hợp của cháu mới 16 tuổi thì vẫn còn khá trẻ để có thể tham gia hiến máu, chưa tính các yếu tố khác như cân nặng, hoặc có tiền sử bệnh lý gì không thể hiến máu không.
        Nếu có cần tư vấn thông tin thêm Tâm Bình rất vui lòng được hỗ trợ cho cháu.
        Chúc cháu luôn mạnh khoẻ và giữ được nhiệt huyết cũng như tinh thần vì cộng đồng nhé!

    10. Nguyễn Hương Giang viết:

      Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi em bị hen suyễn thì có thể đi hiến máu không ạ? Em cảm ơn.

      • Chào bạn, nếu khoảng thời gian 2 tuần trước khi hiến máu bạn không lên cơn hen cũng như không dùng các thuốc điều trị hen nào thì bạn vẫn có thể được xem xét để hiến máu. Tuy nhiên do hen suyễn cũng có thể xảy ra khi căng thẳng, không thoải mái, vậy nên việc căng thẳng khi đi hiến máu cũng có thể ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh của bạn (ví dụ làm tái phát cơn hen), vì vậy tốt hơn hết bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị nhé.

    11. Thanh Điền viết:

      Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đang dùng thuốc Nystatin 500.000 UI với thuốc ZinC 10mg thì có được hiến máu ko vay . Xin cám ơn

      • Chào bạn, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh thì sẽ không được tham gia hiến máu, cần sau tối thiều 1 tuần dừng thuốc bạn nhé. Bạn có thể đọc thêm thông tin một số lưu ý trước khi hiến máu có chia sẻ trong bài viết để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Bác Sĩ cho hoit
      Tôi vừa đi hiến máu đao mái đuot lấy và có giấy cn, vậy cho hỏi có phải tôi hoàn toàn không bị nhiễm HIV không. Cảm t bác sĩ

      • Chào bạn, khi hiến máu nhân đạo người hiến sẽ được xét nghiệm nhóm máu (hệ ABO và hệ Rh) và xét nghiệm các virut lây qua đường truyền máu: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai và sốt rét.
        Nên khi nhận được kết quả thông báo xác nhận hiến máu và thông tin liên quan đến máu của bạn sau khi hiến không có vấn đề gì thì bạn không mắc các vấn đề trên bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Cho em hỏi mình qua nhện vợ chồng trước ngày hiến máu thì mình có hiến máu được không ah

      • Chào bạn!thông thưòng quan hệ vợ chồng không ảnh hưởng đến việc hiến máu hay không. Bên cạnh đó, khi điền vào phiếu đăng ký hiến máu sẽ có danh sách các câu hỏi trắc nghiệm về tình trạng sức khỏe trong thời gian gần nhất để các bác sĩ tiến hành sàng lọc xem bạn có đủ sức khỏe để hiến máu không, nên bạn yên tâm nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Dược phẩm Tâm Bình rộn ràng tiệc tất niên chào xuân Canh Tý 2020 13/01/20
      Trong không khí hân hoan chào đón xuân Canh Tý 2020, ngày 11/1 vừa qua, Dược phẩm Tâm Bình đã…
      Dược phẩm Tâm Bình tổ chức tập huấn PCCC cho cán bộ nhân viên Công ty năm 2019 04/08/19
      Sáng ngày 31/07/2019 Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an…
      Dược phẩm Tâm Bình lọt Top 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam 23/07/22
      Ngày 22/7/2022, tại Lễ biểu dương doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức tiêu biểu, Công ty Dược phẩm Tâm Bình…
      TPBVSK Bổ gan Tâm Bình – Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022 19/11/22
      Nhận được đánh giá cao từ Ban Giám khảo và sự tin tưởng của người dùng, TPBVSK Bổ gan Tâm…
      Xem thêm