Nhắc tới u gan nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng vì nhầm tưởng đây chính là ung thư gan. Thực chất u gan có loại ác tính nhưng cũng có loại lành tính không đe dọa lớn tới sức khỏe. Dưới đây là cách phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính mà bạn có thể tham khảo.
1. U gan lành tính và u gan ác tính là gì?
Khối u trong cơ thể nói chung và khối u gan nói riêng đều có u lành tính và u ác tính. Tương ứng với mỗi loại sẽ có triệu chứng, mức độ nguy hiểm cũng như cách xử lý khác nhau. Vậy u gan lành tính và u gan ác tính là gì, phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính như thế nào? Điểm chung của u gan ác tính và lành tính là đều là những khối u tồn tại trong gan.
U gan lành tính được hình thành từ các tế bào bình thường của gan, tốc độ phát triển thường chậm và không có khả năng lây lan.
U gan ác tính hay còn được gọi là ung thư gan là sự phát triển của các tế bào gan bất thường. Kích thước khối u gan có thể gia tăng nhanh theo thời gian. Tế bào ung thư có thể di căn ra các cơ quan khác của cơ thể.
Ung thư gan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
2. Phân loại
U gan lành tính có nhiều dạng là u máu trong gan, u tuyến, u mỡ, u nang gan. Trong đó, u máu trong gan là phổ biến nhất.
U gan ác tính sẽ bao gồm ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là tình trạng tế bào ung thư xuất phát từ gan. Ung thư gan thứ phát là khối u ác tính tại gan xuất hiện do ung thư ở các cơ quan khác di căn sang. Ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư vú… đều có thể di căn sang gan. So với nguyên phát thì ung thư gan thứ phát nguy hiểm hơn. Vì lúc này người bệnh đã bước vào ung thư giai đoạn cuối, tiên lượng xấu.
3. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính
Có nhiều cơ sở để phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính. Đó có thể là triệu chứng u gan, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.
3.1. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính qua triệu chứng
Việc phân biệt dựa vào triệu chứng đôi khi là khá khó khăn bởi không phải ai, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có đầy đủ các triệu chứng bệnh điển hình.
Triệu chứng u gan lành tính thường không đặc thù. Nếu khối u có kích thước lớn có thể có một số dấu hiệu như:
- Sờ thấy khối u nếu khối u nằm gần da và kích thước lớn.
- Mệt mỏi
- Đau nhẹ
- Sốt nhẹ
- Ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm
Dấu hiệu u gan ác tính có thể không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhưng khi bệnh tiến triển hơn có thể có các triệu chứng u gan ác tính sau:
- Đau hạ sườn phải
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Vàng da, vàng mắt
- Vùng bụng phía hạ sườn phải to lên
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột
- Giảm cân bất thường
3.2. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính qua nguyên nhân gây bệnh
Hiện vẫn chưa xác định chính xác tất cả các trường hợp có thể là khởi nguồn cho u gan lành tính. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này được cho là mang yếu tố bẩm sinh, sự gia tăng đột ngột của hormone giới tính, tác dụng phụ của một số liệu pháp…
Nguyên nhân gây ung thư gan có thể bắt nguồn từ việc mắc các bệnh lý tại gan kéo dài mà không được điều trị tích cực. Đó có thể là viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, xơ gan. Một nguyên nhân khác bắt nguồn từ lối sống đó là thường xuyên uống nhiều rượu bia. Các trường hợp còn lại có thể do tác dụng phụ của thuốc, biến chứng của các bệnh lý khác ngoài gan như tiểu đường…
3.3. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính dựa vào mức độ nguy hiểm
U gan lành tính phát triển chậm, không lây lan. Do đó câu trả lời cho u gan lành tính có nguy hiểm không là tình trạng này hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng. Người có khối u lành tính trong gan có thể sống khỏe mạnh cả đời mà không cần bận tâm tới vấn đề u gan lành tính sống được bao lâu.
Ngược lại lời đáp cho u gan ác tính có nguy hiểm không là căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, làm giảm tuổi thọ và đe dọa tới tính mạng. Bệnh đòi hỏi phải tốn thời gian, công sức, tiền bạc để điều trị.
3.4. Chẩn đoán phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính
U gan lành tính thường được phát hiện một cách tình cờ khi đi thăm khám, chẩn đoán hình ảnh một bệnh lý khác. Trong khi đó, u gan ác tính có thể được phát hiện khi người bệnh phát hiện thấy các dấu hiệu lâm sàng.
Thông thường để chẩn đoán phân biệt 2 loại u tại gan, bác sĩ sẽ thực hiện một vài phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Hỏi người bệnh về các triệu chứng, tiền sử, các căn bệnh đang mắc phải, thuốc đang sử dụng, thói quen uống rượu bia…
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT, chụp MRI, siêu âm. Đặc biệt, chụp MRI là phương pháp cho tỷ lệ chẩn đoán u lành chính xác ở mức cao.
- Xét nghiệm máu
Nếu nghi ngờ ung thư gan, bác sĩ sẽ đặc biệt xét nghiệm nồng độ Alpha Fetoprotein trong máu và làm sinh thiết khối u. Sinh thiết là việc bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của khối u để phân tích trong phòng thí nghiệm.
3.5. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính qua phương pháp điều trị
Đa số các trường hợp u gan lành tính tiến triển chậm và hầu như không có biến chứng nên về cơ bản không cần điều trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát được sự tiến triển của khối u. Một số trường hợp u gan lành tính có kích thước lớn, có nguy cơ vỡ, xuất huyết trong u thì cần can thiệp bằng cách loại bỏ khối u.
Đối với các trường hợp u gan ác tính sẽ có các phương án điều trị dưới đây. Tùy tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
- Gây tắc mạch máu nuôi khối u: Bác sĩ sẽ đưa một ống thông vào động mạch nuôi của khối u ác tính rồi bơm một loại chất dẫn dầu làm tắc nghẽn mạch máu này. Qua ống này bác sĩ cũng sẽ bơm thuốc vào để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Đốt khối u bằng sóng cao tần: Một thanh kim loại mảnh được xuyên qua da vào gan. Sau đó, thanh này sẽ được tăng nhiệt nhờ sóng cao tần để đốt cháy tế bào ung thư.
- Xạ trị: Chùm tia năng lượng cao sẽ được chiếu vào vùng có khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Phẫu thuật: Một phần gan chứa khối u sẽ được loại bỏ để ngăn không cho các tế bào ung thư lan sang các vùng khỏe mạnh của gan.
4. Cách phòng tránh
Dù không thể hoàn toàn phòng tránh được u gan nhưng một số biện pháp có thể hạn chế phần nào khả năng mắc bệnh.
- Duy trì lối sống khoa học: Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế uống quá nhiều rượu bia.
- Phòng tránh nhiễm HBV, HVC bằng cách tiêm phòng vắc xin viêm gan B, không dùng chung đồ dùng cá nhân…
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Đặc biệt, đối tượng có nguy cơ cao biến chứng sang ung thư gan cần tầm soát định kỳ.
Trên đây là cách phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính cơ bản. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường có liên quan tới gan người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Không nên quá hoang mang khi phát hiện khối u trong gan. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả cao nhất.
XEM THÊM
- Nhận diện 14 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu
- Tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư gan
- TPBVSK Bổ gan Tâm Bình – Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Phân biệt u gan lành tính và ác tính
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2727979/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.