Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng mẩn ngứa nổi trên da gây khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ nhiều người. Vì vậy, nhiều người băn khoăn đi tìm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị để chấm dứt tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như tìm ra cách điều trị hiệu quả.
1. Nổi mề đay vào ban đêm là gì?
Nổi mề đay và ban đêm là tình trạng mao mạch dưới da phản ứng bất thường. Từ đó, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm nóng rát, khó chịu khắp người.Tình trạng này thường xảy ra từ 10 giờ đêm tới 3 giờ sáng, được gọi là nổi mề đay vào ban đêm.
Hội chứng nổi mề đay về đêm thường gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và suy giảm sức khỏe. Mặc dù đây là bệnh da liễu lành tính, ít đe dọa sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, tụt huyết áp…
Nổi mề đay là bệnh gì? Có tới gần 10 nguyên nhân gây ra bệnh lý này
2. Phân loại
Tùy vào thời gian kéo dài của tình trạng này mà có thể phân chia thành 2 loại. Ứng với mỗi loại sẽ có các triệu chứng đi kèm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị khác nhau.
- Nổi mề đay cấp tính: Kéo dài từ vài giờ tới vài ngày. Thường là do các tác nhân bên ngoài gây ra. Có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y khoa.
- Nổi mề đay mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần. Các triệu chứng kèm theo có thể nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân khó xác định hơn cũng như cách điều trị cũng phức tạp hơn.
3. Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm
Hầu hết, triệu chứng nổi mề đay thường bùng phát và có thể tự biến mất trong vài giờ. Tuy nhiên, khả năng tái phát là rất cao. Các triệu chứng này rất dễ nhận biết, cụ thể:
- Nốt mẩn và sưng đỏ: Triệu chứng phổ biến ở những người bị nổi mề đay. Da nổi các nốt mẩn đỏ ở một vùng hoặc nổi mề đay toàn thân. Thường các nốt này sẽ không có hình dạng và kích thước cố định. Các mẩn đỏ này có thể sưng lên, nhất là những người có phản ứng mạnh.
- Ngứa: Đi kèm với những nốt mẩn là ngứa ngáy, khó chịu. Cảm giác ngứa có thể nhẹ hoặc dữ dội, thường đi kèm từng cơn và dai dẳng vào ban đêm.
- Nóng rát: Một số người có cảm giác nóng rát, châm chích dưới da, nhất là những vùng nổi mẩn đỏ.
- Khó thở, phù nề: Những trường hợp nổi mề đay nặng có khả năng bị khó thở, phù nề ở mặt, môi, lưỡi…
Những triệu chứng này kéo dài về đêm khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Do đó, để không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe, hãy tìm nguyên nhân và cách điều trị, càng sớm càng tốt.
4. Nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm
Có rất nhiều nguyên nhân nổi mề đay khi trời về khuya. Một số trường hợp thậm chí còn không thể xác định chính xác nguyên nhân.
4.1. Nổi mề đay vào ban đêm do dị ứng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của việc bị nổi mề đay ngứa về đêm. Vào ban ngày nhưng thường là tầm chiều muộn, cơ thể tiếp xúc, dung nạp các tác nhân gây dị ứng tới đêm sẽ bộc phát trên da.
- Dị ứng thời tiết: Thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa nóng lạnh đột ngột. Điều này khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, gây phản ứng quá mẫn.
- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh quá mức histamin. Đó là: hải sản, lạc, sữa… Tuy nhiên, chỉ những ai quá mẫn với các loại thực phẩm này mới có phản ứng dị ứng gây ngứa da vào ban đêm.
- Dị ứng phấn hoa, lông động vật, khói bụi: Bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm có thể do da tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, lông vật nuôi, mạt bụi gỗ, mạt kim loại…
4.2. Mắc bệnh da liễu
Bệnh da liễu cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này. Các căn bệnh có thể được đề cập tới là nấm, ghẻ… Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị nổi mề đay vào ban đêm.
4.3. Nổi mề đay vào ban đêm do bệnh lý về gan
Gan được mệnh danh là “nhà máy thải độc” lớn nhất của cơ thể. Khi gan gặp vấn đề như nóng gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… khiến chức năng gan bị suy giảm. Từ đó, các chất độc hại bị tích tụ tại gan và bộc lộ ra ngoài khiến cơ thể hay bị nổi mề đay vào ban đêm, ngứa ngáy đi kèm là cảm giác chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu, vàng da…
4.4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những lý do kể trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nổi mày đay vào ban đêm.
- Chăn, ga, gối không đảm bảo vệ sinh, là nơi trú ngụ của vi khuẩn, virus, nấm mốc…
- Môi trường sống ẩm thấp.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng khi trời tối như: Thuốc tránh thai, Penicillin…
- Bệnh lý tại thận.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
>> Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay uống gì hết bệnh?
5. Nổi mề đay vào ban đêm có nguy hiểm không?
Đây không phải là một tình trạng đe dọa tới tính mạng. Nhưng sự khó chịu cùng việc ảnh hưởng tới giấc ngủ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu đây là triệu chứng của bệnh lý mà không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Một số vấn đề có thể gặp phải là:
- Mất ngủ triền miên gây căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể.
- Sưng phù lưỡi, mí mắt.
- Ảnh hưởng tới thai nhi ở phụ nữ đang mang thai.
6. Điều trị nổi mày đay vào ban đêm
Khi gặp phải tình trạng này nhiều người sẽ không khỏi băn khoăn làm gì khi bị nổi mề đay. Cách chữa nổi mề đay ban đêm tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.
6.1. Thuốc tây
Bác sĩ điều trị sẽ là người quyết định loại thuốc nào phù hợp và dùng với liều lượng bao nhiêu. Người bệnh không nên tự ý mua về sử dụng. Vì nếu lạm dụng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc kháng histamin: Loratadine, Desloratadine, Hydroxyzine, Diphenhydramine… Ngoài tác dụng ức chế histamine và các chất gây viêm, nhóm thuốc này còn giúp an thần, dễ ngủ. Nhờ đó, người bệnh bớt ngứa ngáy vào ban đêm, ngủ ngon hơn. Các thuốc này nên sử dụng vào buổi tối để tránh tình trạng buồn ngủ ảnh hưởng tới hoạt động ban ngày.
- Corticoid dang uống và bôi ngoài da: Có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm ngứa nhanh. Tuy nhiên, không nên dùng kéo dài quá 14 ngày hoặc quá chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
6.2. Mẹo trị nổi mề đay vào ban đêm tại nhà
Với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây. Ưu điểm của các mẹo này là đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.
- Chườm lá kinh giới: Tinh dầu tính hàn trong loại lá này giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch rồi sao với muối. Sau đó cho hỗn hợp này vào túi vải sạch và chườm vào vùng bị nổi mề đay.
- Chườm nước nóng: Đun sôi nước nónng cho vào bình giữ nhiệt, chườm lên những vị trí nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Áp dụng phương pháp này cũng cần chú ý nước quá nóng gây bỏng da.
- Tắm lá sài đất, khế chua: Dùng một nắm lá sài đất, khế chua rửa sạch, đun sôi với nước tắm hàng ngày, giảm ngay cơn ngứa.
6.3. Thảo dược hỗ trợ giảm mề đay vào ban đêm do bệnh gan
Một số thảo dược có thể phù hợp với người bị nổi mề đay về đêm do vấn đề về gan. Tuy nhiên, nếu không có chuyên môn sẽ khó tìm, sơ chế và dùng đúng cách các loại thảo dược này.
- Lá đơn đỏ: Lấy 10g lá đơn đỏ sạch đun với 1 lít nước sôi để uống. Lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng ngọt giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, trị mẩn ngứa, dị ứng.
- Bồ công anh: Dùng 10g thảo dược khô hãm như hãm trà để uống. Bồ công anh chứa 7 dẫn xuất acid quinic và 5 dẫn xuất flavonoid hỗ trợ ức chế hoạt động của virus viêm gan B. Nó cũng làm mát gan, tăng cường đào thải độc tố.
- Cà gai leo: Sắc 35g rễ Cà gai leo với 1 lít nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước, uống trong ngày. Hoạt chất trong dịch chiết của Cà gai leo có thể giải độc, bảo vệ gan. Hỗ trợ trị viêm gan virus, ức chế tiến triển của xơ gan.
- Khúng khéng: Dùng cuống và quả Khúng khéng khô hãm với 500ml nước uống thay trà. Các hợp chất quercetin, alkaloid, saponin, ampelopsin trong Khúng khéng giúp hỗ trợ bảo vệ gan và giải độc gan. Nó xuất hiện trong nhiều sản phẩm dành cho gan.
- Actiso: Lấy 300g thân, rễ Actiso rửa sạch, phơi khô rồi sắc với 1 lít nước tới khi còn 700ml, uống thay nước.Tính mát, khả năng kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi mật của Actiso giúp loại thảo dược này có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng do chức năng gan suy giảm, trong đó có nổi mề đay.
7. Cách phòng tránh
Để giảm bớt nguy cơ gặp phải tình trạng nổi mày đay vào ban đêm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh phòng ngủ.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, lông vật nuôi, côn trùng.
- Người có tiền sử dị ứng thức ăn cần tránh xa các loại thực phẩm có thể gây kích ứng. Đối với những món ăn lạ nên thử một lượng nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể.
- Dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ.
- Khám sức khỏe định kỳ. Điều trị kịp thời các loại bệnh có thể gây nổi mề đay.
8. Những câu hỏi thường gặp về mề đay ban đêm
Để giúp độc giả có thêm kiến thức về bệnh để điều trị hiệu quả, tambinh.vn xin chia sẻ những thông tin thắc mắc và giải đáp dưới đây:
8.1. Bị nổi mề đay ban đêm có kiêng gì không?
Để giảm triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa, người bệnh nên tránh những thực phẩm sau:
- Đồ ăn cay, nóng: Ớt, tiêu, gừng, món ăn cay.
- Đồ uống chứa chất kích thích: Cà phê, rượu, bia… cũng là đồ uống người bệnh nên tránh.
- Tránh những thực phẩm nếu cơ địa người bệnh có nguy cơ dị ứng như hải sản, lạc, thịt bò, sữa bò…
- Giảm lượng đường, muối trong bữa ăn hàng ngày.
8.2. Nổi mề đay bao lâu mới hết?
Với những trường hợp nổi mề đay cấp tính thường kéo dài vài ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, với những trường hợp mề đay mạn tính bệnh có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý người bệnh.
8.3. Nổi mày đay về đêm khi nào cần gặp bác sĩ?
Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà. Nhưng khi xuất hiện các triệu chứng sau cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.
- Tình trạng bệnh ngày càng tăng nặng. Dù đã áp dụng một số biện pháp mà bệnh không thuyên giảm.
- Dấu hiệu của sốc phản vệ: Chóng mặt, buồn nôn, khó thở, mất tỉnh táo, sưng môi, lưỡi, cổ họng…
Nổi mề đay ban đêm tuy không phải là trường hợp đặc biệt nguy hiểm nhưng người bệnh cần cảnh giác. Bởi đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, trong đó có các vấn đề về gan. Nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm hãy tới gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
XEM THÊM
- Nổi mề đay có lây không? Câu trả lời từ chuyên gia
- Gợi ý xây dựng thực đơn cho người bị nổi mề đay
- Tham khảo TPBVSK hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay – Bổ gan Tâm Bình
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Em hay nổi mề đay và ngứa nhiều ban đêm nên không ngủ được mệt. Có mua thuốc bôi ngoài da rồi, nhưng không bôi lại bị. Hôm nào uống tí rượu bia vào là cả người nổi luôn
Chào bạn, nổi mề đay về đêm có thể do nhiều nguyên nhân như dị ứng, bệnh da liễu hay bệnh lý về gan…khi uống rượu bia vào cơ thể bạn cũng bị hiện tượng này có thể cho thấy chức năng thải độc của gan bạn kém. Để xác định đúng nguyên nhân và có hướng xử lý tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe đặc biệt là khám chức năng gan của bạn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan để cải thiện nếu vấn đề do suy giảm chức năng gan gây ra.
Bạn cũng nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi để có sức đề kháng tốt nhé
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi hay bị ngứa, nổi mề đay về đêm có phải do gan tôi yếu không
Chào bạn, bị ngứa nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh da liễu, dị ứng, hệ thống miễn dịch suy yếu,…trong đó, chức năng gan kém và các bệnh lý về gan cũng có những biểu hiện như mẩn ngứa, mề đay do chức năng thải độc của gan giảm.
Do đó, nếu bệnh lý bạn đã kéo dài một thời gian thì bạn nên đến cơ sở ý tế uy tín gần nhất kiểm tra thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tôi hay ngứa quanh vùng bụng, đêm ngứa không ngủ được. Lúc nào đun nước trà mát gan, thanh nhiệt thì đỡ nhưng vẫn bị tái lại. Tư vấn cho tôi
Chào Giang, mẩn ngứa về đêm thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân như chia sẻ trong bài viết. Việc dùng các biện pháp thanh lọc, mát gan như trà đã giúp cơ thể bạn cải thiện hơn cho thấy vấn đề mẩn ngứa này có thể do gan bạn bị suy giảm chức năng thải độc, gan bị nóng. Tuy nhiên, việc dùng trà là biện pháp tức thời, để cải thiện tận gốc, bạn cần tăng cường chức năng gan, giải độc gan và khiến cho lá gan của bạn khỏe mạnh.
Bạn nên ăn uống điều độ, hạn chế thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, hạn chế uống rượu bia, sinh hoạt khoa học, không nên thức khuya và giảm căng thẳng trong công việc, nên tập thể dục thường xuyên và có thể tìm hiểu các sản phẩm thảo dược của đơn vị uy tín hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt và bảo vệ gan. Đồng thời giảm các triệu chứng do gan kém gây ra như mẩn ngứa, mề đay.
Chúc bạn sức khỏe!
tôi bị nổi ngứa mần đay vao 7-8 h tối khi tắm rửa cơm tối xong là bị ko biet tsij sao. nhưng cứ đến sáng là khỏi
Chào bạn, hiện tượng nổi ngứa mề đay này của bạn diễn ra lâu chưa? Nếu đã diễn ra một thời gian dài và có hiện tượng tăng nặng thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám sớm nhé vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe như nóng gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… khiến chức năng gan bị suy giảm hay một số bệnh da liễu như nấm, ghẻ…
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh phòng ngủ để tạo không gian trong lành, thoáng mát cho bạn và người thân nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị dị ứng với thức ăn và nổi mề đay ,tôi đã mua thuốc uống mà vẫn chưa khỏi và các mẩn đỏ xuất hiện nhiều hơn vào buổi chiều tối vậy tình trạng của tôi của phải là triệu chứng của bệnh gì không
Chào bạn, tình trạng dị ứng thức ăn khi dùng thuốc không thuyên giảm bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra vì có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý về da liễu, gan kém… hoặc dị ứng nặng.
Nếu tình trạng đi kèm 1 số dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn…hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt thì bạn nên đi khám sớm nhé
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về gan hoặc cách chăm sóc sức khỏe tại nhà bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi hay nổi mề đay vào ban đêm và mất ngủ. Thường nổi ở phần sau gáy, khuỷu tay và dưới mông nhưng ko có cảm giác ngứa ngáy, khi gãi mới thấy ngứa. Bệnh của tôi là j vâỵ
Chào bạn! Nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân như do chức năng gan kém, dị ứng với dị nguyên (bụi, lông chó, mèo, phấn hoa), bệnh lý da liễu…Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của mình nhé.
Tôi bị mẩn ngứa,nổi mề đay về đêm ,sau 2 tháng tôi đi khám thì bác sĩ bảo gan không sao chỉ bị nóng trong ,kê boganic uống .Đẫ 4 tháng kể từ ngày bị và uống thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm và trở nặng lên ,tôi phải làm sao đây ạ?Rất mong câu trả lời từ dược sĩ ạ
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.