Nổi mề đay tắm lá gì? 14 loại lá chữa ngứa, khó chịu hiệu quả 2024
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Nổi mề đay tắm lá gì? 14 loại lá chữa ngứa, khó chịu hiệu quả 2024

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    10/07/24

    Trong tự nhiên có thể dùng nước lá tắm để giảm triệu chứng nổi mề đay trên da. Tuy nhiên cần lựa chọn loại lá có tính mát, chứa tinh dầu kháng khuẩn tốt và lành tính với làn da. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được nổi mề đay tắm lá gì hiệu quả và cách thức thực hiện phương pháp này.

    5/5 - (465 bình chọn)

    Tác dụng khi sử dụng nước lá tắm trị mề đay

    Nổi mề đay hay còn gọi là mày đay khiến da xuất hiện các nốt sần, mảng da đỏ sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu. Để điều trị tình trạng này, nhiều người thường áp dụng các mẹo dân gian thay vì sử dụng thuốc tây. Trong đó, sử dụng nước lá tắm là phương pháp được ưa chuộng nhiều nhất. Một số tác dụng của tắm nước lá theo kinh nghiệm dân gian có thể kể đến như:

    • Giảm ngứa ngáy, khó chịu.
    • Giảm viêm sưng, mẩn đỏ trên da.
    • Tạo cảm giác dễ chịu, tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
    • Tránh được các tác dụng phụ so với việc dùng thuốc tây.

    Như vậy, với những trường hợp nổi mề đay nhẹ, mới bị, người bệnh có thể nấu nước lá để tắm. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi đối tượng, trừ trường hợp dị ứng với các thành phần có trong lá.

    Xem thêm Nổi mề đay – Nằm lòng những kiến thức quan trọng để điều trị hiệu quả

    14 Công thức lá tắm chữa nổi mề đay tốt nhất

    Trong tự nhiên có nhiều loại lá tốt để tắm khi bị nổi mề đay. Tổng hợp các loại nước tắm dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Nổi mề đay tắm lá gì?

    nổi mề đay tắm lá gì

    Nên tắm lá gì khi bị nổi mề đay?

    1. Giảm mề đay bằng tắm lá khế

    Theo Đông y, lá khế có tính kháng viêm, giảm ngứa. Do đó có thể dùng nấu nước tắm để giảm ngứa ngáy và sưng tấy trên da. Ngoài ra, lá khế cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho da. Từ đó phục hồi mô da bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng của da, nâng cao khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại.

    Cách thực hiện:

    • Hái một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch bụi bẩn.
    • Cho lá khế vào nồi cùng 2 lít nước đem đun sôi khoảng 15 phút.
    • Đổ nước lá khế ra chậu để nguội bớt rồi tắm và vệ sinh cơ thể.
    • Tắm nước lá khế mỗi tuần từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả.

    2. Nấu nước tắm trị mày đay từ lá cây đơn đỏ

    Đơn đỏ được trồng ở nhiều vùng tại nước ta, sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da. Thành phần lá đơn đỏ chứa nhiều saponin, flavonoid, tanin… khi tiếp xúc với da giúp giảm ngứa, mẩn đỏ do mề đay gây ra.

    giảm mề đay bằng lá đơn đỏ

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch một nắm lá đơn đỏ, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước.
    • Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng một ít nước lạnh để nguội bớt.
    • Dùng nước này tắm, nên ngâm rửa nhẹ nhàng vùng da bị mề đay khoảng 15 phút.
    • Tắm lại với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô rồi mặc quần áo.

    3. Tắm nước lá kinh giới để kháng viêm, giảm ngứa

    Ngoài sử dụng ăn kèm với các món ăn khác, kinh giới còn thuộc danh sách thảo dược hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về viêm da, nổi mề đay, mẩn ngứa… Y học hiện đại cũng cho biết thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào trong lá kinh giới giúp tăng cường sức đề kháng của da, đồng thời ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại.

    Cách thực hiện:

    • Hái một nắm lá kinh giới đem rửa sạch đất cát.
    • Cho kinh giới vào nồi đổ thêm 3 lít nước rồi đun sôi vặn nhỏ lửa.
    • Đun tiếp khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
    • Đổ nước ra một cái chậu sạch, cho thêm chút muối hạt.
    • Đợi nước nguội bớt thì tắm hoặc vệ sinh phần da bị mề đay. Có thể dùng phần bã chà nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả.

    4. Chữa mề đay bằng tắm nước rau sam

    Rau sam thường được các gia đình dùng làm thực phẩm nấu ăn bởi nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các hoạt chất flavonoid, acid citric, phytoestrogen… trong loại rau này có tính sát khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa… có thể điều trị một số bệnh lý ngoài da, nhất là mề đay mẩn ngứa.

    Cách thực hiện:

    • Hái một nắm rau sam, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.
    • Cho rau vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Chỉ đun sôi chừng 15 phút (tránh đun quá lâu làm mất các hoạt chất trong rau).
    • Đổ nước ra chậu sạch, pha thêm một ít nước lạnh để bớt nóng rồi dùng nước này tắm.

    5. Tắm nước lá chè xanh hết ngứa khi nổi mày đay

    Bên cạnh dùng để uống, chè xanh còn được dân gian dùng nấu nước tắm rửa để giảm mẩn ngứa, mề đay, viêm da…

    Tắm lá chè xanh

    Theo y học hiện đại, các hợp chất trong trà xanh như tanin, flavonoid… giúp giảm ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Đặc biệt hàm lượng EGCG có khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, hỗ trợ phục hồi tổn thương da.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch một nắm lá chè xanh tươi.
    • Đun trà xanh cùng với 3 lít nước, sôi chừng 15 phút thì tắt bếp.
    • Có thể giữ lại một phần nước để uống, phần còn lại cho ra chậu hòa thêm một ít muối hạt và nước lạnh để nguội bớt rồi dùng để tắm rửa.
    • Có thể áp dụng cách này mỗi ngày để đạt hiệu quả.

    6. Tắm nước lá ổi giảm mề đay

    Lá ổi nổi tiếng trong các bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, nên ít ai biết loại lá này cũng được dùng trong điều trị các bệnh lý về da.

    Hàm lượng tinh dầu, polyphenol, tanin… cao giúp loại lá này phát huy tác dụng giảm viêm, ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất berbagia có khả năng chống oxy hóa, làm lành tổn thương, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại.

    Cách thực hiện:

    • Hái một nắm lá ổi non (phần ngọn càng tốt).
    • Rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
    • Đun sôi tầm 2-3 lít nước rồi thả lá ổi vào. Đun tiếp tầm 10 phút thì tắt bếp.
    • Đổ nước ra chậu đợi nguội bớt rồi dùng để tắm rửa.
    • Có thể dùng phần bã chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay, massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả.
    • Áp dụng cách này đều đặn từ 3-4 lần/tuần.

    7. Tắm nước lá trầu không

    Trầu không được xem là loại lá khắc tinh với các bệnh ngoài da. Các hoạt chất trong loại lá này (tanin, flavonoid, tinh dầu…) giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, chống oxy hóa và hồi phục tổn thương da.

    Người bị nổi mề đay mẩn ngứa có thể dùng loại lá này nấu nước tắm mỗi ngày. Các hoạt chất bên trong lá sẽ tan vào nước sau đó hấp thụ từ từ qua da, từ đó đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.

    Cách thực hiện:

    • Hái, nhặt một nắm lá trầu không lành lặn, không sâu bệnh hay bị vàng úa.
    • Mang rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Vớt ra để ráo nước.
    • Đun sôi trầu không với 2 lít nước trong 10 phút.
    • Đổ nước ra chậu sạch đợi nguội bớt rồi tắm rửa lên vùng da nổi mề đay.

    8. Nổi mề đay tắm lá ngải cứu

    Cũng như các loại lá ở trên, ngải cứu cũng được nhiều người lựa chọn nấu nước tắm khi nổi mề đay. Tuy nhiên loại lá này có thể gây ra dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, bạn nên thử trước ở vùng da nhỏ trước khi tắm.

    Trị mề đay bằng lá tắm ngải cứu

    Ngải cứu là một trong những câu trả lời cho “Nổi mề đay tắm lá gì”

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch một nắm lá ngải cứu tươi.
    • Đem đun sôi với nước trong khoảng 10 phút.
    • Đổ nước ra cho nguội bớt, thêm một ít muối biển rồi tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay.

    9. Tắm nước lá tía tô giảm mẩn ngứa do mề đay

    Tương tự kinh giới, ngoài được dùng ăn sống, lá tía tô cũng được dân gian sử dụng làm thuốc chữa các bệnh lý về da như mẩn ngứa, mề đay…

    Cách thực hiện:

    • Tương tự như nước tắm từ lá kinh giới.
    • Ngoài sử dụng để tắm, người bệnh có thể giã nát lá tía tô đem đắp vào vùng da bị mề đay để làm dịu các nốt mề đay, tạo cảm giác mát dễ chịu.

    10. Nổi mề đay tắm là gì nhanh khỏi? Dùng ngay lá sài đất

    Sài đất (hay còn gọi là cúc nháp, húng trám). Theo Y học cổ truyền, sài đất vị ngọt, tính mát, chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu nhọt, kháng viêm. Chính vì vậy, loại lá này thường được dùng để điều trị chứng ngứa ngáy ngoài da, mẩn đỏ, mụn nước…

    Cách sử dụng lá sài đất tắm như sau:

    • Sử dụng 70g sài đất, 15g kim ngân hoa, 10g bồ công anh.
    • Đem các nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi.
    • Để sôi chừng 5 phút thì tắt bếp, sau đó lọc bỏ phần lá, dùng nước đã đun pha với nước sạch để tắm.
    • Hãy tắm hàng ngày để diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da.

    11. Chữa mề đay bằng mẹo tắm lá đinh lăng

    Dùng đinh lăng chữa mề đay, mẩn ngứa là bài thuốc được nhiều người áp dụng. Mẹo dân gian được đánh giá là đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Với những trường hợp mề đay mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, người bệnh có thể áp dụng tắm lá đinh lăng.

    Theo Y học cổ truyền, lá đinh lăng có tính mát, vị đắng, giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, phục hồi da bị tổn thương. Nghiên cứu Y học hiện đại thì cho biết, lá đinh lăng có tác dụng giảm ngứa, thúc đẩy tái tạo da, ngăn ngừa oxy hóa.

    Theo dân gian, cách thực hiện tắm nước đinh lăng như sau:

    • Chuẩn bị lá đinh lăng, lá tía tô, lá sả.
    • Cho các loại lá vào ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch, để ráo.
    • Đun sôi 2 lít nước và cho thảo dược vào nồi, đun sôi 10 phút thì tắt bếp.
    • Đổ nước ra chậu đựng, pha thêm 1 ít nước lạnh để nhiệt độ nước phù hợp.
    • Dùng nước này tắm, vệ sinh vùng da bị mề đay hàng ngày.
    Lá đinh lăng giúp phòng và trị bệnh da liễu

    Lá đinh lăng giúp phòng và trị bệnh da liễu

    12. Tắm lá gì chữa mề đay? Thử ngay lá rau má

    Theo Y học cổ truyền, rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng. Ngoài ra, thảo dược này cũng được nhắc đến biết công dụng phòng trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, chống dị ứng. Bên cạnh đó, tắm nước lá rau má còn giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn trên da. Chính vì vậy, từ xa xưa, dân gian đã biết sử dụng rau má làm các bài thuốc chữa mụn nhọt, mề đay.

    Với rau má, bạn có thể ép lấy nước uống hoặc tắm đều được. Với cách tắm thực hiện như sau:

    • Chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi, không quá non và không quá già.
    • Rửa sạch rau má với nước, sau đó ngâm lại với nước muối pha loãng.
    • Tiếp theo, cho rau má và 2 lít nước vào nồi, đun sôi chừng khoảng 5 phút thì tắt bếp.
    • Phần bã lá rau má có thể bỏ đi, phần nước giữ lại lau hoặc pha nước tắm hàng ngày.

    13. Cỏ mần trầu

    Theo Đông y, cỏ mần trầu (cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, màng trầu, ngưu tất thảo…) có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc, làm mát gan và cơ thể. Không những thế, cỏ mần trâu còn trị mụn, ngứa, viêm da cơ địa hiệu quả. Đó là lý do vì sao trong dân gian thường truyền miệng nhau sử dụng cỏ mần trầu để phòng và điều trị các bệnh lý ngoài da.

    Để điều trị nổi mề đay với cây cỏ mần trầu, bạn thực hiện như sau:

    Cách 1: Dùng 500g cỏ mần trầu rửa thật sạch rồi giã nát, sau đó trộn chung với 1 bát nước ấm, vắt lấy nước cốt. Sau đó, sử dụng nước đó thoa lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa, ngày 2 lần.

    Cách 2: Dùng 500g cỏ mần trầu rửa sạch, đun với 2 lít nước đến khi sôi chừng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn bỏ bã, phần nước thu được pha với nước sạch để có nhiệt độ nước phù hợp 20 – 25 độ. Sử dụng nước đó tắm ngày 1 lần.

    Cỏ mần trầu chữa mề đay, mẩn ngứa

    Cỏ mần trầu chữa mề đay, mẩn ngứa

    14. Trị nổi mề đay, mẩn ngứa với lá mướp đắng – Tin được không?

    Không chỉ có mướp đắng, lá mướp đắng cũng có tác dụng hiệu quả trong điều trị mẩn ngứa, mề đay. Nếu không tin, bạn có thể tham khảo và thực hiện cách sau:

    • Hái một nắm lá mướp đắng, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
    • 2 quả mướp đắng thái nhỏ, giã nhuyễn và vắt lấy nước.
    • Trộn hỗn hợp 2 nước trên lại với nhau, pha với nước sạch để tắm hàng ngày.

    Tắm nước lá và quả mướp đắng sẽ thấy triệu chứng mẩn ngứa giảm đáng kể, các nốt mề đay cũng biến mất nhanh.

    Lưu ý khi sử dụng lá tắm cho người nổi mề đay

    Nước tắm trị mề đay chỉ có tác dụng làm dịu các triệu chứng bệnh, không thể chữa khỏi được mề đay mẩn ngứa. Các triệu chứng có thể tái phát khi người bệnh ngừng áp dụng. Do đó khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý:

    • Kết hợp đồng thời với phương pháp điều trị hợp lý, tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
    • Chọn loại lá tắm phù hợp với cơ địa bản thân, trước khi tắm nên thử trước trên da.
    • Dùng lá tươi, nên ngâm qua nước muối pha loãng rồi mới nấu nước để tắm.
    • Không tắm nước lá trong trường hợp xuất hiện vết thương hở, lở loét hay có mụn nước dễ vỡ trên da.
    • Thận trọng khi tắm nước lá cho trẻ em.

    Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nổi mề đay tắm lá gì cũng như những hướng dẫn về cách thực hiện và lưu ý thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ 0343.44.66.99.

    XEM NHIỀU

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    8 bình luận cho “Nổi mề đay tắm lá gì? 14 loại lá chữa ngứa, khó chịu hiệu quả 2024”

    1. ly nguyen viết:

      Tôi bị nóng trong và nổi mề đay thì nên dùng lá để tắm?

      • Chào bạn! Nếu bạn bị nóng trong và nổi mề đay, có thể tắm bằng lá sài đất, lá trầu không hoặc lá dâu để làm mát và giảm ngứa. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Hồng Nhung viết:

      Nổi mề đay ở trẻ có thể tắm lá thuốc để điều trị không?

      • Chào bạn! Có thể tắm bằng lá thuốc để điều trị nổi mề đay ở trẻ, nhưng cần thận trọng. Bạn có thể dùng các loại lá trên để làm mát và giảm ngứa cho trẻ. Tuy nhiên, hãy kiểm tra phản ứng của da trẻ trước khi tắm toàn thân và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt là khi trẻ có triệu chứng nặng hoặc kéo dài.
        Chúc bạn và bé sức khỏe!

    3. Thu Hoàn viết:

      Cách mấy ngày thì nên tắm lá để trị mề đay để hiệu quả

      • Chào bạn! Để trị nổi mề đay bằng cách tắm lá, bạn nên tắm 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Hãy nhớ quan sát phản ứng của da sau mỗi lần tắm. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, hãy ngừng tắm và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Tìm hiểu] top 18 loại trà mát gan được sử dụng phổ biến năm 2024 21/01/22
      Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, trà mát gan đang là lựa chọn hàng đầu của những người…
      9+1 mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn và cực hiệu quả – Thử ngay 04/07/23
      Nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Hiện tượng này gây ra cảm…
      Bệnh khô gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 01/12/22
      Khô gan là bệnh lý ít người biết đến bởi tỷ lệ người mắc không cao. Tuy nhiên, bệnh khô…
      Thực phẩm BVSK GanKeep – Thành phần, công dụng và liều dùng 11/07/22
      Đối với những người có thiện cảm với thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc Hàn Quốc có…
      Xem thêm