Người bị nổi mề đay có ăn thịt gà được không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Người bị nổi mề đay có ăn thịt gà được không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    28/02/22

    2 tháng trở lại đây tôi có biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa. Không hiểu nguyên nhân do đâu thi thoảng tay và chân xuất hiện các mảng da sưng, mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu. Có nhiều người bảo tôi đó là bệnh mề đay và nên kiêng thịt gà. Vậy cho tôi hỏi nổi mề đay có ăn thịt gà được không?

    5/5 - (215 bình chọn)

    (Nguyễn Văn Long, 34 tuổi, Hà Giang)

    Chào anh Nguyễn Văn Long, nổi mề đay là triệu chứng da liễu lành tính phổ biến ở Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng da nổi sẩn, phát ban và ngứa ngáy. Nguyên nhân khởi bệnh có thể là do dị ứng thực phẩm (thịt gà, tôm, cua…), dị ứng thời tiết, người bệnh tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, các dị nguyên hoặc có thể là di truyền.

    Với thông tin mà anh cung cấp, Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường chưa thể đưa ra kết luận anh có được ăn thịt gà hay không. Bởi, để có câu trả lời chính xác cần phải nắm được nguyên nhân gây dị ứng do đâu. Để rõ hơn về vấn đề này, mời anh Long và độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Bị nổi mề đay có ăn thịt gà được không?

    Nhiều ý kiến cho rằng “người bị mề đay không nên ăn thịt gà” vì có thể gây dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có thông tin khẳng định thịt gà giúp tăng cường đề kháng, phòng dị ứng. Vậy “bị nổi mề đay có ăn thịt gà được không”?

    Theo Healthline, thịt gà là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng quan trọng, hàm lượng một số chất có thể kể đến trong một khẩu phần ức gà 85gram như:

    Dinh dưỡng HÀM LƯỢNG
    ✅ Chất đạm 24g
    ✅ Chất béo 3g
    ✅ Carb 0g
    ✅ Vitamin B3 51%DV
    ✅ Vitamin B12 36%DV
    ✅ Vitamin B6 10%DV
    ✅ Kẽm 7%DV

    *Chú thích: DV là Daily Value – Giá trị dinh dưỡng hàng ngày

    Với hàm lượng dinh dưỡng trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên bổ sung thịt gà khị bị nổi mề đay. Việc ăn thịt gà khi bị mề đay có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, thịt gà còn rút ngắn thời gian điều trị nổi mề đay.

    Nổi mề đay có ăn thịt gà được không?

    Nổi mề đay có ăn thịt gà được không?

    Xem thêmNổi mề đay là bệnh gì? – Tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng ngừa và điều trị

    2. Khi nào không nên ăn thịt gà?

    Như đã trả lời ở trên, người bị mề đay mẩn ngứa nên ăn thịt gà. Tuy nhiên, những trường hợp bị mề đay dưới đây không nên ăn thịt gà:

    • Người nổi mề đay kèm triệu chứng ngứa, nổi mụn nước, chảy máu, da tổn thương. Trường hợp này không nên ăn vì có thể khiến cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn, tăng nguy cơ làm mủ vết thương.
    • Trường hợp bệnh nhân vừa dùng thịt bò, thịt lợn hoặc nguồn đạm lớn nào khác thì không nên ăn thêm thịt gà. Vì thịt gà sẽ khiến cơ thể tiếp nhận lượng đạm quá mức không thể chuyển hóa hết làm tình trạng nổi mề đay thêm trầm trọng.
    • Người dị ứng, kích ứng với thịt gà hoặc da gà.
    Trường hợp không nên ăn thịt gà?

    Trường hợp không nên ăn thịt gà?

    3. Lưu ý ăn thịt gà khi bị mề đay

    Theo dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, trừ một vài trường hợp thì người bị mề đay vẫn có thể ăn thịt gà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, việc chế biến thịt gà cần phải lưu ý để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Người bệnh nên lưu ý hạn chế việc chế biến theo những cách sau:

    • Thịt gà và cá chép: Y học cổ truyền ghi nhận thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn. Việc kết hợp cùng nhau sẽ sinh chứng mụn nhọt.
    • Thịt gà và rau cải: Rau cải có tính hàn, thịt gà tính ấm, khi chế biến cùng nhau dễ gây bệnh lỵ và ảnh hưởng đến dạ dày.
    • Gà kết hợp với hành sống, rau cải và tỏi: Theo Đông y, thịt gà mang tính cam, tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành có tính cam hàn. Nếu kết hợp thành món ăn có thể sẽ sinh nhiệt và hàn nhiệt gây tổn thương khí huyết.
    • Tôm và thịt gà: Kết hợp 2 thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng mề đay thêm nghiêm trọng.

    4. Những thực phẩm nên kiêng khi bị nổi mề đay

    Với người bị mề đay, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến cải thiện và hồi phục tình trạng mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, người bệnh cần phải biết thực phẩm nào nên hạn chế khi bị bệnh.

    Theo chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm có thể làm bùng phát triệu chứng mề đay như:

    4.1. Các loại hải sản

    Các thực phẩm như: tôm, cua, cá biển… đều có hàm lượng đạm cao. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp dị ứng với hải sản, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm. Bên cạnh đó, những người bị mề đay, mẩn ngứa, hệ miễn dịch đang bị suy giảm, nên hạn chế việc ăn hải sản dễ khiến tình trạng chuyển biến xấu hơn.

    4.2. Thức ăn tái sống

    Việc ăn đồ tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua… cũng dễ gây dị ứng, mề đay. Ở các loại hải sản khi không được chế biến chín cũng không loại bỏ được protein parvalbumin – chất gây phản ứng mẩn ngứa ở người cơ địa nhạy cảm. Do đó, ở những người có tiền sử dị ứng mề đay nên hạn chế ăn những thực phẩm tái sống để tránh tình trạng kích ứng.

    Đồ ăn tái sống

    Đồ ăn tái sống gây kích ứng da

    4.3. Thực phẩm có hàm lượng đường và muối cao

    Nhóm thực phẩm này cũng không phải là lựa chọn tốt cho người bị mề đay. Bởi lẽ, dùng nhiều thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, làm triệu chứng mẩn ngứa, mề đay thêm nghiêm trọng. Đồng thời, nhóm thực phẩm này cũng có thể làm hệ miễn dịch suy yếu, tăng tỷ lệ tái phát dị ứng ngoài da.

    4.4. Hạn chế rượu bia, nước có ga

    Chất kích thích nói chung, rượu bia, nước ngọt nói riêng là nhóm đồ uống không tốt cho người bị mề đay. Lý do là vì trong rượu bia có chứa cồn và các hoạt chất gây kích ứng nên khả năng gây dị ứng cao.

    4.5. Thực phẩm cay nóng

    Những thực phẩm được chế biến cay nóng thường kích thích vị giác tốt nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người bị mề đay.

    Nếu dùng quá nhiều thực phẩm cay nóng sẽ tạo ra nhiệt trong cơ thể khiến chúng ta cảm giác bứt rứt, khó chịu. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô da, khiến triệu chứng mề đay lâu phục hồi.

    Đồ ăn cay nóng tạo ra nhiệt khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu

    Đồ ăn cay nóng tạo ra nhiệt khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu

    5. Kết luận chung

    Qua bài viết trên, chắc hẳn anh Long đã biết được câu trả lời cho thắc mắc “bị mề đay có ăn được thịt gà không”. Bên cạnh đó, độc giả cũng cho mình thêm thông tin về thực phẩm không nên ăn trong thời điểm điều trị mề đay.

    Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, do đó việc điều trị không quá phức tạp. Ở những người bị dị ứng nhẹ, mề đay có thể sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp bác sĩ hay sử dụng thuốc. Tuy nhiên, với những trường hợp mạn tính thì nên gặp bác sĩ để trao đổi về phương pháp điều trị phù hợp.

    Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về bệnh mề đay cũng như tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Người bị nổi mề đay có ăn thịt gà được không? Chuyên gia giải đáp”

    1. Cô bé nhỏ viết:

      Em bị dị ứng hải sản nhiều năm, cứ ăn vào lại bị, Bệnh này có khỏi hẳn được không? Em phải kiêng những gì để không bị? Em là nữ ạ.

      • Chào bạn, dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với protein có trong hải sản, đặc biệt là dị ứng hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò,… Tùy vào cơ địa, có người sẽ phản ứng với tất cả các loại hải sản nhưng có người chỉ phản ứng với một số loại nhất định.
        Nên nếu đã dị ứng với loại hải sản nào, bạn nên kiêng các loại thức phẩm ấy để tránh các phản ứng gây ra cho cơ thể
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    2. Hùng BN viết:

      Tôi xin nhờ tư vấn, tôi cứ uống rượu vào là bị nổi mẩn ngứa khắp người, xin hỏi như vậy có phải là do gan không ạ

      • Chào bạn, hiện tượng cứ uống rượu vào vị nổi mẩn ngứa khắp người có thể là biểu hiện của chức năng thải độc gan suy giảm hoặc 1 số nguyên nhân khác như dị ứng rượu, ngộ độc rượu…
        Nên nếu bạn tăng cường thải độc, giải độc cho gan mà biểu hiện này đỡ, hoặc thay đổi loại rượu vẫn xảy ra hiện tượng này thì có thể do gan bị suy kém.
        Khi phải dùng rượu bia thường xuyên, bạn nên tìm hiểu các cách giúp giải độc, tăng cường chức năng gan để hạn chế ảnh hưởng của rượu bia đến gan của bạn nhé!
        Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 0343 446699 để được giải đáp nhé
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    3. Bo doi viết:

      Tôi bị mề đay bao năm, ăn thịt gà cũng có sao đâu

      • Chào bạn, như đã chia sẻ trên bài viết, thịt gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho người mề đay, tuy nhiên bạn cũng lưu ý một số cách chế biến để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà chuyên gia đã khuyên nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mẩn ngứa ở trẻ: Nằm lòng kiến thức để chẩn bệnh cho con 30/03/22
      Tình trạng mẩn ngứa ở trẻ kéo dài hoặc thường xuyên xuất hiện khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trong…
      Tế bào Kupffer là gì? 5 bệnh lý liên quan đến gan cần lưu ý 02/08/22
      Tế bào Kupffer nằm trong xoang gan, khi bị kích hoạt quá mức sẽ dẫn đến các bệnh lý gan…
      Viêm gan B có nguy hiểm không? Chuyên gia chia sẻ khiến bạn bất ngờ 23/08/24
      Viêm gan B là bệnh lý về virus, phổ biến ở Việt Nam. Khi mắc bệnh, hầu hết mọi người…
      Uống thuốc giải độc gan có tốt không? Những lưu ý bạn nhất định phải biết 04/11/22
      Tôi năm nay 34 tuổi, hay bị nổi mề đay, mẩn ngứa, người mệt mỏi, thi thoảng táo bón. Nhiều…
      Xem thêm