Melanin là một trong những thành phần quan trọng của làn da để bảo vệ da nhưng khi mật độ melanin trong da quá nhiều lại là nguyên nhân gây nên thâm, nám, sạm da. Vậy sắc tố da melanin là gì, chúng có công dụng gì và cơ chế hình thành ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Sắc tố Melanin là gì?
Melanin là sắc tố da tự nhiên quy định màu tóc, da, mắt ở người cũng như động vật. Chúng được tạo ra bởi tế bào melanocytes, loại tế bào có trữ lượng đồng đều ở mỗi người. Melanin thường nằm ở lớp đáy của thượng bì. Nồng độ melanin tự nhiên chủ yếu do di truyền quyết định nhưng có một số yếu tố có thể tác động đến việc sản xuất melanin trong cơ thể như:
- Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV)
- Viêm nhiễm
- Thay đổi nội tiết tố như Estrogen
- Tuổi tác
- Rối loạn sắc tố da
Sắc tố melanin được chia thành 3 loại:
Sắc tố | Đặc điểm |
Eumelanin | Tạo ra màu sẫm trên tóc, mắt và da. Có 2 loại eumelanin là nâu và đen. Nếu tóc nâu do eumelanin nâu quy định và ngược lại.
Tóc vàng do có một lượng nhỏ eumelanin và không có eumelanin đen. |
Pheomelanin | Tạo ra màu hồng trên các bộ phận như môi và núm vú.
Tóc màu đỏ do có pheomelanin và eumelanin. Tóc màu vàng dâu tây khi có eumelanin và pheomelanin màu nâu. |
Neuromelanin | Kiểm soát màu sắc của tế bào thần kinh, được tìm thấy trong não. |
2. Tác dụng của melanin đối với sức khỏe
Ngoài việc tạo sắc tố cho da, mắt và tóc thì melanin còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tác hại từ ánh nắng mặt trời. Trong đó:
>>> Chống lại tia UV
Melanin giúp bảo vệ các tế bào biểu bì hoặc lớp thượng bì da khi tia cực tím (UVA, UVB, UVC) cũng như ánh sáng xanh chiếu trên da. Cơ chế bảo vệ bằng cách hấp thụ các tia cực tím trước khi chúng làm hỏng DNA của tế bào da.
>>> Chống oxy hóa trước tác động của tia cực tím
Nếu các tia cực tím cực mạnh ảnh hưởng đến da, mắt thì các sắc tố da còn làm nhiệm vụ chống oxy hóa bằng cách “nhặt sạch” các loại oxy phản ứng được tạo ra thông qua tác hại của tia cực tím.
Nếu không có sự can thiệp từ các hợp chất bảo vệ như chất chống oxy hóa, các loại oxy phản ứng này góp phần gây tổn thương tế bào.
>>> Bảo vệ gan, ruột và hệ thống miễn dịch
Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu tin rằng melanin còn có tác dụng khác trong việc bảo vệ gan, ruột cũng như hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên những nghiên cứu lợi ích tiềm năng này còn ít nên tác dụng bảo vệ trước tia cực tím vẫn là lợi ích hàng đầu.
Ngoài những tác dụng trên, melanin cũng trở thành “kẻ phản diện” khiến làn da bị thâm nám, rám, tàn nhang, tối màu. Nguyên nhân là do khi gặp các yếu tố tác động như tia cực tím, cơ thể tăng tổng hợp melanin để hấp thụ tia cực tím. Trường hợp bất thường sẽ làm tăng mật độ melanin dưới da gây thâm nám, tàn nhang.
3. Các rối loạn liên quan đến sắc tố melanin
Quá nhiều melanin hoặc quá ít melanin có thể gây ra một số vấn đề như:
3.1. Bệnh bạch biến
Bạch biến là một dạng rối loạn sắc tố do cơ thể không sản sinh ra các sắc tố melanin. Rối loạn sinh tổng hợp sắc tố melanin khiến cho da, tóc, màu mắt trở nên nhạt hơn bình thường. Trên cơ thể có những mảng trắng trên da hoặc tóc. Cứ 100 người có từ 1-2 người mắc bệnh bạch biến.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bạch biến như các yếu tố tự miễn, di truyền hay thần kinh…
Vị trí thường bị mất sắc tố là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như:
- Bàn tay
- Bàn chân
- Mặt
- Môi
- Cánh tay
- Ngực
3.2. Bệnh bạch tạng
Bạch tạng cũng là một dạng di truyền hiếm gặp do cơ thể không sản xuất đủ melanin do số lượng tế bào hắc tố giảm hoặc giảm sản xuất hắc tố từ melanosome. Đối với bệnh bạch tạng, biểu hiện giảm sắc tố thể hiện đồng đều ở da, tóc và màu mắt.
Thông thường, người bị bạch tạng thường có làn da hồng và tóc màu trắng, trên mặt có nhiều tàn nhang. Theo thời gian làn da có thể bị sạm đi do không có melanin để bảo vệ da. Màu mắt ở người bạch tạng thường có từ màu xanh đến nâu. Đối với người bị bạch tạng gặp nhiều vấn đề về thị lực như rung giật nhãn cầu, loạn thị, cận thị, viễn thị, khó khăn khi nhìn về một hướng.
3.3. Nám da do rối loạn sắc tố melanin
Nám da là tình trạng xuất hiện các mảng da sậm màu hơn vị trí còn lại trên cơ thể. Nguyên nhân nám da có thể do sự thay đổi hormone như hormone nội tiết Estrogen, dùng thuốc tránh thai hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trong đó khi nồng độ Estrogen thay đổi có thể kích thích các tế bào hắc tố sản sinh. Từ đó khiến làn da trở nên sạm nám. Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng nám da sau sinh, nám da khi mang thai.
Ngoài ra, khi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, melanin được huy động đáng kể để bảo vệ DNA không bị tổn thương. Khi không tiếp xúc với tia cực tím nữa thì lượng melanin trở nên dư thừa, từ đó hình thành nên các mảng thâm nám, rám nắng.
Nám da tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe làn da nhưng gây mất thẩm mỹ, nhất là trường hợp nám da mặt.
3.4. Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một dạng thoái hóa thần kinh với các biểu hiện đặc trưng như khó khăn trong tư thế và dáng đi. Đây là việc các tế bào não ở khu vực chất đen bị chết đi. Các chất dẫn truyền thần kinh Dopamin ở người bệnh Parkinson khá thấp khiến việc truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não bị ảnh hưởng. Từ đó gây khó khăn cho việc cử động và phối hợp động tác của cơ thể.
3.5. Mất thính lực
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa melanin và chứng mất thính lực. Tuy nhiên số liệu còn ít và chưa được nghiên cứu rộng rãi.
3.6. Mất sắc tố sau tổn thương da
Đôi khi sau khi da bị tổn thương như các vết xước, phồng rộp, bỏng hay nhiễm trùng, da không thể thay thế lượng sắc tố ở vị trí đó. Bạn có thể nhận thấy điều này bằng mắt thường khi bị thương. Một thời gian sau khi vết thương lành sẽ để lại những vết thâm khó mờ.
Việc điều trị chủ yếu dùng che khuyết điểm hoặc mặc quần áo dài để che đi.
4. Rối loạn sắc tố melanin có nguy hiểm không?
Tùy vào trường hợp bị rối loạn sắc tố để trả lời câu hỏi rối loạn sắc tố có nguy hiểm hay không. Trường hợp nhẹ rối loạn sắc tố melanin chỉ gây nên tình trạng thâm, nám, tàn nhang có thể điều trị bằng thuốc uống, kem trị nám, nước uống chữa nám, thâm, tàn nhang hoặc bổ sung thực phẩm giảm thâm nám… Hoặc có thể can thiệp tiểu phẫu, thẩm mỹ lại vị trí tăng sắc tố da.
Trường hợp bị bạch biến có thể điều trị bằng thuốc nhuộm, chiếu tia UV, thuốc nhạy sáng, kem corticosteroid hay phẫu thuật.
Trường hợp bị bạch tạng, Parkinson có thể tổn thương đến các bộ phận trên cơ thể. Các bệnh lý này cần theo dõi và điều trị y tế khi bệnh tiến triển nặng.
5. Cách cải thiện sắc tố melanin
Trường hợp quá ít melanin gây nên tình trạng bạch biến hay bạch tạng chưa có nhiều cách điều trị. Có thể sử dụng thuốc nhuộm da, thuốc melanin, thuốc có chứa corticosteroid hoặc liệu pháp ánh sáng để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên các phương pháp này cần có chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Ngoài ra, đối với trường hợp tăng sắc tố melanin có các cách cải thiện như:
>>> Cân bằng nội tiết tố
Nếu rối loạn nội tiết tố gây nên tình trạng nám da, sạm da hơn bình thường bạn cần điều chỉnh và cân bằng nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Đây là cách điều trị hiệu quả tình trạng nám sạm da do melanin gây nên.
Có nhiều cách để cân bằng nội tiết tố như:
- Bổ sung Estrogen thực vật, tăng cường thực phẩm chứa Estrogen
- Bổ sung các vitamin nhóm B
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng như chất béo omega-3
- Bổ sung viên uống theo chỉ dẫn
- Kiểm soát căng thẳng để thúc đẩy quá trình sản xuất estrogen nội sinh
13 cách tăng Estrogen tự nhiên chị em nên biết
>>> Kem, thuốc trị tăng sắc tố da
Hiện nay có nhiều loại thuốc, kem làm giảm sắc tố melanin trên da như nám da, tàn nhang, sạm da. Các loại thuốc trị nám da, kem trị nám da tàn nhang thường có cơ chế ức chế enzyme tyrosinase – enzyme đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình hình thành sắc tố melanin.
Có nhiều hợp chất có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase như:
- Hydroquinone
- Mequinol
- Alpha arbutn
- Kojic acid
- Reitinoids
- Steroid
- Glycolic acid (AHA)
- Acid azelaic
- Vitamin E
- Vitamin C
- Niacinamide
15+ kem trị nám da hiệu quả nhất trên thị trường!
>>> Nước uống giảm sắc tố melanin
Có nhiều người thắc mắc uống gì để giảm sắc tố melanin? Có nhiều loại nước uống đặc biệt từ các loại hoa quả giàu vitamin C có tác dụng làm đều màu da, giảm tình trạng thâm nám, tàn nhang. Một số loại nước uống giảm sắc tố melanin có thể kể đến như:
- Nước chanh
- Trà xanh
- Nước ép dưa chuột
- Nước ép cà chua
- Nước ép cam
- Sinh tố dâu tây
- Sinh tố bơ…
>>> Thoa kem chống nắng thường xuyên
Thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPS 50+ là một trong những cách hiệu quả để ngăn chặn các tia cực tím tấn công da khiến da trở nên thâm sạm. Việc thoa kem chống nắng giúp bảo vệ da, giảm sự hoạt động của sắc tố melanin.
Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút và dặm lại sau 2 tiếng. Ngoài ra, nên mặc áo dài, mũ chống nắng khi ra ngoài trời để giảm tác động của ánh nắng mặt trời.
6. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, melanin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe làn da cũng như quyết định đến màu tóc, da và mắt của chúng ta. Khi sắc tố này tăng hay giảm cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.
Ngoài những phương pháp tự nhiên cải thiện rối loạn sắc tố da, khi gặp các vấn đề về rối loạn sắc tố cần thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.
Trên đây là một số thông tin về sắc tố da melanin. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Tàn nhang: Thủ phạm chính do sắc tố melanin
- Phân biệt nám da và tàn nhang chính xác nhất
- Review 15+ địa chỉ chữa nám da tàn nhang ở Hà Hội uy tín
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thế nào là sắc tố melanin
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459156/ - Tìm hiểu về sắc tố da melanin
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22615-melanin - Melanin là gì và vai trò
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-melanin
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.